Với Paul Pogba cập bến Old Trafford, Jose Mourinho đã có trong tay 4 gương mặt mới đầy chất lượng chuẩn bị cho mùa giải 206/17.
Tuy nhiên, nhà cầm quân người Bồ Đào Nha vẫn muốn đưa thêm một trung vệ giàu kinh nghiệm về sắm vai thủ lĩnh hàng phòng ngự, trước khi kỳ chuyển nhượng mùa đông đóng cửa.
![]() |
Mourinho cần phải bán "người thừa" trước khi tuyển thêm quân |
Mặc dù vậy, BLĐ Quỷ đỏ cho hay, họ sẽ không cấp thêm tiền cho Mourinho "shopping". Thay vào đó, "người đặc biệt" cần bán bớt những cầu thủ không còn nằm trong kế hoạch như Juan Mata, Bastian Schweinsteiger hay Adnan Januzaj.
Thời gian qua, Mourinho vẫn nhắm đến hai trung vệ "cứng" là Leonardo Bonucci (Juventus) và Raphael Varane (Real Madrid). Tuy nhiên, giá trị của họ sẽ không dưới 50 triệu bảng.
Đến nay, MU mới bán được hai cầu thủ là Paddy McNair và Donald Love cho Sunderland và thu về 5,5 triệu bảng.
Giới truyền thông xứ sương mù cho biết, từ giờ đến cuối tháng 8, Mourinho muốn đẩy đi ít nhất 8 cái tên nữa, trong đó bao gồm James Wilson, Marcos Rojo, Juan Mata, Bastian Schweinsteiger và Adnan Januzaj.
Mùa giải tới, Mourinho khẳng định, ông chỉ cần 23 cầu thủ cho đội hình một. Vì thế, những người không nằm trong danh sách nên tìm cho mình bến đỗ mới để tiếp tục sự nghiệp.
* T.A
" alt=""/>Sếp MU ép Mourinho phải thanh lý 'hàng tồn'1. Về xe gắn máy, xe môtô
Có các hạng như sau:
1.1 Hạng A1 - hạng này cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
1.2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
1.3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lối xe hạng A1.
1.4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1000 kg.
![]() |
2. Về ô tô
2.2. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
2.2. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
2.3. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
2.4. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
2.5. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
2.6. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
b) Hạng FC cấp cho người lái xe ôtô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
Ngoài ra, quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng A4, B1, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp.
(Theo Autodailly/TTTĐ)
" alt=""/>Ý nghĩa của giấy phép lái xe hạng A, B, C, D, E, F...Trong vài tuần lễ qua, có 2 vấn đề lớn tại thủ đô Hà Nội, nổi lên thành chủ đề nóng được dư luận quan tâm, đó là vấn đề tắc đường và ô nhiễm không khí.
Cũng không có gì là khó hiểu khi tình trạng tắc đường tồi tệ ở nhiều điểm nóng giao thông bị đổ một phần trách nhiệm không hề nhỏ dẫn tới tình trạng ô nhiễm đến mức báo động của không khí tại Hà Nội. Việc phải di chuyển trên đường, đặc biệt là trong những khung giờ cao điểm, chả khác nào cực hình với tất cả mọi người.
![]() |
Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội những ngày qua khiến người tham gia giao thông hết sức lo ngại (Ảnh: Vnexpress) |
Sẽ thật là may mắn nếu bạn sở hữu một chiếc xe ô tô, "kín cổng cao tường", chẳng ngại nắng mưa, bụi bẩn - đây có lẽ là suy nghĩ của phần đông mọi người. Nếu bạn là một trong số đó, bạn đã...nhầm to rồi đấy.
Ngồi trong xe cũng "bẩn" không kém ngoài trời
Mới đây Đại học Surrey, Anh Quốc đã công bố một kết quả nghiên cứu gây sốc, khẳng định rằng người ngồii trong xe ô tô tham gia giao thông vẫn phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm không khí cao, đặc biệt là tại những điểm tắc nghẽn đường.
Trước đó, vào đầu năm 2016, các phóng viên đài BBC cũng đã trực tiếp kiểm nghiệm kết quả đo từ một chiếc xe chuyên dụng của Enviro Technology - hãng cung cấp các hệ thống đo lường, theo dõi chất lượng không khí hàng đầu Thế giới, cho thấy rằng tỷ lệ một số chất độc hại như NO2 bên trong xe cao xấp xỉ môi trường bên ngoài và đỉnh điểm cũng là ở những thời điểm xe phải di chuyển chậm trong điều kiện đường đông.
Theo Đại học Surrey, tình trạng ô nhiễm nặng nề bên trong xe ô tô có thể bắt nguồn từ chính thói quen sử dụng xe của bạn, cụ thể là hệ thống điều hòa.
Trường hợp xấu nhất, nguy hiểm nhất, theo Surrey là khi các bác tài đóng kín các cửa sổ và bật máy lạnh ở chế độ lấy gió từ bên ngoài. Khi ấy hệ thống điều hòa sẽ trực tiếp bơm thẳng luồng khí độc hại bên ngoài vào trong xe.
Hãy bỏ ngoài tai mọi lời quảng cáo của các hãng xe, dù hệ thống điều hòa có hiện đại đến đâu thì với mức ô nhiễm đến mức báo động như hiện tại ở nhiều thành phố lớn, chúng cũng không thể lọc sạch hết được.
Cũng đừng để các giác quan của mình đánh lừa bạn. Trog buổi thử nghiệm mà BBC tham gia như nói ở trên, nhóm phóng viên ghi nhận không khí bên trong xe trong sạch, không mùi đến mức hoàn hảo, tuy vậy con số ô nhiễm hiển thị bởi máy đo vẫn cao chẳng khác gì ở bên ngoài.
Như vậy người ngồi trong xe sẽ phải hít thở bầu không khí độc hại liên tục bị bơm thêm vào xe mà không có đường thoát ra bên ngoài.
Giải pháp nằm ở chế độ lấy gió
Giải pháp tốt nhất cho vấn đề trên, tất nhiên nếu điều kiện thời tiết cho phép, là đóng kín cửa xe và tắt hoàn toàn hệ thống điều hòa không khí.
Tuy vậy, nếu buộc phải sử dụng điều hòa, bạn vẫn có thể hạn chế không khí độc hại bên ngoài ảnh hưởng đến không gian bên trong xe một cách tối đa bằng cách chuyển hệ thống điều hòa sang chế độ "lấy gió trong", thay vì "lấy gió ngoài".
![]() |
Cần gạt (phần khoanh đỏ) chuyển đổi giữa "lấy gió trong" (bên trái) và "lấy gió ngoài" (bên phải). 2 biểu tượng trên là quy chuẩn của ngành công nghiệp ô tô nên tương tự nhau trên mọi loại xe |
Rất nhiều người sở hữu ô tô không chú tâm nhiều đến 2 chế độ lấy gió trên của ô tô, hoặc đơn giản suy nghĩ theo hướng "logic" rằng lấy gió bên ngoài vào cho xe thoáng, "đỡ bí".
Tuy nhiên trên thực tế, với một hệ thống điều hòa sạch sẽ, được bảo dưỡng định kỳ, luồng không khí luân chuyển trong xe đủ "tươi" để giúp bạn có những chuyến đi thoải mái.
Theo góp ý của các chuyên gia từ hãng xe Toyota, chế đố lấy gió ngoài phù hợp khi vừa vào xe, để không khí bên ngoài lưu thông vào trong cabin. Sau đó, khi khoang lái đạt nhiệt độ lý tưởng, bạn nên chuyển sang chế độ lấy gió trong, cho không khí trong xe liên tục tuần hoàn. Khi đó, điều hoà cũng làm mát hiệu quả hơn.
(Theo VnTinnhanh)