Trăng hoa
Đàn ông lăng nhăng rất khó được cảm thông. Nhất là khi mức độ lăng nhăng của anh ta ngày càng cao và thậm chí để lại "hậu quả" là sự ra đời của những đứa trẻ, đẩy gia đình hiện tại rơi vào nghịch cảnh. Có những phụ nữ cho rằng chỉ cần anh ta kiếm nhiều tiền thì sẽ nhận được sự tha thứ. Nhưng thực tế, nếu "sự tha thứ" đó có thực tồn tại thì mô hình gia đình chỉ là vỏ bọc chứ không còn là một tổ ấm. Và rất có thể trong vỏ bọc ấy, người phụ nữ cũng tìm được bến bình an ngoài người chồng lăng nhăng của mình.
![]() |
Tính cách của đàn ông dễ khiến hôn nhân tan vỡ |
Ham chơi, thiếu trưởng thành
Đây là tuýp đàn ông "mãi không lớn". Anh ta ham chơi một thú chơi nhất định như games, như cờ bạc, như những cuộc bù khú bên bạn bè mà trong nhiều tình huống khi phải đưa vợ, đưa gia đình lên bàn cân, anh ta vẫn bỏ qua để theo đuổi thú vui của mình. Sống với người đàn ông này, phụ nữ luôn thiệt thòi bởi mình cô phải gánh cả hai vai: người cha, người mẹ trong gia đình. Phụ nữ sợ cô đơn hơn sợ nỗi vất vả. Sống với người chồng "có cũng như không" khiến cô ấy thấy mình đơn độc trong gia đình. Cuộc hôn nhân ấy theo thời gian chắc chắn chẳng thể bền.
Luôn đề cao nhu cầu của mình
Đây là một biểu hiện của tuýp đàn ông gia trưởng. Với anh ta, chỉ nhu cầu của mình là trên hết. Anh ta chỉ biết nhận mà không muốn cho, bằng bất cứ giá nào nhu cầu của anh ta phải đạt được cho dù bị đổi lấy nhu cầu từ người vợ. Và lẽ dĩ nhiên, mối quan hệ vợ chồng muốn dài lâu bền chặt phải trên cơ sở bình đẳng và sẻ chia. Nếu một người chỉ chú ý đến bản thân mình thì người kia sẽ rơi vào mệt mỏi, chán chường và có xu hướng tìm kiếm những tình cảm khác, những cảm xúc khác. Hôn nhân vì thế không thể bền lâu.
Phụ nữ không cần quá kén chọn, chỉ cần ở bên một người thật lòng thật dạ yêu thương, có thể chăm sóc và đem lại cảm giác an toàn đã là hạnh phúc rồi.
" alt=""/>Tính cách của đàn ông dễ khiến hôn nhân và tình yêu tan vỡMột ngôi nhà nhỏ đúng như mong ước vậy mà ngay đêm đó chẳng ai bảo ai, cả hai đều nhớ về căn gác xép chật chội và ngôi nhà cấp 4 năm nào.
Hôm mới dọn về căn nhà cấp 4, đúng trước ngày người vợ lên đường đi xuất khẩu, cũng là một đêm mưa gió tơi bời. Ngôi nhà trống hoác chỉ độc cái giường ọp ẹp dành cho 3 người. Mái ngói cũng lệch lạc trơ hoác. Cả đêm vợ hứng thau, chồng hứng xô, cùng căng nilon che cho đứa con ngủ khỏi ướt. Kẻ đầu giường, người cuối giường nhìn nhau trong xót xa, ngậm ngùi. Rồi đêm mưa qua đi, kịp bình minh hửng sáng là cô vợ tất tả lên đường.
Cặp vợ chồng trẻ ngày đó giờ đã là những ông già, bà lão và vẫn sống cuộc sống tha hương nơi đất khách. Từ giao thừa năm đó họ cũng chưa ở lại nơi ngôi nhà mà mình xây thêm lấy một lần. Ngôi nhà cho thuê. Năm nào vợ chồng họ cũng thay nhau về thăm quê. Vợ về ở nhà bạn bè, em út. Chồng về thuê khách sạn. Thi thoảng họ có đến, cũng nhìn ngôi nhà từ phía ngoài.
Ngôi nhà nhỏ nhưng đặt đúng nơi đất lành nên cũng có giá. Nhưng chưa bao giờ họ nghĩ đến chuyện bán. Vì đó là ngôi nhà kỷ niệm. Có những kỷ niệm còn đáng giá hơn tiền bạc. Chính kỷ niệm đã giữ họ lại bên nhau dù trải qua biết bao sóng gió và vẫn hạnh phúc dù yêu thương tuổi này giờ chỉ còn trong quá khứ.
Ở xứ người, nhất là khi heo may, những hàng cây đổ lá vàng xao xác như mùa thu Hà Nội, nghe câu hát “Ngõ nhỏ, phố nhỏ nhà tôi ở đó”, họ lại nhớ về ngôi nhà nhỏ của mình và rưng rưng mơ ước ngày trở về.
Hùng Lý(từ Berlin, Đức)
Mời độc giả gửi bài Chuyện Tết xưa - Tết nayvề địa chỉ email: [email protected] |