
Những khó khăn do hội chứng Rối loạn định dạng giới (Gender Dysphoria) cùng tình trạng xã hội vào thời điểm dịch bệnh khiến Logsdon-Wallace trầm cảm và có lúc muốn tự tử. May mắn là gia đình đã phát hiện kịp thời và đưa nam sinh nhập viện để điều trị tâm lý.
 |
Teeth Logsdon-Wallace đã viết về những nỗ lực tự tử của mình trong bài tập được giao. Ảnh: Alexis Logsdon. |
Sau khoảng thời gian đen tối này, nam sinh lớp 8 đã viết tâm thư kể về những nỗ lực tự tử vào bài tập về nhà. Trong bài viết, Wallace nhắc đến một bài hát của ban nhạc Ramshackle Glory đã chữa lành tâm hồn cậu, khiến cậu bé chấm dứt ý định tự tử và quyết định tiếp tục sống.
Tuy nhiên, Logsdon-Wallace không hề biết rằng những dòng chữ liên quan đến việc tự tử đã bị Gaggle, hệ thống theo dõi học sinh của trường công lập Minneapolis nhận biết. Do đó, nó đã cảnh báo tới ban lãnh đạo trường dù thực tế Logsdon-Wallace đã vượt qua giai đoạn khó khăn.
Sự hiểu lầm khiến ban cố vấn của trường gọi điện cho mẹ Wallace và giải thích rằng con trai bà muốn tự tử. Điều này đã khiến học sinh 13 tuổi rất bức xúc và cảm thấy "bị phản bội".
"Chuyện tự tử đã là quá khứ rồi. Tại sao bây giờ nhà trường lại báo với gia đình em trong khi em đang cố gắng sống tốt hơn", Wallace chia sẻ với Guardian.
Trường công lập Minneapolis liên kết với Gaggle để hỗ trợ học sinh từ năm 2020 khi chuyển sang đào tạo trực tuyến vì dịch. Gaggle là dịch vụ theo dõi hành vi trực tuyến của học sinh dưới bậc đại học, bằng cách phân tích tài khoản Google và Microsoft do trường cấp.
Mục đích của phần mềm này là giúp các trường học quản lý sự an toàn của các em dựa trên công nghệ Al và nhóm kiểm duyệt nội dung.
Không chỉ sách vở, phần mềm này sẽ tự động quét cả email, tin nhắn trò chuyện, và các tệp cá nhân nhằm tìm kiếm từ khóa, hình ảnh hoặc video có liên quan đến hành vi tự làm hại bản thân, bạo lực hoặc tình dục. Sau đó, nhóm kiểm duyệt nội dung sẽ đánh giá các tài liệu bị gắn cờ và thông báo cho các giáo viên trong trường về điều này.
Mặc dù vẫn còn nhiều mối lo ngại về quyền riêng tư và tính năng quét kém thông minh, CEO Gaggle lại khẳng định rằng hệ thống này đã cứu mạng sống của hơn 1.400 thanh niên trong 2 năm qua. Lãnh đạo trường Minneapolis cũng khẳng định điều tương tự dù chưa có con số xác thực.
Theo Zing/Guardian

Cú sốc trộm 'thổi bay' két sắt 15 tỷ trong đêm nóng nhất mạng xã hội
Cú sốc trộm 'thổi bay' két sắt 15 tỷ trong đêm; 'Cắm mặt' vào điện thoại, cô gái trẻ nhận cái kết thê thảm; Hành động của tài xế xe hơi giúp người giao hàng xe máy gây xúc động;... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.
" alt=""/>Nam sinh bức xúc vì bị nhà trường theo dõi

- Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ về hưu đang trong giai đoạn kéo dài thời gian làm việc tại ĐHQG TP.HCM sẽ được giao làm trưởng bộ môn hoặc trưởng đơn vị chuyên môn.Giám đốc ĐHQG TP.HCM - ông Huỳnh Thành Đạt vừa ký văn bản gửi hiệu trưởng các trường thành viên, trưởng khoa trực thuộc về việc thí điểm giao nhiệm vụ trưởng bộ môn và trưởng đơn vị chuyên môn cho viên chức đã hết tuổi làm công tác quản lý.
Căn cứ tình hình thực tiễn và yêu cầu công tác chuyên môn tại đơn vị, trưởng các đơn vị có thể xem xét giao nhiệm vụ trưởng bộ môn hoặc trưởng đơn vị chuyên môn cho các viên chức giảng dạy đã hết tuổi làm công tác quản lý.
 |
Theo quy định kéo dài thời gian làm việc tiến sĩ không quá 5 năm, phó giáo sư không quá 7 năm và giáo sư không quá 10 năm (Ảnh: Lê Văn) |
Nhiệm vụ quản lý này bao gồm trưởng các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm thuộc khoa trở xuống.
Các viên chức này phải là tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư; có năng lực, uy tín và kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và đang trong giai đoạn kéo dài thời gian làm việc tại đơn vị.
Việc phân công viên chức theo đối tượng nói trên dựa trên cơ sở đề xuất của bộ môn, của khoa và sự đồng thuận của viên chức.
Theo ĐH Quốc gia TP.HCM, việc thực hiện thí điểm này nhằm tiếp tục phát huy sự đóng góp chuyên môn sâu của viên chức giảng dạy có học vị tiến sĩ, chức danh phó giáo sư và giáo sư đã hết tuổi làm công tác quản lý.
Tuy nhiên trưởng bộ môn hoặc trưởng đơn vị chuyên môn trong trường hợp này không bố trí phụ cấp chức vụ từ ngân sách nhà nước, chỉ hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy chế chi tiêu nội bộ hoặc theo thỏa thuận với đơn vị. Đơn vị không bố trí phụ cấp chức vụ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các trường hợp này.
Theo Nghị định 141/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Giáo dục ĐH, giảng viên có chức danh giáo sư và phó giáo sư, học vị tiến sĩ đang công tác tại các trường ĐH chỉ được kéo dài thời gian làm việc sau khi về hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Theo quy định hiện hành, thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ không quá 5 năm, phó giáo sư không quá 7 năm và giáo sư không quá 10 năm.
Lê Huyền

Đề xuất mô hình thu hút giáo sư ở nước ngoài đào tạo tiến sĩ cho Việt Nam
Một nghiên cứu sinh từ Australia vừa gửi tới VietNamNet bài viết đề xuất một giải pháp cho đào tạo tiến sĩ của Việt Nam.
" alt=""/>Thí điểm cho giáo sư, tiến sĩ về hưu làm trưởng bộ môn