Tôi và vợ từng có thời gian yêu nhau 4 năm trước khi kết hôn. Thêm 3 năm làm vợ chồng, tôi đủ hiểu về con người cô ấy nên vô cùng tin tưởng vợ. Làm được bao nhiêu tiền đều đưa về cho vợ giữ cả, chỉ chừa lại một ít tiêu vặt.Lương của tôi khá cao, mỗi tháng trừ chi tiêu cho bản thân tôi thường đưa cho vợ đến 30 triệu. Vợ hiện tại ở nhà trông con và làm nội trợ. Số tiền ấy để vợ chi tiêu hàng ngày trong gia đình, thừa đâu sẽ dành dụm tiết kiệm mua nhà.
Như tôi đã nói, vì tin vợ nên chẳng bao giờ hỏi han đến chuyện chi tiêu trong nhà. Khoảng vài tháng cho đến nửa năm mới hỏi về tổng số tiền tiết kiệm một lần để gọi là nắm được tình hình kinh tế trong nhà mà thôi.
Vợ chồng tôi hiện tại vẫn đang ở nhà thuê, có một căn hộ của riêng mình là mong ước của chúng tôi từ lâu. Mới đây có khu chung cư đang mở bán rất ưng ý, tôi bảo vợ đi rút hết tiền gửi ngân hàng về để tôi đặt cọc mua nhà, xem thiếu thừa ra sao để tôi còn đi xoay sở thêm.
Tôi vừa dứt lời thì vợ tái xanh mặt lắp bắp không nói nên lời. Chứng kiến thái độ của cô ấy, tôi biết ngay có điều bất thường. Để rồi khi vợ ấp úng thú nhận rằng tài khoản tiết kiệm của chúng tôi hiện tại chẳng còn xu nào mà tôi không khỏi bàng hoàng.
 |
|
Tôi tức giận chất vấn vợ tiêu gì mà 30 triệu/tháng vẫn hết nhẵn mà vợ chỉ im lặng không nói không rằng. Tôi nghĩ làm gì có lý do nào khác ngoài việc vợ tiêu hoang hoặc mang tiền về nhà mẹ đẻ. Dù là lý do gì cũng thật khó bề chấp nhận được. Trong khi tôi phải đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm tiền thì cô ấy ở nhà thoải mái tiêu xài, coi thường công sức của chồng như vậy!
Đã thế khi tôi phát hiện ra còn không một lời giải thích hay xin lỗi. Thái độ ngang ngạnh và ương bướng của cô ấy khiến tôi nổi điên, lập tức cho vợ 2 cái tát rồi đuổi vợ ra khỏi nhà.
Vợ bị tôi đuổi cũng lầm lũi thu dọn đồ đạc rồi bế con đi. Thú thật tôi không có ý định ly hôn vợ, chỉ muốn làm căng một lần cho cô ấy biết quý trọng tiền bạc và công sức lao động của chồng mà thôi. Chúng tôi đã có một đứa con chung, dù không thương vợ thì tôi cũng nghĩ đến con mình chứ.
Vợ vừa bế con đi được một lúc thì tôi nghe được tiếng chuông điện thoại trong phòng ngủ. Hóa ra cô ấy để quên điện thoại không mang theo. Tôi kiểm tra thì giật mình khi nhìn nhìn thấy trên màn hình hiện lên hai chữ “chị chồng”. Tôi nhấn nút nghe để rồi không khỏi lặng người.
“Chị đã ổn định được chỗ ở và bắt đầu đi kiếm việc làm rồi. Cảm ơn em nhiều nhé! Cả đời này 3 mẹ con chị sẽ không quên ơn em đâu”, chị gái tôi nói như vậy. Tôi gấp gáp hỏi chị ấy cảm ơn vợ tôi chuyện gì. Chị tôi giật mình kinh hãi khi biết người nghe điện thoại từ nãy đến giờ không phải là em dâu.
Nói đến đây tôi cũng xin kể qua một chút về mối quan hệ chị em trong gia đình tôi. Khi trước chị tôi lấy anh rể bị cả gia đình phản đối vì thấy anh ta là kẻ lông bông không chí thú làm ăn, hơn nữa còn có tính cờ bạc, vũ phu.
Ấy vậy mà chẳng hiểu sao chị tôi say gã ta như điếu đổ, bằng mọi giá phải lấy hắn làm chồng, thậm chí không ngần ngại mang thai trước để ép bố mẹ tôi. Cuối cùng ông bà cũng đồng ý cho họ cưới nhau nhưng tuyên bố từ mặt chị, sau này sướng khổ thế nào chị tự chịu.
Y như rằng chị tôi về chung sống với gã ta khổ như địa ngục. Ba ngày một trận cãi nhau to, 5 ngày một trận đòn nặng. Chị ấy tất nhiên chẳng dám hé răng với bố mẹ tôi lời nào. Tôi biết cuộc sống của chị gái không hạnh phúc mà cũng giận chị ngang bướng không nghe lời người nhà khuyên bảo nên mặc kệ chẳng buồn quan tâm. Dù chúng tôi là chị em ruột nhưng mấy năm qua dửng dưng với nhau chẳng khác gì người lạ.
Trước sự chất vấn của tôi, chị gái buộc phải thừa nhận rằng chính chị đã đến cầu cứu em dâu. Chị quyết định ôm con bỏ trốn vào Sài Gòn để xây dựng cuộc sống mới cho 3 mẹ con, rời xa gã đàn ông kia. Nếu chị còn ở đây thì gã ta sẽ lùng sục tìm bằng được mấy mẹ con chị, không để họ được sống yên.
Đến lúc đó tôi mới hiểu không phải vợ tiêu hoang hay đem tiền về nhà mẹ đẻ. Cô ấy đã rút sạch tiền giúp chị chồng mua căn nhà nho nhỏ để bắt đầu cuộc sống mới. Chúng tôi chưa có nhà cũng không sao vì vẫn còn tôi gánh vác cả gia đình. Chị tôi một mình ôm 2 đứa con đến nơi đất khách quê người, nếu không có chỗ ở ổn định sẽ vô cùng khó khăn, gian khổ.
Nghe xong chị kể lại mọi chuyện mà tôi hối hận vô cùng vì đã trách lầm vợ. Hẳn vợ và chị gái sợ gia đình tôi giận nên mới không nói cho tôi biết. Dù mọi người giận chị nhưng dẫu sao chị vẫn là máu mủ ruột thịt. Chị đã biết sai và quyết tâm làm lại từ đầu, gia đình chúng tôi sẵn sàng đón nhận và giúp đỡ chị. Việc làm của vợ thật sự khiến tôi rất cảm phục và nể trọng.
Sau đó tôi tìm được vợ con ở nhà cô bạn thân của vợ, may mắn vợ không trách móc tôi. Ôm chặt vợ vào lòng mà cảm động và hạnh phúc vô cùng. Tôi phải may mắn thế nào mới lấy được một người vợ bao dung, rộng lượng và tốt bụng như cô ấy.

Nỗi ân hận của một ông chồng gia trưởng
Tôi năm nay 48 tuổi có một vợ, hai con. Vợ tôi trẻ hơn tôi mười hai tuổi. Tôi lập gia đình muộn nên con lớn nhà tôi năm nay mới học lớp ba.
" alt=""/>Chồng đuổi vợ khỏi nhà vì 'tiêu sạch 30 triệu đồng mỗi tháng'
, sinh viên năm cuối Đại học Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Mình đã đến quán cà phê làm việc từ chiều mùng 1 rồi. Chủ yếu là giải quyết những công việc cần xử lý gấp và 'lấy hên' để cả năm chăm chỉ, năng suất hơn”.</p><p>Trò chuyện cùng <em>Zing</em>, Phú cho hay khai bút đầu xuân là truyền thống hiếu học của gia đình. Từ khi còn là học sinh tiểu học, cậu luôn có thói quen làm việc vào những ngày đầu năm như một cách để giữ cho bản thân luôn chăm chỉ.</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Không khó để bạn trẻ tìm được quán cà phê ưng ý để làm việc trong những ngày Tết. |
Đầu năm, mọi người sẽ đến nhà chúc Tết và ăn uống nên khó tránh khỏi náo nhiệt. Những quán cà phê mở xuyên Tết là lựa chọn hàng đầu để cậu có thể làm việc một cách hiệu quả.
Quang Kiệt (19 tuổi), sinh viên năm hai Đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết: “Qua Tết mình có khá nhiều bài tập nên phải tranh thủ hoàn thành từ bây giờ, để dành thời gian làm những việc khác. Khu nhà mình thường tổ chức hát karaoke nên khá ồn, buộc lòng phải tìm quán cà phê để dễ tập trung hơn”.
Quán cà phê mở xuyên Tết được giới trẻ ưa chuộng vì vừa có không gian yên tĩnh để học tập, vừa có thể nhâm nhi thức uống ngon. Kiệt chia sẻ cậu vẫn thường hay cùng bạn bè hẹn nhau ở quán để cùng làm bài tập nhóm.
Hầu hết quán xá đều nghỉ bán trong những ngày đầu xuân nhưng không khó để tìm ra địa chỉ mở xuyên Tết phục vụ nhu cầu làm việc và học tập của các bạn trẻ. Thậm chí, nhiều quán cà phê còn mở cửa 24/24.
 |
Nhiều bạn trẻ cho rằng, dù là ngày thường hay ngày Tết, làm việc tại quán cà phê yên tĩnh cũng dễ tập trung hơn những nơi khác. |
Vào những ngày này, giá cả tại các quán sẽ cao hơn bình thường vì tính thêm phí dịch vụ. Tuy nhiên, đa số khách hàng vẫn vui vẻ rút hầu bao, thậm chí là lì xì thêm vì sự nhiệt tình của các bạn nhân viên.
“Mình thấy việc phụ thu phí Tết mức từ 10-20% ở các quán cà phê như thế này là hợp lý. Với mình, việc chi trả khoản tiền 50.000-70.000 đồng cho không gian yên tĩnh và đồ uống ngon là xứng đáng”, Kiệt chia sẻ.
Trải nghiệm đón Tết mới mẻ
Năm nay, vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người đành phải ăn Tết xa nhà. Đây cũng là dịp hiếm có để mọi người khám phá những địa điểm thú vị tại TP.HCM. Nép mình vào một góc nhỏ của quán cà phê, các bạn trẻ dường như trốn khỏi không khí ồn ào, náo nhiệt thường ngày của phố thị.
 |
Đi cà phê làm việc trong Tết là cách để bắt đầu một năm hoạt động năng suất. |
Trò chuyện cùng Zing, Tuyết Hằng (27 tuổi), nhân viên văn phòng, chia sẻ: “Mình là kế toán, quanh năm chỉ làm việc với những con số nên rất dễ căng thẳng. Thay vì đến các điểm vui chơi, mình sẽ đi cà phê để tận hưởng chút không khí yên bình trong những ngày đầu năm”.
Đa số các quán cà phê mở trong Tết đều đầu tư trang trí khá đẹp mắt với tone màu vàng, đỏ ấm cúng cùng nhiều chậu hoa rực rỡ. Khách đến quán nhờ vậy cũng cảm thấy gần gũi và cảm nhận được rõ không khí lễ hội hơn.
Mỹ Hảo (22 tuổi) dự kiến sẽ dành nhiều thời gian để khám phá các quán cà phê mới ở TP.HCM trong những ngày đầu năm.
“Năm này không được về quê, mình buồn lắm nhưng may mắn có nhiều bạn bè ở thành phố. Tụi mình hẹn nhau ‘khai laptop’ bằng cách giải quyết một số công việc nhỏ tại quán cà phê quen thuộc. Nhờ vậy mà mình thấy vui vẻ và vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà”, cô bạn bộc bạch.
 |
Nhiều bạn trẻ Sài thành đã đến quán cà phê để làm việc trong ngày mùng Một. |
Còn đối với Thiên Bình (20 tuổi), đi cà phê làm việc trong Tết là cách để “chill” sau một năm làm việc vất vả.
“Bình thường, mình có thể ngồi cả một buổi chiều ở quán quen chỉ để ngắm nhịp sống tất bật của thành phố. Tết này vì không được về nhà nên mình cũng sẽ dành nhiều thời gian ở đi cà phê, vừa làm việc, vừa dành thời gian để tính toán những kế hoạch riêng trong năm mới”, cô bạn hào hứng kể.

Tết sống chậm, đóng cửa để chăm sóc tâm hồn
Trước khi kết thúc một năm, tạm rời xa Sài Gòn mấy ngày để về quê đón Tết, tôi có thói quen gặp gỡ những người thân quen. Trong những cuộc gặp cuối năm đó, tôi thường hỏi: "Về quê, bạn thường làm gì trong những ngày Tết?".
" alt=""/>Nhiều người trẻ TP.HCM tới quán cà phê mở xuyên Tết để làm việc
Mới 34 tuổi nhưng anh Nguyễn Tấn Hiếu (ngụ quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ) đã sưu tầm được bộ khoảng 200 máy cassette, radio, cùng hơn 100 đèn dầu cổ, rất giá trị. |
Bộ sưu tập khoảng 200 máy cassette, radio cũ được trưng bày khắp các ngóc ngách trong nhà anh Hiếu khiến ai cũng trầm trồ |
Nhà của anh Hiếu nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thuỷ). Căn nhà này gây ấn tượng với khách bởi được trưng bày rất nhiều đồ cổ.
Đơn cử như những chiếc máy cassette, radio có tuổi đời từ vài mươi năm đến hơn nửa thế kỷ rất đẹp và bóng loáng như mới khiến ai cũng trầm trồ.
Dù đồ “cổ” nhưng những chiếc máy cassette của anh Hiếu hoạt động rất tốt. Để chứng minh cho điều mình nói là sự thật, anh Hiếu bật thử kênh VOV1 (Ðài Tiếng nói Việt Nam) từ một chiếc radio sản xuất những năm 1950-1960, âm thanh phát ra rất trong trẻo, mượt.
 |
Những chiếc máy cổ xuất xứ từ Nhật, Mỹ... Tất cả đều được sản xuất từ năm 1955 - 1975 vô cùng độc đáo. |
Anh Hiếu chia sẻ, các máy cassette, radio anh sưu tầm đều được sản xuất tại Nhật, Đức, Mỹ, Nga… của những thương hiệu nổi tiếng như: National, Panasonic, Sony... Đặc biệt, tất cả đều được sản xuất từ năm 1955 - 1975, từng được người Việt sử dụng.
Ngoài ra, anh còn có nhiều máy hát, đĩa nhựa, đĩa than... Bộ sưu tập này được anh kỳ công sưu tầm từ khắp mọi miền đất nước.
Anh Hiếu chia sẻ, ngày nay nhiều thiết bị âm thanh điện tử rất hiện đại, chất lượng cao, song anh lại thích các máy kiểu dáng hoài cổ, đặc biệt âm thanh phát ra từ máy cassette, radio rất hay, không lẫn vào đâu được.
 |
Những chiếc máy radio, cassette hiếm được anh Hiếu săn tìm được. |
“Tôi đam mê sưu tập máy cassette từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi đó không có điện thoại để nghe nhạc, chỉ toàn nghe băng cassette hay đài phát thanh. Lắm lúc máy gặp trục trặc nghe không được, coi như hôm đó buồn cả ngày”, anh Hiếu chia sẻ.
Ban đầu chỉ sưu tập một ít để trưng bày, nhưng rồi dần dà niềm đam mê càng mãnh liệt, anh bỏ công sức để săn tìm.
"Lúc đầu khi sưu tầm mình đưa ra tiêu chí chọn máy chỉ cần nghe rõ, sử dụng bền là được. Nhưng sau đó mình “nâng cấp” lên là mỗi dòng máy phải có nhiều màu, nhiều mẫu. Đặc biệt là máy còn “gin”, máy phải hiếm…", anh nói thêm.
 |
Anh Hiếu chia sẻ, khi sưu tầm anh thường chọn máy còn “gin”, máy hiếm… |
Trong bộ sưu tập của anh Hiếu có nhiều máy còn nguyên bản và đóng hộp cẩn thận. Riêng một số máy đã hư hại nặng, anh phải lặn lội tìm thợ để “cứu chữa” nên rất tốn kém.
Theo anh Hiếu, đa phần máy khi tìm mua về hỏng mạch là chủ yếu. Bên cạnh đó, việc bảo quản máy cũng lắm công phu, thường xuyên lau bụi và vệ sinh sạch, giữ các bo mạch không thấm nước, để nơi tránh ánh sáng mặt trời.
 |
Máy radio cassette Inco Mica sản giai đoạn năm 1955 - 1963, được anh Hiếu coi là “độc” nhất trong bộ sưu tập của mình |
Trong bộ sựu tập của anh Hiếu, chiếc máy raido cassette Inco MiCa sản xuất vào giai đoạn năm 1955 - 1963 được coi “độc” nhất.
“Đây là chiếc máy cassette độc nhất từ Bắc tới Nam mà tôi săn tìm được. Bởi lẽ giá của nó lên đến 25 triệu đồng và hoạt động hoàn chỉnh, còn nguyên trạng 100%. Đây là một trong những mẫu máy được coi độc và đẹp nhất đến thời điểm này trong giới chơi âm thanh xưa. Sản phẩm này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay”, anh Hiếu tiết lộ.
Anh Hiếu còn sở hữu hơn 100 chiếc đèn dầu Kim Lợi Hòa. Đặc biệt là chiếc đèn dầu Kim Lợi Hòa có màu tím được xem là hiếm nhất trong bộ sưu tập. Ngoài ra, anh Hiếu còn sưu tập máy hát đĩa nhựa Akai, tivi xưa, gốm Nam Bộ...
 |
Những chiếc đèn dầu Kim Lợi Hòa hơn 100 cái trong bộ sưu tập của anh Hiếu |
Anh Huỳnh Đăng (35 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) cho biết: “Tôi đam mê âm thanh xưa nên thường tìm hiểu về chúng. Biết chỗ anh Hiếu, đến một lần mà ngỡ ngàng vì bộ sưu tập khủng, các loại máy hầu như đều còn hoạt động tốt. Đây có thể coi là bộ sưu tập âm thanh xưa khủng nhất đất Cần Thơ”.
Xem thêm video: Cả vườn có 100kg nhãn tím, đánh ô tô xin mua nhưng bị từ chối

Chiêm ngưỡng căn nhà có hơn 100 'báu vật' độc nhất ở miền Tây
Ngôi nhà của anh Nguyễn Đình Tuấn, 45 tuổi, huyện Lai Vung, Đồng Tháp, thuộc hàng hiếm ở miền Tây, bởi trong ngôi nhà này đang chứa hơn 100 'báu vật' cổ.
" alt=""/>8X sở hữu báu vật trăm chiếc cassette cổ, độc nhất Cần Thơ