
Đại biểu Nguyễn Thế Vinh, tổ đại biểu quận Đống Đa, phát biểu ý kiến
Đây là ý kiến đóng góp của nhiều đại biểu nêu ra trong phiên thảo luận tại hội trường trong chiều 4/12 của HĐND TP.Hà Nội.
Theo cổng thông tin Chính phủ, đại biểu Đỗ Mạnh Hải cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền dịch vụ công mức độ 3-4 đến người dân bằng cách tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, khảo sát, sân khấu hoá như quận Long Biên đã thực hiện. Cách làm này thu hút người dân tham gia nhiệt tình và sau mỗi cuộc thi, người dân hiểu biết hơn về vấn đề cải cách hành chính, dịch vụ công.
Bên cạnh đó, có thể thực hiện giảm tải chính quyền cơ sở bằng cách rà soát thủ tục hành chính giao cho tổ chức ngoài nhà nước, có thể giao toàn phần (đối với một số việc công chứng giấy tờ) hoặc giao một phần việc (như vấn đề xin giấy phép xây dựng).
Đại biểu Phạm Đình Đoàn (tổ đại biểu quận Hoàng Mai) đánh giá, thời gian qua, thành phố đã có những chủ trương, chính sách quyết liệt, sáng tạo về cải cách hành chính. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số thủ tục hành chính rườm rà; sở, ban, ngành xử lý một số vấn đề nhiêu khê làm khó cho doanh nghiệp đầu tư…
" alt=""/>Hà Nội phải tiếp tục cải cách, gỡ rào cản hành chính để đón sóng đầu tư trong cách mạng 4.0![]() |
XTayPro (cầm bảng 20.000USD) giành giải 3 tại cuộc thi K-Startup Grand Challenge 2018. |
XTayPro là một nền tảng kinh tế chia sẻ dành cho cộng đồng mua giùm, xách hộ toàn cầu. Ứng dụng kết nối người đi du lịch, người đi công tác với người có nhu cầu mua những sản phẩm từ nước ngoài hoặc cần gởi đồ nhỏ, lẻ ra nước ngoài.
Thông qua mô hình kinh tế chia sẻ, nền tảng này giúp người đi du lịch kiếm thêm thu nhập cũng như người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí mua, vận chuyển hàng hóa.
Trên nền tảng XTayPro, người dùng đi du lịch hay công tác sang nước khác có thể thông báo để ai có nhu cầu mua hàng ở nước đó có thể đặt mua giúp.
Ngoài ra, nền tảng XTayPro có hệ thống kiểm tra, phân hạng người dùng giúp bảo vệ khách hàng trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vốn là mối lo cũng như vấn nạn lớn nhất của thị trường hàng xách tay và thương mại điện tử quốc tế.
Điều này để tránh các hành vi trộm cắp, lừa đảo, vận chuyển hàng cấm, trốn thuế và giúp cho người dùng tránh phải những rắc rối với hải quan khi mua dùm, xách hộ hàng.
XTayPro là một trong những start-up trẻ tuổi nhất tham gia chương trình với chỉ hơn 1 năm thành lập.
" alt=""/>Startup Việt giành giải 3 cuộc thi dành cho các công ty khởi nghiệp toàn thế giới tại Hàn QuốcKaspersky Lab khẳng định không có quan hệ với Kremlin và rằng công ty đang bị biến thành "quân tốt thí mạng" trong trò chơi địa chính trị giữa Nga và Mỹ. Ảnh: BBC
DHS cho biết, họ cảm thấy bất an về mối liên hệ giữa Kaspersky Lab với các cơ quan tình báo của Nga. Quyền Bộ trưởng DHS Elaine Duke gia hạn 90 ngày cho các cơ quan chính phủ gỡ bỏ và thay thế phần mềm bảo mật Kaspersky.
"DHC rất quan ngại về các ràng buộc giữa một số quan chức Kaspersky với cơ quan tình báo và các cơ quan chính phủ khác thuộc Nga. Nguy cơ hiện hữu là, chính phủ Nga, dù tự hành động hay thông qua sự cộng tác với Kaspersky, có thể lợi dụng xâm nhập thông qua các sản phẩm Kaspersky để gây hại cho các hệ thống thông tin liên bang, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia của Mỹ", bà Duke nhấn mạnh.
Động thái của DHS diễn ra ngay trước khi Thượng viện Mỹ dự kiến bỏ phiếu phê chuẩn việc cấm các cơ quan chính phủ dùng các sản phẩm của công ty an ninh mạng Nga.
Kaspersky Lab đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận có quan hệ với Điện Kremlin. Tuy nhiên, cách đây 2 tháng, hãng thông tấn Bloomberg của Mỹ đưa tin đã nhìn thấy các email trao đổi giữa tổng giám đốc điều hành Eugene Kaspersky và các nhân viên cấp cao của Kaspersky Lab, với nội dung đề cập đến một dự án an ninh mạng bí mật, dường như được thành lập theo yêu cầu của cơ quan tình báo Nga FSB. Theo Bloomberg, các công cụ thuộc dự án không chỉ làm chệch hướng các cuộc tấn công mạng mà còn thu thập thông tin về những hacker đứng đằng sau các sự cố này, rồi chuyển chúng cho các cơ quan tình báo Nga.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump cũng đối mặt với cáo buộc có dính líu đến các quan chức Nga trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016.
Các cáo buộc đã khiến một loạt hãng bán lẻ Mỹ ngừng kinh doanh các sản phẩm của công ty.
Kaspersky Lab hiện có hơn 400 triệu khách hàng khắp toàn cầu. Song, hãng chưa bao giờ trở thành một nhà cung cấp phần mềm bảo mật lớn cho chính phủ Mỹ.
Tuấn Anh - Phạm Thị Việt - Phạm Văn Thường (Theo BBC)
" alt=""/>Mỹ cấm các cơ quan chính phủ dùng phần mềm bảo mật công ty Nga Kaspersky