Thủ tướng lưu ý việc kiểm tra với các cây xăng sử dụng máy POS, máy tính bảng, điện thoại cài đặt phần mềm để xuất hóa đơn, kết nối với cơ quan thuế.
Bộ Tài chính cũng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là trong việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các khách hàng theo từng lần bán hàng, bảo đảm đúng quy định pháp luật, xử lý nghiêm nếu không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử (Ảnh: Mạnh Quân).
Quản lý các giao dịch trong hoạt động thương mại điện tử
Đối với Bộ Công Thương, Thủ tướng yêu cầu bộ này chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý các giao dịch trong hoạt động thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh của các cá nhân trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng được giao chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên cả nước chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu; thực hiện nghiêm túc quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, đặc biệt là trong việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Bộ Công an được giao chủ trì kết nối dữ liệu dân cư với các cơ quan thuế và các cơ quan quản lý thuế, các địa phương để phối hợp phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm không thực hiện hóa đơn điện tử; đồng thời, tăng cường nghiên cứu phát triển hoặc tích hợp ứng dụng cổng thanh toán, ví điện tử hiện có tại Việt Nam lên ứng dụng công dân số quốc gia VNeID để tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia các hoạt động thương mại điện tử.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác chỉ đạo các sở, ngành phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế tại địa phương tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Thủ tướng cũng yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp có quy định sử dụng hóa đơn điện tử mà không thực hiện…
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc được giao trực tiếp chỉ đạo việc triển khai, đôn đốc, xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện công điện này.
" alt=""/>Thủ tướng yêu cầu kiểm tra cây xăng xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bánNgày 19/11, anh phát hiện thuê bao của mình đã bị thu hồi. Thuê bao này thuộc nhà mạng Vinaphone, đăng ký dưới dạng thuê bao trả trước và tài khoản còn khoảng 3 triệu đồng. Thời điểm này, anh gọi lên tổng đài Vinaphone và nhận được phản hồi rằng thuê bao đã bị thu hồi về kho số nhưng chưa cấp.
Vụ việc SIM "999.999" bị thu hồi hiện nhận được nhiều sự quan tâm và phản ứng trái chiều từ cộng đồng mạng (Ảnh minh họa).
Đến ngày 20/11, người này ra phòng giao dịch và được thông báo số điện thoại đã được khởi tạo cho khách hàng mới, không thể cấp lại. Theo anh Quang, đây cũng là thời điểm vừa hết 90 ngày kể từ khi thuê bao bị khóa hai chiều.
"Đây là SIM lục quý 9 nên sẽ phải thu về kho số và lưu kho số một thời gian dài sau đó mới đấu giá và phải trả cam kết cao. Việc bị quá thời hạn số không phải là hiếm thấy và tôi cũng đã từng gặp, đều được hỗ trợ cấp lại", anh Quang cho biết.
Phản hồi về vụ việc trên, đại diện Vinaphone cho biết việc thu hồi số thuê bao di động trả trước hết hạn sử dụng được Bộ TT&TT quy định và được VinaPhone triển khai áp dụng và công bố công khai trên trang web, trong điều kiện giao dịch chung từ nhiều năm nay, nhằm tối ưu hiệu suất khai thác kho số viễn thông và hạn chế tình trạng SIM rác.
"Đối với trường hợp số điện thoại 0xx7.999.999, số thuê bao bị khóa 1 chiều vào ngày 19/8/2024, khóa 2 chiều vào ngày 29/8/2024, lưu giữ số và chờ khôi phục đến ngày 12/10/2024 (45 ngày kể từ khi khóa 2 chiều).
Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, Vinaphone đã gửi nhiều tin nhắn thông báo khuyến nghị khách hàng duy trì sử dụng dịch vụ để tránh bị khóa 1 chiều, 2 chiều", Vinaphone thông báo.
Sau khi gửi đi các tin nhắn thông báo, VinaPhone không ghi nhận phản hồi của khách hàng và số thuê bao trên không phát sinh sử dụng dịch vụ viễn thông. Do đó, hệ thống đã thực hiện khóa 1 chiều, khóa 2 chiều khi số thuê bao hết hạn sử dụng tài khoản theo quy định.
"Quá thời hạn chờ khách hàng khôi phục theo nhu cầu, đến ngày 19/11/2024 VinaPhone mới tái sử dụng và đưa số vào chế độ phát hành mới.
Việc tái sử dụng số thuê bao đã được VinaPhone thực hiện theo các quy định, sau khi đã đảm bảo quyền lợi và thời gian cho các khách hàng có nhu cầu khôi phục sử dụng dịch vụ", Vinaphone cho biết.
VinaPhone cũng khẳng định thông tin được đăng tải trên mạng xã hội về trường hợp nêu trên là chưa đúng sự thật, có tính quy chụp và có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Nhà mạng đã đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ xử lý theo quy định của pháp luật.
Sau khi Vinaphone đưa ra phản hồi, anh Quang nói rằng bản thân anh không nhận được tin nhắn vì không lắp SIM.
"Số điện thoại của tôi sử dụng 15 năm, có đăng ký chính chủ. Chắc chắn trường hợp số đẹp giá trị giao dịch thị trường khoảng 3 tỷ đồng và thông tin đăng ký đầy đủ không thể là số SIM rác.
Tại sao SIM đăng ký chính chủ dùng 15 năm rồi mà vẫn bị coi là SIM rác và được cấp lại một cách nhanh chóng vậy?", anh Quang chia sẻ với phóng viên Dân trí.
Hiện tại, vụ việc vẫn thu hút được nhiều sự quan tâm và phản ứng trái chiều từ cộng đồng mạng.
" alt=""/>Vụ SIM "999.999" bị thu hồi: Người trong cuộc và Vinaphone nói gì?Còn cô con gái thứ 2 nhà thầy, từ hôm ra Hà Nội đi làm tới giờ, làm được vài buổi cũng được yêu cầu tự cách ly tại nhà trọ. Bây giờ, chị đã được gỡ cách ly rồi nhưng thầy Chực vẫn bảo con từ từ hẵng về nhà, để khi nào tuyên bố Vĩnh Phúc hết dịch rồi về cũng chẳng sao. Thầy còn dặn con chưa phải đến công ty vội, khiến mọi người e dè, hoang mang.
Còn riêng vợ chồng thầy, ngay cả khi cả xã chưa bị cách ly, cũng từ chối đến các đám cưới hỏi, giỗ chạp ở ngoài xã. ‘Đi họp tôi cũng không dám bắt tay mọi người, nói mọi người thông cảm vì mình đang ở vùng dịch’.
![]() |
Thầy Nguyễn Bá Chực - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lôi B - vẫn tới trường hằng ngày suốt thời gian học sinh được nghỉ học. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Thầy bảo, có thể với một số thầy cô giáo trẻ sẽ không tránh khỏi tâm lý hoang mang. "Ai mà không sợ? Mình không thể trách mọi người được, kể cả những người bên ngoài có ý né tránh người dân Sơn Lôi. Hay thậm chí với cả một số thầy cô ở ngoài xã cũng ngại đến trường thời điểm trước cách ly. Điều đó cũng là dễ hiểu. Là hiệu trưởng, mình chỉ còn cách động viên các thầy cô thôi".
Cách đây 16 năm, thầy cũng từng có những trải nghiệm tương tự khi dịch bạch hầu bùng phát. 2 học sinh đã tử vong. Khi đó, thầy Chực còn làm hiệu trưởng ở trường tiểu học xã bên. Trường của thầy phải đóng cửa 2 tuần.
‘Tôi đã qua cái tuổi dễ hoang mang, căng thẳng trước những chuyện như thế này. Điều may mắn nhất là tính đến thời điểm này, Sơn Lôi và cả nước đã tạm thời kiểm soát được dịch bệnh mà không có tổn thất nào về người’.
‘Đây cũng là lúc mà chúng tôi nhận thấy rõ nhất tinh thần đoàn kết, tấm lòng hảo tâm của rất nhiều cơ quan, đơn vị dành cho ngôi trường của chúng tôi nói riêng và người dân xã Sơn Lôi nói chung’.
![]() |
Sơn Lôi thời điểm còn cách ly |
Giao bài tập ở điểm chốt chặn
Là giáo viên dạy lớp 3 ở Trường Tiểu học xã Sơn Lôi, thầy Tuân không phải dân trong xã, mà sống ở TP. Vĩnh Yên – cách trường khoảng 7km.
Từ khi xã bị cách ly, thầy Tuân chưa đến trường ngày nào. Nhưng cứ thứ 2 hằng tuần, thầy lại cầm 7-8 trang bài tập đứng ở chốt chặn vào xã, đợi phụ huynh đến lấy đề. Hai người trao nhau mấy tờ giấy qua barie. Vị phụ huynh này sẽ làm nhiệm vụ photo đề cho cả lớp rồi gửi đến các phụ huynh khác trong xã.
Cũng có hôm, thầy còn mua cả thuốc men, rút tiền ở cây ATM hộ một số người quen ở phía bên kia barie. Công tác ở đây 27 năm, Sơn Lôi cũng đã như ngôi nhà thứ 2 của thầy với rất nhiều mối quan hệ thân sơ.
![]() |
Thầy Trần Minh Tuân - giáo viên Trường Tiểu học Sơn Lôi B làm nghề tay trái của mình. Ảnh: NVCC |
Có một điều thầy Tuân lờ mờ nhận ra là “hình như học sinh nghỉ nhiều quá cũng chán, hay là vì bố mẹ chúng nghỉ làm ở nhà, chịu khó đốc thúc con cái nên các em chịu khó làm bài tập hơn hẳn”. Thầy Tuân cũng phấn khởi ra mặt cho dù có là lý do gì đi chăng nữa.
Ngoài việc không phải đến trường, cuộc sống của thầy giáo sinh năm 1973 không có thay đổi gì nhiều ngoài việc nghề tay trái của thầy được dịp đắt khách hơn đôi chút.
Thầy Tuân ‘bén duyên’ với công việc phun thuốc muỗi đã 17 năm nay sau nhiều lần xem phim ‘tây’ rồi tự hỏi “sao bên ấy không phải mắc màn nhỉ”.
Nếu như không có dịch bệnh, thầy thường tranh thủ đi phun thuốc muỗi cho nhà dân vào dịp cuối tuần hoặc sáng sớm trước giờ lên lớp. Trung bình, mỗi gia đình cần phun 1 bình thuốc trong vòng 30 phút với giá 100 nghìn cả tiền thuốc lẫn tiền công. Nhưng trong thời điểm dịch bệnh, thầy còn được thuê phun cả thuốc khử khuẩn cloraminB. "Hầu như ngày nào cũng có việc. Công việc nhiều hơn khoảng 10-15% so với ngày thường" – thầy Tuân kể. Nhưng chắc chắn thầy chẳng bao giờ mong muốn nguồn thu nhập của mình tăng lên nhờ lý do này.
![]() |
Thầy Trần Minh Tuân trên bục giảng. Ảnh: NVCC |
"Thời khắc giao thừa thứ 2 của chúng tôi"
Ngày 13/2 khi Sơn Lôi bị cách ly, đứa con thứ 3 của thầy Trần Quang Thành mới sinh được 1 tháng. Từ trước khi cả xã bị cách ly, vợ chồng thầy đã mua sắm sẵn các nhu yếu phẩm cần thiết cho trẻ sơ sinh tích trữ trong nhà.
Nếu Vĩnh Phúc là điểm nóng của cả nước những ngày qua thì Sơn Lôi là điểm nóng của Vĩnh phúc và thôn Ái Văn là điểm nóng của Sơn Lôi trong số 6 thôn của xã. Gia đình thầy Thành sống ở thôn Ái Văn – cách nhà cô gái trở về từ Vũ Hán khoảng 1km. Cả nhà có 7 người thì 2 người già, 3 đứa trẻ con đang tuổi hiếu động. Không chỉ phải thận trọng từng ly từng tí để phòng dịch, vợ chồng thầy còn bận trông nom việc học hành, ăn uống của 3 đứa trẻ.
Thầy Thành là giáo viên duy nhất của Trường THCS xã Sơn Lôi là người trong xã, vì thế thỉnh thoảng thầy có ghé qua trường để giúp việc giấy tờ, công văn cho thầy hiệu trưởng. Ngoài ra, cả nhà chẳng dám đi đến đâu. ‘Chuyện trò với hàng xóm cũng chỉ ghé qua bờ rào rất dè dặt’.
Vì thế, trong ngày đầu tiên Sơn Lôi gỡ cách ly, thầy quyết định “làm một chuyến đi chợ sang thị trấn Hương Canh, mua chút đồ ăn tươi cho gia đình”.
Thầy giáo sinh năm 1983 chia sẻ, “hình như khung cảnh cũng có khác, hay là vì tâm trạng mình khác”.
Sơn Lôi ngày đầu tiên gỡ cách ly. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Tối qua, khi theo dõi lễ tuyên bố gỡ cách ly Sơn Lôi qua các phương tiện thông tin đại chúng, thầy giáo dạy Văn cảm thấy rất xúc động.
“Lần đầu tiên, mình chứng kiến một đợt chống dịch dài ngày, cam go như thế ở địa phương mình, mà chính mình lại là người trong cuộc”.
“Rất may mắn là người dân Sơn Lôi đã vượt qua. Khi xem những thước phim do các bạn phóng viên, các bạn trẻ gửi qua Facebook, mình thấy rất xúc động. Đặc biệt, khi nhìn thấy đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ bắt tay các y bác sĩ và công an ở chốt số 1, mình cảm thấy như thể các đồng chí cũng có chút quyến luyến với Sơn Lôi. Bởi vì khi về làm nhiệm vụ ở Sơn Lôi, thực ra các đồng chí cũng đang cùng cách ly với người dân. Có thể nói thời khắc hôm qua giống như nhiều người ví - là thời khắc giao thừa thứ hai của chúng tôi”.
Trong số những đề bài giao cho học sinh ôn tập suốt 1 tháng nghỉ học vừa qua, thầy Thành có ra một đề bài mang tính ứng dụng thực tiễn cao như sau: Trong bối cảnh và tinh thần hỗ trợ chống dịch của các đoàn thể, cá nhân dành cho người dân Sơn Lôi, các em hãy kể lại một câu chuyện mà các em được chứng kiến hoặc trải qua khiến các em xúc động.
Thầy Thành hi vọng, vào giờ giảng đầu tiên khi quay lại trường, thầy sẽ nhận được nhiều câu chuyện ý nghĩa từ các học trò từng ở nơi "tâm dịch".
Sáng nay, Đạt sẽ trở lại công ty sau 20 ngày bị cách ly, còn bà Nhưng thì tự tin trả những bộ quần áo đã may xong cho khách từ lâu.
" alt=""/>Kỷ nghỉ kỷ lục của những người thầy ở Sơn Lôi