Đứng đầu về mức hạ giá là mẫu Forester của Subaru. Cụ thể, xe Subaru Forester i-L giảm 159 triệu đồng, đưa giá bán lẻ xuống còn 969 triệu đồng. Hai phiên bản cao cấp hơn là Forester i-S và Forester i-S EyeSight giảm lần lượt 99 triệu đồng và 79 triệu đồng, giá bán lẻ hạ xuống còn 1,119 tỷ đồng và 1,209 tỷ đồng.
![]() |
Subaru Forester đang là mẫu xe giảm giá sâu nhất trên thị trường. |
Với hãng Suzuki, Suzuki Ertiga được giảm gần 70 triệu đồng (gồm cả giá trị hiện vật) dù ngoài đại lý thông báo hàng khan, lượng về nhỏ giọt. Trong đó, Suzuki Ertiga MT giảm 59 triệu đồng, kéo giá xe xuống còn 440 triệu đồng. Phiên bản Ertiga Sport giảm 64 triệu đồng, kéo giá xe xuống còn 495 triệu đồng.
![]() |
Suzuki Ertiga hiện vẫn được giảm gần 70 triệu đồng triệu đồng. |
Tiếp đến là hãng xe Trung Quốc MG cũng nhập cuộc đua giảm giá. Giá niêm yết của MG HS 2.0T AWD Trophy giảm tới 80 triệu đồng, giá bán lẻ chỉ còn 869 triệu đồng. Các phiên bản khác của MG HS và ZS tuy không giảm giá niêm yết nhưng cũng được hãng ưu đãi phí trước bạ, phí bảo hiểm.
Với thương hiệu xe Hàn Quốc, hai mẫu xe đối thủ của nhau trong phân khúc sedan hạng C là Kia Cerato và Hyundai Elantra vốn hiếm khi hạ giá bán lẻ thì thời điểm đầu tháng 6 này, cũng không đứng ngoài cuộc.
Trong đó, bản cao nhất của Hyundai Elantra giảm 40 triệu đồng, 3 phiên bản còn lại giảm 20 triệu đồng. Giá bán lẻ của mẫu xe này hiện chỉ còn từ 560-729 triệu đồng. Phiên bản cơ sở của Kia Cerato giảm 20 triệu đồng, các phiên bản còn lại giảm 30 triệu đồng cho các phiên bản còn lại. Nhờ đó, giá bán lẻ của Kia Cerato chỉ còn từ 520 - 665 triệu đồng.
Tuần trước, như VietNamNet đã đưa tin, thị trường ô tô có 5 mẫu giảm giá sốc bao gồm mẫu Ford Everest giảm 120 triệu đồng; Mazda 3 và Mazda6 giảm từ 80-100 triệu; Hyundai Kona giảm 40-50 triệu đồng; Toyota Vios được ưu đãi 50 triệu đồng...
Thống kê của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong tháng 4/2021 đạt 30.065 xe các loại, giảm 3% so với so với tháng trước.
Sức mua yếu, thị trường gặp khó đã đẩy các hãng xe và đại lý bán lẻ vào tình huống buộc phải giảm giá mạnh nhằm kích cầu người mua.
Chi Bảo
Bạn đang có băn khoăn gì về xe cộ? Hãy gửi câu hỏi, hoặc bài viết trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!" alt=""/>Giá ô tô tuần 2 tháng 6/2021 lại chạm đáy mới, giảm gần 160 triệu đồng
Theo cáo trạng, từ năm 2008 đến năm 2012, Tổng công ty Xây lắp dầu khí VN (PVC) do Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch HĐQT và Vũ Đức Thuận là TGĐ đã thi công 67 công trình. Công ty mẹ - PCV trực tiếp thi công 20 công trình, có dòng tiền mất cân đối do chi phí phát sinh ngoài hợp đồng.
Về đầu tư tài chính, năm 2010, PVC góp vốn đầu tư vào 46 công ty, trong đó có 11 công ty con, 11 công ty liên kết và 24 công ty đầu tư tài chính, với tổng giá trị đầu tư tài chính là hơn 3.000 tỷ đồng/2.500 tỷ đồng vốn điều lệ.
Năm 2011 góp vốn đầu tư (cũ và mới) vào 43 đơn vị, trong đó có 13 công ty con, 12 công ty liên kết và 18 công ty đầu tư tài chính khác với tổng giá trị đầu tư tài chính vượt gần 1.000 tỷ đồng so với vốn điều lệ, làm mất cân đối dòng tiền đầu tư của PVC.
![]() |
Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh |
Từ năm 2011, PVC đã phải trích lập dự phòng tài chính cho các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác.
Dù vậy, để tạo điều kiện cho PVC trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT PVN) đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và yêu cầu Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó tổng giám đốc PVN) chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.
"Bản hợp đồng chết người"
Cụ thể, tháng 4/2010, ông Thăng ký văn bản gửi Thủ tướng, trong đó đưa Nhiệt điện Thái Bình 2 vào danh mục các dự án PVN sẽ triển khai thực hiện trong năm 2010, cần được chỉ định thầu, và đề xuất Chính phủ ủy quyền cho HĐQT PVN quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu.
Tháng 6/2010, Thủ tướng có văn bản nêu: Đồng ý về nguyên tắc chỉ định thầu, giao HĐQT PVN quyết định việc chỉ định thầu dự án này theo quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án.
Mặc dù chưa có đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của PVC, chưa làm các thủ tục liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu, nhưng ngày 18/6/2010, ông Đinh La Thăng đã ký nghị quyết có nội dung: "Đồng ý về chủ trương giao PVC thực hiện gói thầu EPC, dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, theo hình thức chỉ định thầu".
Tháng 10/2010, ông Thăng ký nghị quyết về việc phê duyệt phương án thành lập liên danh tổng thầu EPC dự án, trong đó PVC sẽ cùng các nhà thầu nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực cùng thực hiện gói thầu EPC của dự án và phần chính công việc do nhà thầu nước ngoài thực hiện.
Sau khi dự án được phê duyệt, để thực hiện một số gói thầu triển khai trước gói thầu EPC của dự án, PV Power đã ký hợp đồng với liên doanh nhà thầu.
Theo đó, hợp đồng EPC của dự án dự kiến sẽ được ký và thực hiện vào tháng 2/2011. Nhưng cuối tháng 10/2010, PVN có chủ trương nghiên cứu thay đổi công nghệ lò hơi nên dự kiến đến tháng 6/2011 mới ký được hợp đồng EPC.
Đến ngày 28/1/2011, ông Đinh La Thăng ký văn bản gửi Thủ tướng đề xuất cho PVC là tổng thầu EPC dự án (không theo phương án liên doanh tổng thầu như nghị quyết của HĐQT PVN trước đó).
Do đang mất cân đối về tài chính, với mục đích để PVC có nguồn tiền sử dụng, Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận đã chỉ đạo ông Nguyễn Duyên Hải, Phó TGĐ PVC ký công văn ngày 25/2/2011 gửi ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh báo cáo phương án và kế hoạch triển khai hợp đồng EPC. Theo đó, PVC sẽ tiến hành ngay các công việc sau khi ký hợp đồng EPC và khởi công gói thầu.
Tháng 2/2011, ông Vũ Huy Quang, TGĐ PVPower và Vũ Đức Thuận, TGĐ PVC đã ký hợp đồng EPC số 33.
Cáo trạng cho rằng, việc chọn nhà thầu và ký hợp đồng EPC số 33 nêu trên là làm trái điều 41, nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật Xây dựng.
Hợp đồng EPC số 33 được lập, ký không đúng quy định của pháp luật, có nhiều nội dung không có thật. Hợp đồng này được lập và ký mà chưa được HĐTV của chủ đầu tư phê duyệt.
Ban quản lý dự án Thái Bình 2 báo cáo PVN vẫn đang đàm phán và chưa đi đến thống nhất tỷ lệ tạm ứng hợp đồng với PVC, nhưng theo đề nghị của PVC, PVN đã căn cứ hợp đồng này, tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC trái quy định.
Trong giai đoạn truy tố, ông Thăng nhận trách nhiệm trước pháp luật với tư cách người đứng đầu PVN và xin được hưởng lượng khoan hồng.
Sau cuộc gặp gỡ, ông Đinh La Thăng đã gật đầu để PVN góp 800 tỷ đồng vào Oceanbank mà không cần lấy ý kiến của thành viên HĐQT.
" alt=""/>'Hợp đồng chết người' đẩy ông Đinh La Thăng đến vành móng ngựaĐiểm chốt kiểm soát dịch tại khu dân cư thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành). Ảnh: Nguyễn Thu Hằng
“Tuy nhiên, Hải Dương cần đánh giá kỹ các nguy cơ dịch bệnh theo từng địa bàn cấp huyện, thành phố, thị xã, thậm chí tới từng xã, phường để có quyết định hợp lý. Nơi nào có nguy cơ cao cần tiếp tục cách ly xã hội theo chỉ thị 16 hoặc giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 để đảm bảo mục tiêu kép”, PGS Phu nhấn mạnh.
PGS Phu cũng khuyến cáo Hải Dương cần đẩy mạnh xét nghiệm tại các điểm có nguy cơ cơ, tăng cường giám sát để tiếp tục phát hiện được các ổ dịch mới có thể còn “lẩn khuất” và cần yêu cầu người dân thực hiện tốt thông điệp 5K.
Việc phát hiện sớm các ca nhiễm trong động đồng sẽ phục vụ tốt việc truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, tránh lây lan rộng.
Trong cuộc họp trực tuyến chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân cũng nhận định, đa số các ca bệnh mới phát hiện tại Hải Dương đều nằm trong số F1 đã được đưa đi cách ly tập trung. Do đó, ông đề nghị Hải Dương cần phải rà soát tất cả các khu cách ly tập trung, đặc biệt khu cách ly F1, tuân thủ nghiêm các quy định để tránh lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Với các trường hợp F2, Thứ trưởng Tuyên đề nghị, trường hợp nào không chấp hành đúng quy định, cần đưa đi cách ly tập trung và xử lý theo Nghị định 117 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Đồng thời, toàn tỉnh phải kiểm tra tất cả các nhà máy, công ty trên địa bàn kể cả các cơ sở nhỏ lẻ bên ngoài. Các doanh nghiệp phải có cam kết thực hiện đúng hướng dẫn Bộ Y tế về phòng chống dịch Covid-19 tại nơi sản xuất. Người chịu trách nhiệm trước pháp luật của đơn vị phải ký cam kết với Ban quản lý khu công nghiệp và lãnh đạo địa phương.
Kể từ ngày 27/1 đến nay, Hải Dương ghi nhận 684 ca mắc Covid-19 trên tổng số 868 ca mắc tại 13 tỉnh, thành phố.
Thúy Hạnh
Các chuyên gia Bộ Y tế đề xuất 11 giải pháp cho Hải Dương để thực hiện tốt mục tiêu kép 'phòng chống dịch bệnh, phát triển kinh tế xã hội' khi kết thúc cách ly xã hội.
" alt=""/>Vẫn xuất hiện ca bệnh mắc Covid