
 |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại hội nghị “Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số” tỉnh Bắc Giang. |
Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức Bắc Giang
Diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 238 điểm cầu, hội nghị “Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số” tại Bắc Giang có sự tham dự của hơn 3.600 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các sở, ngành, địa phương trên địa bàn.
Ông Nghiêm Xuân Hưởng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh coi chuyển đổi số là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách và lâu dài. Ngay từ tháng 10/2020, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã quyết nghị: “Chuyển đổi số là một nhiệm vụ trọng tâm mang tính giải pháp đột phá trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, xã hội…”.
So với các địa phương khác, dù Bắc Giang không phải là tỉnh có nguồn lực kinh tế mạnh, song tỉnh đã có cách làm riêng để xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công nhằm gia tăng tiện ích, sự thụ hưởng cho người dân, doanh nghiệp.
Đến nay, kiến trúc nền tảng chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang đã bước đầu hình thành; cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông được tăng cường, hoạt động ổn định; các hệ thống thông tin trọng yếu cũng được triển khai…
Năm 2020, xếp hạng về chuyển đổi số của Bắc Giang đứng thứ 10 trên cả nước, trong đó chỉ số xếp hạng chính quyền số đứng thứ 7, kinh tế số đứng thứ 14 và xã hội số đứng thứ 25.
 |
Ngoài một điểm cầu trực tiếp, hội nghị còn kết nối trực tuyến với 238 điểm cầu ở các sở, ngành, địa phương trên địa bàn. |
Tuy nhiên, theo ông Nghiêm Xuân Hưởng, chuyển đổi số vẫn là một khái niệm mới, nhiều cán bộ, đảng viên chưa hiểu thấu đáo và lúng túng khi thực hiện. Do chưa hiểu dẫn đến dè dặt trong cách làm, không xác định được đâu là vấn đề cốt lõi cần giải quyết, giải quyết thế nào và nguồn lực ở đâu?
Vì vậy, hội nghị lần này là cơ hội để lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở Bắc Giang tìm hiểu, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số một cách căn bản nhất. Từ đó, triển khai các hoạt động chuyển đổi số hiệu quả.
Tại hội nghị, các học viên được trang bị kiến thức tổng quan, về chương trình chuyển đổi số quốc gia và định hướng chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang. Cùng với đó, các chuyên gia đã cùng học viên thảo luận về các tình huống thực tế nhằm góp phần chuyển đổi số hiệu quả cho các đơn vị cấp, ngành, địa phương tại tỉnh.
Tạo nguồn nhân lực chất lượng cho chuyển đổi số
Từ điểm cầu Hà Nội, chia sẻ với các đại biểu dự hội nghị về những nhận thức quan trọng trong chuyển đổi số, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh: Chuyển đổi số trước hết là việc của người đứng đầu. Cụ thể, ở cấp tỉnh, chuyển đổi số là việc của Chủ tịch tỉnh; ở quận, huyện là việc của Chủ tịch quận, huyện; còn ở các Sở, ban ngành thì là việc của Giám đốc các Sở, ban, ngành.
“Người đứng đầu không cần là chuyên gia, nhưng cần kiên định với mục tiêu đã đặt ra và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tháo gỡ khó khăn trong quá trình chuyển đổi số”, ông Nguyễn Huy Dũng nói.
Thứ trưởng cũng cho rằng, chuyển đổi số không chỉ là việc mua sắm trang thiết bị mà còn là vấn đề của thể chế. Thành công trong chuyển đổi số, có tới 80% phụ thuộc vào nhận thức, thể chế và chính sách. Công nghệ chỉ chiếm 20%. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào công nghệ sẽ khó tránh khỏi thất bại.
Vì thế, Thứ trưởng đề nghị các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Bắc Giang lưu ý: Tăng cường đầu tư cho chuyển đổi số là cần thiết nhưng quan trọng hơn, chuyển đổi số là thay đổi mô hình, thay đổi tư duy, thay đổi cách làm và quy trình làm cho phù hợp. Địa phương cần quan tâm đến hiệu quả cũng như tính bền vững của dự án đầu tư cho chuyển đổi số.
 |
Năm 2022, Bộ TT&TT sẽ triển khai chương trình đào tạo về chuyển đổi số cho 10.000 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, tập đoàn, tổng công ty. (Ảnh minh họa: Internet) |
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, Bộ TT&TT đã đưa vào sử dụng nền tảng học trực tuyến MOOCs, nền tảng hỗ trợ đào tạo kỹ năng số miễn phí cho người dân tại địa chỉ OneTouch.edu.vn. Theo kế hoạch, năm 2022, Bộ TT&TT sẽ triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho 10.000 cán bộ trong cơ quan nhà nước, tập đoàn, tổng công ty để tạo nguồn nhân lực chất lượng cho chuyển đổi số.
“Bộ TT&TT sẵn sàng đồng hành cùng với Bắc Giang để tổ chức khóa đào tạo này nhằm hình thành mạng lưới chuyên gia về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ngay trong quý I hoặc quý II/2022”, Thứ trưởng đề xuất.
Nhận định chuyển đổi số là một hành trình dài, Thứ trưởng cho rằng khi bắt đầu hành trình đó, chúng ta cần hình dung rõ mục tiêu, biết mình đang đi đến đâu. Bởi lẽ, nếu không biết mình đi đến đâu sẽ mắc sai lầm về nhận thức.
Vân Anh

Bộ Tài chính, VTV, Đà Nẵng dẫn đầu về chuyển đổi số
Kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, tỉnh - DTI 2020 vừa được công bố. Trong năm đầu tiên thực hiện, báo cáo này được đánh giá đã thành công khi vẽ ra bức tranh toàn diện về chuyển đổi số Việt Nam.
" alt=""/>Sắp khởi động chương trình đào tạo 10.000 cán bộ chuyển đổi số
, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn” được Bộ TT&TT phê duyệt hồi tháng 7.</p><p>Ngay từ trung tuần tháng 7/2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021. Mục tiêu phát triển kinh tế số của địa phương này là thay đổi tư duy, phương thức, quy trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của cách làm truyền thống bằng nền tảng số, tạo ra các giá trị mới giúp cho nông dân gia tăng thu nhập, bớt sự nhọc nhằn, rủi ro khi được mùa mất giá, còn được giá thì mất mùa.</p><p>Phát triển cửa hàng số cho các hộ qua những nền tảng số langson.postmart.vn và langson.voso.vn, 2 sàn thương mại điện tử của 2 doanh nghiệp bưu chính lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post). Điều này nhằm phục vụ việc mua và bán thông qua các cửa hàng số, định vị địa chỉ số, xác định nguồn gốc sản phẩm và dùng công nghệ số để kết nối người bán, người mua, có sử dụng các tài khoản thanh toán điện tử.</p><p>Đồng thời, chuyển đổi người nông dân lên không gian số thông qua việc thay đổi cách sống, cách làm việc mới trên cửa hàng số. Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Lạng Sơn ra ngoài tỉnh và các nước trên thế giới.</p><table class=)
 |
Số hộ gia đình tại Lạng Sơn có cửa hàng số trên các sàn Postmart, Vỏ Sò đã tăng tới 109 lần sau 4 tháng. |
Thông tin về kết quả triển khai phát triển kinh tế số tại Lạng Sơn, ông Nguyễn Khắc Lịch, Giám đốc Sở TT&TT cho biết, tính đến cuối tháng 11, đã có 109.550 hộ có cửa hàng số trên các sàn Postmart và Vỏ Sò, tăng 109 lần so với thời điểm phát động; 89.817 hộ có tài khoản thanh toán điện tử, tăng 298 lần so với thời điểm phát động.
Cũng đến hết tháng 11, Lạng Sơn đã phát triển được 6.415 hộ gia đình có hàng hóa, nông sản được bán nhiều. Đây là lực lượng đầu tàu trong phát triển kinh tế số tại địa phương. Lực lượng nòng cốt - Tổ công nghệ cộng đồng cũng được phát triển mạnh, với 1.596 tổ và tổng số 5.822 người, mỗi tổ có từ 3 người trở lên gồm trưởng thôn và 2 người biết công nghệ, say mê cái mới.
Đặc biệt, doanh thu của các gia đình đã tăng mạnh nhờ triển khai phương thức kinh doanh mới – qua sàn thương mại điện tử, với tổng số 21.395 đơn hàng và doanh thu tăng từ 30 triệu đồng thời điểm phát động lên đạt khoảng 6 tỷ đồng, tăng 181 lần.
3 chiến lược giúp Lạng Sơn “phủ” cửa hàng số tới hơn 55% hộ gia đình
Chia sẻ kinh nghiệm và cách làm khác biệt của Lạng Sơn, Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Khắc Lịch cho hay, để đạt được kết quả trên, tỉnh đã gắn phát triển kinh tế số, cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử với 3 chiến lược: vết dầu loang, đầu tàu và lực lượng nòng cốt hay còn gọi là Tổ công nghệ cộng đồng.
Với chiến lược vết dầu loang, theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Lạng Sơn đã hoàn thành sớm chỉ tiêu có 50% số hộ gia đình có cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử được đề ra trong Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Hiện trên toàn tỉnh, tỷ lệ hộ gia đình có cửa hàng số trên các sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ Sò đã đạt trên 55%.
“Thực tế không phải lúc nào cũng có hộ gia đình tại Lạng Sơn có hàng để bán hay muốn mua hàng. Chúng tôi suy nghĩ rằng, có 10% hộ gia đình thường xuyên có hàng để bán và có mua hàng, họ sẽ là những “đầu tầu” kéo toàn bộ đoàn tầu kinh tế số. Đây là lực lượng phải tập trung để hỗ trợ”, người đứng đầu Sở TT&TT Lạng Sơn chia sẻ.
 |
Tại Lạng Sơn, các Tổ công nghệ cộng đồng sẽ là lực lượng trực tiếp triển khai phát triển cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử, sau khi được các doanh nghiệp đào tạo, tập huấn. |
Đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng nòng cốt hay còn gọi là Tổ công nghệ cộng đồng, ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết, ngay từ cấp cơ sở, mỗi xã, thôn sẽ có quyết định thành lập các Tổ công nghệ cộng đồng với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Lực lượng này được Bưu điện và Viettel Post Lạng Sơn tập trung đào tạo, tập huấn, hướng dẫn để sau đó sẽ triển khai đi hướng dẫn, phát triển các cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử cho các hộ gia đình tại địa bàn thôn, bản, xã.
“Lạng Sơn dựa trên kinh nghiệm rất thành công trong phòng chống dịch là Tổ Covid cộng đồng, chúng tôi đưa ra mô hình Tổ công nghệ công đồng. Cho đến nay chúng tôi thành lập được 1.596 tổ với 5.822 người, với lực lượng Tổ trưởng là các Trưởng thôn, Trưởng bản, cộng với tối thiểu 2 người trong thôn, bản đó biết công nghệ và say mê cái mới”, ông Nguyễn Khắc Lịch thông tin thêm.
Đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cũng kiến nghị Bộ TT&TT xem xét nhân rộng mô hình phát triển kinh tế số nông nghiệp nông thôn trên toàn quốc để góp phần phát triển kinh tế xã hội, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
Cụ thể, theo khuyến nghị của Lạng Sơn, chính quyền địa phương các cấp trong quá trình phát triển kinh tế số cần đảm bảo 3 chiến lược vết dầu loang, đầu tàu, lực lượng nòng cốt – Tổ công nghệ cộng đồng và 4 chỉ tiêu cụ thể về hộ gia đình có cửa hàng số, hộ gia đình có tài khoản thanh toán điện tử; số hộ gia đình đầu tàu và phát triển lực lượng nòng cốt - Tổ công nghệ cộng đồng.
Vân Anh

Phát triển kinh tế số tạo cơ hội lớn cho tỉnh miền núi Lạng Sơn vươn lên
Trong lễ ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh này, ông Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh, phát triển kinh tế số trong thời điểm hiện nay là cơ hội to lớn để tỉnh phát triển.
" alt=""/>3 chiến lược giúp Lạng Sơn “phủ” cửa hàng số tới hơn 55% hộ gia đình