Alchip Technologies, nhà cung cấp dịch vụ thiết kế chip AI hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc), đang mở rộng đội ngũ R&D tại Việt Nam, nơi họ dự kiến mở văn phòng đầu tiên năm nay. Giám đốc Tài chính Daniel Wang nói, công ty khả năng sẽ tăng số lượng nhân sự lên tối đa 100 kỹ sư trong vòng 2 đến 3 năm.
Còn theo CEO kiêm Chủ tịch Johnny Shen, sau khi đánh giá một số điểm đến châu Á, “đội ngũ nhân tài kỹ thuật đầy hứa hẹn của Việt Nam và tinh thần làm việc mạnh mẽ của họ khiến Việt Nam trở thành một lựa chọn rất hấp dẫn với chúng tôi. Chúng tôi rất ấn tượng bởi sự cống hiến và cam kết của các kỹ sư Việt Nam, những người mong muốn học hỏi và đóng góp”.
Cũng đến Việt Nam để tìm kiếm các kỹ sư trẻ là GUC và Faraday Technology, nhà cung cấp dịch vụ thiết kế chip liên kết cho TSMC và UMC.
Các công ty Hàn Quốc cũng chuyển sang Việt Nam, một phần để bù đắp tình trạng chảy máu chất xám ở quê nhà. Theo Nikkei, Việt Nam là quốc gia xuất hiện nhiều nhất trong cuộc trao đổi gần đây giữa các lãnh đạo doanh nghiệp và ông Oh Young Ju, Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Startup.
Địa điểm chiến lược để phát triển nhân tài kỹ thuật
Hãng bán dẫn BOS Semiconductors của Hàn Quốc đến TP. Hồ Chí Minh để thành lập một nhóm hỗ trợ. Trong quá trình công tác giữa hai nước, so sánh hai đội ngũ nhân sự, chất lượng của các kỹ sư Việt Nam đã thuyết phục công ty nâng cấp nhóm. “Họ nhận ra đây có thể là trung tâm R&D chính. Điều đó thực sự bất ngờ”, Giám đốc quốc gia Lim Hyung Jun cho biết.
BOS thiết kế chip AI cho các hãng xe như Hyundai. Ông Lim cho biết việc đạt được mục tiêu thiết kế chip SoC tại Việt Nam sẽ thể hiện sự khéo léo của địa phương. “Nó có thể hình thành xu thế thị trường”,ông nói.
Có khoảng 50 nhân sự của BOS tại TP. Hồ Chí Minh, bao gồm Giám đốc thiết kế Nguyen Hung Quan. Ông cho biết các đồng nghiệp của mình “rất phấn khích” khi được làm về các vấn đề như truyền dữ liệu tốc độ cao, giúp họ có thêm kỹ năng.“Tại Việt Nam, chúng tôi đang ở giai đoạn R&D. Việc sản xuất rất khó khăn và tốn kém, nhưng điều này sẽ giúp chúng tôi đi đúng hướng”.
ADTechnology, công ty đồng hương của BOS, đang vận hành hai trung tâm nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh.
Việc có sẵn nhân sự công nghệ trong thời kỳ khan hiếm có thể giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng giá trị chuỗi cung ứng. Marvell mô tả Việt Nam là“địa điểm chiến lược để phát triển nhân tài kỹ thuật”.
Le Quang Dam – một nhân vật kỳ cựu trong ngành – đã giúp triển khai văn phòng đầu tiên của Marvell tại đây. Từ chỉ vài chục kỹ sư trong những năm đầu, nhóm của ông giờ đã lên hơn 400 người. Dam, Tổng Giám đốc Marvell Việt Nam, chia sẻ Việt Nam sẽ trở thành trung tâm thiết kế chip lớn thứ ba của Marvell, chỉ sau thủ phủ Mỹ và Ấn Độ.
Marvell muốn tăng số lượng nhân sự địa phương lên 500 vào năm 2026. Kế hoạch tuyển dụng không chỉ bao gồm nhân viên cho văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh mà còn một điểm mới ở Đà Nẵng. Theo ông Dam, sau 11 năm, đội ngũ Việt Nam“có thể thực hiện R&D công nghệ chip tối tân”.
Không giống như các lĩnh vực công nghệ thấp, hoạt động của Marvell tại Việt Nam đòi hỏi năng lực kỹ thuật tiên tiến. Phần lớn các thành viên trong nhóm của Dam rất trẻ - ở độ tuổi 20 hoặc 30 - và hơn 20% là nữ.
Trong khi đó, Synopsys – nhà sản xuất công cụ thiết kế chip hàng đầu thế giới – nằm trong số các doanh nghiệp đầu tư tích cực nhất vào Việt Nam, nơi hãng đang có hơn 500 nhân viên tại nhiều trung tâm thiết kế nằm ở các thành phố. Robert Li, Phó Chủ tịch bán hàng của Synopsys, Đài Loan (Trung Quốc) và Đông Nam Á, nhận xét: "Mức độ quan tâm cao của sinh viên Việt Nam và lực lượng lao động được đào tạo trong ngành kỹ thuật bán dẫn, kết hợp với nguồn tài trợ và các chương trình của chính phủ, sẽ giúp thiết lập Việt Nam trở thành trung tâm tài năng bán dẫn".
Theo ông Li, đội ngũ Synopsys tại Việt Nam đang xử lý những thách thức quan trọng nhất của khách hàng. Một ví dụ điển hình là vai trò quan trọng của nhóm trong việc phát triển chip thử nghiệm dựa trên chiplet kết nối UCIe đầu tiên trong ngành, được công bố vào năm 2023 với sự hợp tác của Intel.
Brian Chen, chuyên gia của KPMG, nhận định nhu cầu kỹ năng kỹ thuật bậc cao tại Việt Nam đang lớn hơn nguồn cung khi nhiều công ty dịch chuyển sang Đông Nam Á. Ông cho rằng vẫn còn nhiều dư địa để đội ngũ nhân tài phát triển. Riêng lĩnh vực thiết kế chip, ông tin rằng mỗi công ty sẽ tuyển dụng ít nhất 300 đến 500 người cho văn phòng Việt Nam.
Ngoài ra, so với Đài Loan (Trung Quốc) hay Hàn Quốc, năng suất và mức lương của kỹ sư tại Việt Nam cũng là một yếu tố hấp dẫn hơn nhờ hiệu quả về mặt chi phí. Ông Chen chỉ ra, TP. Hồ Chí Minh vẫn là lựa chọn số một của các công ty nước ngoài vì chất lượng cuộc sống và sôi động. Hà Nội sẽ là điểm đến tiếp theo.
(Theo Nikkei)
" alt=""/>Việt Nam, ‘thỏi nam châm’ của ngành bán dẫn thế giớiTôi sẽ nhận con nuôi
- Không ít người cho rằng đón Tết một mình sẽ khiến người ta thấy cô đơn hơn ngày thường vì không có ý nghĩa “đoàn viên”. Bản thân anh có cảm nhận rõ điều này?
Tôi thừa nhận Tết này sẽ cô đơn hơn vì không có bạn bè, hàng xóm, người thân... Tôi cũng chẳng còn họ hàng bên nhà ngoại và nhà nội, chẳng còn bố mẹ thân yêu. Đêm giao thừa, tôi sẽ thay mẹ tự tay nấu mâm cơm cúng gia tiên. Sáng mùng 1 thức dậy, tôi có thể thư thái ngồi bên tách trà nóng, nhấm nháp ít mứt gừng, ngắm hoa mai vàng bung tỏ trước… sân nhà đối diện.
Tôi dự định chỉ mời vài người bạn hợp tuổi, hợp mạng đến nhà xông đất vào chiều mùng 2 rồi liên hoan nhẹ nhàng, đạm bạc. Tôi luôn có cách vượt qua nỗi cô đơn như thức dậy muộn hơn để tiêu tốn thời gian, tìm công việc làm thêm như dọn dẹp nhà cửa, bố trí lại các góc tiểu cảnh, tập thể dục, tham gia vào các hội nhóm thiện nguyện và đi du lịch...
Tết nào còn cha mẹ thì Tết ấy vẫn còn tình yêu thương đong đầy. Dù tự nhủ trong lòng đừng quá đau buồn nhưng nhìn thấy nhà nhà sum vầy, tôi lại chạnh lòng.
Anh có ý định mở lòng để đón nhận tình cảm sau những lần đổ vỡ, để những cái Tết sau này bớt cô đơn?
Tôi đã mở lòng từ nhiều năm nay rồi nhưng không có đối tượng đến, đành chấp nhận duyên số vậy! Cái nào của mình sẽ mãi là của mình. Chắc ông trời muốn tôi cô đơn đến suốt đời. Duyên đến duyên đi nếu đường tình duyên của mình vẫn còn thì duyên mới lại đến. Còn không thì xem như kiếp này tôi đã trả nợ xong cho đời và cũng không mắc nợ ai nữa.
- Trước đây anh luôn nói có cảm giác sợ Tết, giờ thì sao?
Tôi vẫn sợ Tết vì nhiều dấu ấn đặc biệt cho cá nhân ngay từ thuở bé. Trong tâm trí tôi, Tết luôn mang đến một sự day dứt, tiếc nuối và cô đơn. Tết – chỉ một từ duy nhất nhưng hàm chứa nhiều kỷ niệm buồn hơn vui. Cho dù có sợ Tết, trốn Tết nhưng cuối cùng tôi vẫn phải cứ phải đón Tết cho dù không thích. Tết năm nào tôi cũng buồn, cũng khóc một mình ngay thời khắc giao mùa.
Tết năm nào tôi cũng muốn chạy trốn vì nhớ lại những sự kiện đã đến trong đời mình ngay vào những ngày cận Tết. Bố mẹ tôi bố mẹ đều qua đời vào những ngày giáp Tết. Tôi nhận quyết định toàn án ly hôn vào Tết 2012 hay từng phải nằm viện vì bị lao phổi tại nước Nga vào Tết năm 1993...
- Không còn hoạt động showbiz, anh sẽ lên kế hoạch gì cho năm 2024?
Năm 2023, có lẽ do "cao tuổi” nên tôi phát hiện thêm nhiều bệnh. Kể từ đó, tôi dành nhiều thời gia tập thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng, huyết áp, đường huyết...
Bên cạnh đó, tôi đã có tìm hiểu luật pháp quy định nhận con nuôi là trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Sau khi suy đi tính lại, tôi dự định sẽ nhận làm cha đỡ đầu cho một bé trai mồ côi. Cháu vẫn do nhà chùa nuôi dưỡng và cho đi học văn hóa tại trường. Tôi sẽ là người lo toàn bộ chi phí học tập, chăm sóc y tế cho con.
(Theo VTC)
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội. |
Về công tác triển khai đổi mới chương trình dạy và học, địa phương có thể căn cứ vào thực tế để chọn chương trình, SGK để dạy cho học sinh.
Do đó ông Chung cho rằng cần phải đánh giá rất thực tiễn các vùng miền, vùng nào cần học và không cần học cái gì “để đạt được mục tiêu sản phầm đào tạo nên là gì?”
Ông Chung bày tỏ quan điểm: “Tôi thì nghĩ đơn giản thứ nhất là các em phải có sức khỏe, thứ hai coi trọng đạo đức, thứ ba là có kiến thức và tri thức. Để làm sao những sản phẩm của chúng ta không chỉ đáp ứng cho đất nước mà còn đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đề nghị cần đặt nhiệm vụ này lên hàng đầu.
“Hiện nay, tôi nghĩ đại bộ phận chúng ta đều thấy con em chúng ta học chương trình nặng quá, quá tải về kiến thức. Nhưng những kỹ năng sống hay những môn để phát huy được trí tuệ hoặc học thêm những tri thức của thế giới, hay ngoại ngữ rồi tin học thì thời lượng quá ít”, ông Chung nói.
“Khi đủ 18 tuổi học xong lớp 12 trở thành 1 công dân thì các em phải các trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân. Như luật giao thông đường bộ, bằng lái xe là phải có hết. Thế nhưng thực tế là sau đó chúng ta mới đi học rời rạc, gây tốn kém. Cần phải làm sao để ngay từ trong trường phổ thông, có thể tích hợp những việc đó. Những điều này ở các nước ngoài đã làm thành công thì chúng ta nên nghiên cứu và vận dụng, học hỏi kinh nghiệm. Nếu tích hợp được vậy thì cũng giúp các cháu tiết kiệm được và dành công sức đó để học thêm những tri thức khác”.
Ông Chung cũng bày tỏ mong muốn thầy và trò ngành giáo dục cần nhìn thẳng vào những tồn tại, những vấn đề còn gây bức xúc như bạo hành học đường, an toàn thực phẩm,… và “học” cả những vấn đề đã xảy ra ở hệ thống giáo dục của các tỉnh, thành khác. “Cần phải học cả những sai sót của người khác để rồi không mắc phải”, ông Chung nói.
Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phản đối việc đặt nặng đánh giá học sinh ở những giờ học thể chất bằng “qua hay không qua” mà cần chú trọng sự tiến bộ, khơi dậy sự đam mê, hứng khởi.
" alt=""/>Chủ tịch Hà Nội: “Con em chúng ta học chương trình nặng quá”