
Ngôi nhà 2 tầng với màu xanh bao phủ mọi ngóc ngách. |
 |
Ngôi nhà được gia chủ cải tạo cách đây 4 năm. |
Đây vốn là căn nhà cũ, khi nhận bàn giao, chị Trang định đập đi xây lại nhưng qua khảo sát, thấy kết cấu còn chắc chắn nên kiến trúc sư tư vấn giữ lại phần khung và cải tạo lại toàn bộ các phòng, tăng công năng và tiện ích. Cách này cũng giúp gia chủ tiết kiệm được một phần chi phí.
 |
Thiết kế mang cả nắng và gió vào nhà. |
Cách xử lý không gian, mang nắng gió và cây xanh vào nhà được vợ chồng gia chủ rất hài lòng, ưng ngay từ lần đầu tiên khi nhìn thấy bản thiết kế hoàn thiện.
Chủ nhân của ngôi nhà là một người rất yêu thích cây xanh. Chị dành nhiều thời gian để chăm sóc vun trồng khu vườn nhỏ xinh với nhiều loại cây mang sinh khí mới mẻ, giúp ngôi nhà luôn tràn đầy sức sống.
 |
Bức tường cũng được tận dụng làm vườn treo. |
Đặc biệt, chị chú trọng đến việc làm khuôn viên trồng cây, không chỉ trong sân mà còn đặt trên hành lang, ban công và hệ thống tường…
 |
Nữ chủ nhân ngôi nhà tận dụng tất cả khoảng trống có nắng, ánh sáng để trồng cây ăn quả, cây cảnh nhằm mục đích giải quyết vấn đề về ô nhiễm không khí. |
Công trình gồm có 2 khối được liên kết với nhau bởi hệ thống cây xanh và ánh sáng...
Những lối đi trong nhà cũng ngập tràn cây xanh. Các tầng đều bố trí cửa kính to, đón nắng. Ban công và hành lang gia chủ tận dụng trồng cây ăn quả.
 |
Các loại cây ăn quả trồng trong chậu. |
Ngoài ra, chị gắn thêm mái hiên di động. Khi nào trời có mưa lớn hay nắng to, phần mái hiên sẽ được kéo lên che cho cây.
Ngôi nhà hoàn thiện năm 2017, đến nay vẫn còn như mới do chị Trang sử dụng rất gìn giữ và chăm chút.
Tuy trồng nhiều cây nhưng chị vẫn giữ lại một khoảng trống, để cả nhà tụ tập, mở các bữa tiệc ngoài trời.
 |
Góc đọc sách, thư giãn. |
Vườn cây được phân loại theo đặc tính phát triển. Cây ăn trái ưu tiên ở vị trí nhiều nắng. Cây mang phong cách nhiệt đới (tropical), chị chăm bằng cách xịt thuốc định kỳ, tránh sâu bọ.
Cây cảnh lá được bố trí ở khu vực thoáng mát, không có nắng và giữ độ ẩm ít nhất từ 45 - 70%.
Với giàn cây leo, phần lớn Thùy Trang trồng dòng Philodondren thân bò (loại cây trồng trong nhà) nên bắt buộc phải sống trong môi trường ẩm ướt để rễ phát triển.
Cây ăn trái trong vườn khá phong phú gồm: Xoài, bưởi, khế, roi, ổi, cam, cóc, sapoche, lựu…
 |
Mặc dù trồng trong chậu nhưng cây nào cũng phát triển tốt, sai quả. |
 |
Các không gian chức năng của ngôi nhà được thiết kế gần gũi, mộc mạc, với các vật liệu quen thuộc như: Gạch, đá, gỗ và không có quá nhiều chi tiết rườm rà. Các phòng liên kết bằng không gian mở, kiến trúc sư cũng tận dụng các khung cửa kính to lấy ánh sáng vào nhà. |
 |
Nội thất đơn giản từ gỗ, đá… nhưng vẫn giữ được sự tinh tế. |
Theo Dân Trí

Ngôi nhà phủ đầy hoa của cô gái chọn 'thất bại thì về nhà'
Vấp phải thất bại trong cuộc sống, cô gái trẻ từ bỏ phố thị để “về nhà”. Cô tìm lại bình yên cho tâm hồn bằng cách tạo ra “rừng” hoa rực rỡ sắc màu cùng căn nhà bé xinh ở vùng ngoại ô vắng vẻ.
" alt=""/>Mát mắt với nhà phố ở TP.HCM ngập cây xanh, hoa trái
Nuôi gà thả vườn an toàn sinh học đang được người dân ở các tỉnh, thành trên cả nước áp dụng như: Bắc Giang, Yên Bái, Hưng Yên…Mô hình này mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho bà con nông dân. Dưới đây là một số tư vấn về kỹ thuật để hiệu quả chăn nuôi được tối đa nhất:
 |
Gà sinh học thả vườn. Ảnh Ngọc Dũng |
Chuồng trại
Hệ thống nền chuồng gà giữ nhiệt tốt: Khu vực chăn nuôi được tráng xi măng, trải một lớp ni lông bên dưới phủ toàn bộ bề mặt của lớp nền và trải một lớp cát dày 10 - 15 cm lên trên.
Ðiều này ngăn không cho chất thải của gà thấm vào bề mặt phần nền bên dưới.
Hệ thống nền chuồng gà giữ nhiệt tốt: Nền chuồng có hệ thống tạo nhiệt giúp giữ nhiệt độ cho đàn gà được tốt hơn. Tạo điều kiện cho sức khỏe gà cũng tốt hơn hẳn. Tỷ lệ úm đạt cao tiết kiệm chi phí công sức đáng kể cho người nuôi.
Xử lý chất thải tối đa: Sau mỗi lần nuôi, khu vực chăn nuôi được dọn vệ sinh, khử trùng trước khi tiến hành nuôi lứa tiếp theo. Sử dụng hệ thống trấu ủ men vi sinh để có thể xử lý toàn bộ chất thải của gà. Nên hầu như chúng không gây mùi và được phân hủy một cách triệt để.
Tăng mật độ đàn nuôi: Diện tích cho gà 3 - 4 con/m2. Ðiều này có được khi hệ thống chuồng trại thông thoáng. Giúp tăng số lượng gà mà không ảnh hưởng tới chất lượng. Với diện tích nhỏ nhưng vẫn nuôi được số lượng gà lớn.
Lợi ích
Hạn chế dịch bệnh cho lứa sau: Khu chăn nuôi được cách lý và vệ sinh thường xuyên nên hạn chế được các nguồn bệnh.
Giúp gà phát triển tốt: Khu chăn nuôi được phủ lớp cát nên đáp ứng được tập tính bới, tắm cát, phơi nắng của gà thả vườn. Như vậy sẽ tăng chất lượng thịt đáng kể của gà. Trong cát có những viên sỏi, đá nhỏ. Gà có thể ăn vào trong dạ dày, diều của gà. Giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Giảm ô nhiễm môi trường: Sử dụng trấu ủ men vi sinh nên không phải dọn phân, giảm được khí ammoniac. Do đó, gà ít mắc phải các bệnh như hen, cầu trùng, bệnh về nấm và hô hấp.
Giảm thiểu thời gian vệ sinh làm sạch: Việc vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi gần như đạt hoàn toàn 100%.
Mật độ gà ít giúp gà phát triển được khỏe mạnh và tốt hơn.
Yêu cầu chuồng trại, khu chăn nuôi
Khu vực chăn nuôi cần cách xa khu dân cư, xa đường giao thông, xa nguồn nước sinh hoạt và xa các trại chăn nuôi khác.
Diện tích khu chăn nuôi đủ rộng để đáp ứng tối đa số lượng gà.
Chuồng nuôi gà con 10 - 12 con/m2.
Chuồng nuôi gà do 5 - 6 con/m2.
Chuồng nuôi gà đẻ 4 - 4,5 con/m2.
Nền chuồng, khu vực chăn nuôi được láng xi măng với độ dốc về phía thoát nước để vệ sinh được dễ dàng.
Mái chuồng lợp lá cọ, lá tranh, Fibro xi măng. Tường vách chuồng chỉ nên xây cao 30 - 40 cm, còn lại phía trên dùng lưới thép tạo độ thông thoáng.
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, hệ thống sưởi ấm, lồng úm, dụng cụ sát trùng.
Chất độn chuồng
Người nuôi có thể sử dụng vỏ trấu, vỏ bào gỗ hay mùn cưa để làm chất độn chuồng. Ðây là giải pháp mang lại nhiều lợi ích như: Khả năng hấp thụ nước tiểu, phân thải của gà tốt, giúp khu chăn nuôi luôn khô ráo. Giúp giữ ấm tốt cho đàn gà. Hạn chế được những mầm bệnh cho gà.
Chọn giống gà
Tùy theo nhu cầu của thị trường và thế mạnh của từng người mà lựa chọn giống gà phù hợp nhất. Người chăn nuôi nên chọn con giống khỏe mạnh, không dị tật bẩm sinh và đã được tiêm phòng vaccine đầy đủ.
Thức ăn
Mô hình nuôi gà thả vườn hữu cơ kiểu mới vẫn sử dụng các dạng thức ăn cũ nếu có. Tiết kiệm chi phí thức ăn khi tận dụng các nguồn thức ăn cũ như bỗng rượu, bã bia hoặc các loại cám ngô, bột cá, khô dầu như thường.
Song song kết hợp các loại cám công nghiệp để tăng thêm hiệu quả hơn. Thức ăn hỗn hợp viên phải có nhãn mác rõ ràng và còn hạn sử dụng. Thức ăn bảo quản cần tách riêng biệt và kê lên kệ cao.
Biện pháp phòng bệnh
Thực hiện các nguyên tắc phòng bệnh đảm bảo an toàn sinh học chăn nuôi như:
Sử dụng đồ bảo hộ chuyển dụng khi vào khu chăn nuôi.
Hố sát trùng trước cửa chuồng thường xuyên có vôi bột hoặc các chất sát trùng phù hợp.
Ðảm bảo vệ sinh, phun sát trùng theo đúng định kỳ.
Vệ sinh và sát trùng các dụng cụ chăn nuôi trước và sau khi chăn nuôi.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo hướng dẫn của chuyên gia.
Chuồng nuôi sau mỗi lứa nuôi cần phải được sát trùng, tung vôi bột một thời gian.
Ngọc Dũng
" alt=""/>Lưu ý quan trọng trong nuôi gà sinh học thả vườn