
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn trả lời tại họp báo sáng 3/6. Ảnh: Lê Văn. |
Trả lời câu hỏi của Báo VietNamNet về vai trò, ý nghĩa của việc Bộ TT&TT đồng hành cùng sự kiện "Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 12" năm nay, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, Bộ TT&TT là một Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, gồm báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông và CNTT. Các ngành khoa học có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của ngành CNTT, viễn thông và bưu chính mà Bộ quản lý.
Bên cạnh đó, hiện nay, Chính phủ đang đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp trong các doanh nghiệp trẻ. Phong trào này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khoa học và công nghệ trong nước. Vì vậy, "Gặp gỡ Việt Nam" có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của CNTT trong gai đoạn tới.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng khẳng định, sự kiện "Gặp gỡ Việt Nam" là một chương trình hết sức đồ sộ, nơi hội tụ các nhà khoa học lớn trên thế giới trong đó có tới 6 nhà khoa học đoạt giải Nobel.
Chương trình này cũng được tổ chức tại Bình Định, nơi đang có dự án Tổ hợp Không gian Khoa học, là một tổ hợp lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam lúc này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay.
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, với vai trò của mình, Bộ TTTT đánh giá rất cao chương trình Gặp gỡ Việt Nam. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, những năm trước chương trình được truyền thông ít, không xứng tầm với chương trình, dẫn đến tình trạng "áo gấm đi đêm".
Chính vì vậy, năm nay, Bộ TT&TT chủ động đề xuất với tỉnh Bình Định tổ chức họp báo tại Bộ TT&TT với sự có mặt của đông đảo báo giới trong và ngoài nước nhằm tuyên truyền cho sự kiện lần này.
Với vai trò là bộ quản lý nhà nước về báo chí, Bộ mong muốn các cơ quan báo chí tuyên truyền đậm nét về sự kiện để tương xứng với tầm cỡ của sự kiện, tránh tình trạng "áo gấm đi đêm", sự kiện tầm cỡ song không được nhiều người biết tới như những năm trước.
Lê Văn
" alt=""/>'Gặp gỡ VN' có ý nghĩa lớn với sự phát triển ngành CNTT![]() |
Quân đội Mỹ dự định thành lập 133 đơn vị "thực thi các nhiệm vụ mạng" trước 2018. |
"Ngoài biển, đất, trên trời và không gian, giờ đây người ta có thêm một trận địa mới là mạng", người phát ngôn của Trung tâm chỉ huy không gian mạng (Quân đội Mỹ) Charlie Stadlander cho biết. "Mạng là một phần tất yếu của các chiến dịch quân sự và cần được coi như vậy".
Khi mà các nhà lãnh đạo của quân đội Mỹ ngày càng lo ngại trước sự nổi lên của Nga, Trung Quốc và Triều Tiên trên không gian mạng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố một chiến lược mạng mới vào tháng 4 năm ngoái, đồng thời tăng cường các hoạt động của mình kể từ sau đó.
Gây dựng một đội quân số
Trong chiến lược mạng của mình, quân đội Mỹ đề xuất thành lập 133 đơn vi thực thi "các nhiệm vụ mạng" trước năm 2018. 27 đơn vị trong đó được định hướng để hỗ trợ các nhiệm vụ có "giao chiến" bằng cách "tạo ra các tác động mạng để hậu thuẫn cho chiến dịch chung". Lực lượng chiến binh số này bao gồm khoảng 4300 binh sĩ, nhưng chỉ có khoảng 1600 người thuộc nhóm "nhiệm vụ giao chiến", tức là có thể tấn công vào các hệ thống mục tiêu. Các đối trọng chủ yếu của họ sẽ là "đội quân chiến tranh mạng đặc chủng" của Trung Quốc, đơn vị bí mật Bureau 121 của Triều Tiên, các nhóm hacker như Anonymous hoặc các băng nhóm tội phạm mạng lớn...
Một số nhiệm vụ khác mà họ được giao là xâm nhập vào mạng lưới của những tổ chức như ISIS, phá hủy các kênh liên lạc, chặn các thiết bị kích nổ từ xa thông qua điện thoại di động, hay thậm chí còn là "cố gắng thâm nhập vào đầu não của kẻ thù".
Những cuộc tấn công trên mạng hoàn toàn có thể tạo ra tác động lớn ngoài đời thực, và quân đội Mỹ thực sự nhận thức được điều này. Năm 2009, Mỹ và Israel được cho là đã lây nhiễm mã độc Stuxnet cho mạng máy tính tại Iran để phá hủy gần 1/5 các cơ sở hạ nhân của nước này. Mới đây nhất, hồi tháng 2, các hacker đã được huy động chống lại ISIS, trong lúc quân đội tiếp tục giao chiến ngoài trận địa.
"Ngoài đời, chúng ta ném bom thì trên không gian mạng, ta cũng có thể thả bom số tương tự", một vị tướng cấp cao tiết lộ trên NPR.
Việc Bộ Quốc phòng Mỹ thuê chuyên gia để phòng thủ trên không gian mạng chẳng có gì đáng ngạc nhiên, bởi các hệ thống mạng của chính phủ và quân đội nước này bị tấn công thường xuyên bởi tin tặc nước ngoài.
Tuy nhiên, khác với chiến sự thông thường, bí mật thông tin là tối thượng đối với chiến trường số. Kẻ thù nếu biết Mỹ đang phát triển một thế hệ máy bay chiến đấu mới thì phải mất vài năm để phát triển một vũ khí đáp trả tương ứng, nhưng đối với một cuộc tấn công mạng, miếng vá lỗi có thể được phát triển chỉ trong vài ngày.
Giáo trình đặc biệt
Dù vậy, quân đội Mỹ vẫn hé lộ phần nào năng lực của mình bên trong các tài liệu huấn luyện, các bài thuyết trình, cũng như số ít bài báo do chính các cây bút của họ viết ra. Có lẽ một trong những ấn phẩm quan trọng nhất về chiến tranh mạng của Mỹ đã được công bố hồi tháng 2/2014, nhưng rất ít người biết đến nó. Có tên gọi "Tài liệu hướng dẫn quân đội cho các hoạt động mạng điện tử 3-38", văn bản này tự nhận là "tài liệu huấn luyện đầu tiên" hợp nhất các kiến thức và kỹ năng quan trọng về hoạt động mạng lưới, chiến tranh điện tử và tình báo vào trong một tập hồ sơ dày 96 trang.
Trong FM3-38, Quân đội Mỹ định nghĩa các hoạt động an ninh mạng tấn công là "Những hành động nhằm khuếch trương sức mạnh bằng việc huy động lực lượng tham gia, hoặc thông qua không gian mạng", tuy nhiên được tiến hành trong khuôn khổ luật pháp cho phép.
Thế nhưng câu hỏi đặt ra là các chiến binh số có thể làm gì để tác động đến chiến trường đời thực? Câu trả lời là khá nhiều, theo như Tài liệu này. "Một cuộc tấn công mạng có thể được triển khai song song với các biện pháp tấn công khác, "nhằm đánh lừa, làm suy giảm hoặc phá hủy một hệ thống phòng thủ không quân của kẻ địch cụ thể, cũng như hầm trú an toàn của quân địch".
![]() |
Các nhiệm vụ mạng có thể tác động rất lớn đến chiến địa thực tế |
Lấy thí dụ, tài liệu này đưa ra một hệ thống radar cảnh báo sớm của kẻ địch như là một mục tiêu. Nếu như các binh sĩ có thể truy cập vào bên trong hệ thống này thì họ có thể phá hủy hoặc làm nó suy yếu. Đây là một bài tập thực tế đã được áp dụng hồi tháng 3 vừa qua, theo Fort Gordon Globe. Hành động như thể mình đang ở chiến trường thật, các chiến binh số phải hành quân đến mục tiêu - một hệ thống điều khiển phòng thủ không lưu mô phỏng của kẻ địch - sau đó tìm kiếm mạng không dây tại đó, tìm cách khai thác để xâm nhập.
Nếu như họ thành công trong việc vô hiệu hóa hệ thống radar này, quân đội sẽ chẳng cần phải huy động máy bay tàng hình nữa. Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn cũng gợi ý một số hệ thống khác mà các hacker quân đội có thể "xem xét xâm nhập", chẳng hạn như mạng điện thoại, máy chủ, hay smartphone của kẻ địch.
(Còn tiếp)
" alt=""/>Bí ẩn chưa từng công bố về đội 'Chiến binh số' của MỹVào 0h đêm nay, Apple sẽ chính thức tổ chức sự kiện WWDC 2016 dành cho các lập trình viên tại trung tâm Moscone thuộc thành phố San Francisco (Mỹ). Sự kiện năm nay diễn ra từ ngày 13/6 (theo giờ Mỹ) và kéo dài đến hết tuần. Đây là dịp Apple thông báo cho cả thế giới biết định hướng của hãng trong việc phát triển các nền tảng phần mềm của họ một năm tiếp sau đó.
Tại WWDC 2016, chúng ta sẽ được chứng kiến sự ra mắt của phiên bản iOS, OS X, watchOS và tvOS mới. Những tính năng được chờ đợi nhất trên iOS 10 bao gồm khả năng ẩn ứng dụng không cần thiết và Apple cuối cùng sẽ cho phép các nhà phát triển bên thứ ba sử dụng API Siri nhằm tích hợp trợ lý ảo này vào ứng dụng của họ.
Về hệ điều hành cho máy Mac, OS X 10.12, trợ lý ảo Siri sẽ là sự bổ sung lớn nhất cho hệ điều hành OS X phiên bản mới. Tên gọi OS X có thể được đổi thành MacOS nhằm "hợp vần" với những iOS, tvOS, và watchOS của Apple.
" alt=""/>ICTnews tường thuật trực tuyến sự kiện WWDC 2016 tối nay