![]() |
Đoàn Việt Nam nhận giải tại cuộc thi IMC tại Singapore |
IMC là cuộc thi được tổ chức thường niên từ năm 2005 với sự tham gia của 13 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, gồm: Philippines, Indonesia, Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Iran, Singapore, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam.
Với nguyên tắc "Khoa học không có biên giới", IMC cam kết liên kết tất cả các tổ chức, từ khắp nơi trên thế giới với mong muốn phổ quát phong trào học Toán cho học sinh, tạo một sân chơi cho các bạn trẻ cũng như khơi gợi lòng đam mê Toán học cho các bạn lứa tuổi Tiểu học và THCS. Cho đến nay, IMC trở thành cơ hội cho nhiều học sinh trong quá trình tìm kiếm học bổng ở nước ngoài.
Việt Nam tham dự IMC lần đầu tiên vào năm 2015 với 56 học sinh từ khối 4 đến khối 8, mang về 1 giải đặc biệt Grand Champion, 6 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, 17 Huy chương Đồng và 19 giải Khuyến khích.
Năm nay, đoàn Việt Nam chọn ra 100 học sinh xuất sắc từ khối 3 tới khối 7 từ khắp hai miền Nam, Bắc để tham dự kỳ thi.
Kết quả chung cuộc có em Nguyễn Minh Đức, học sinh lớp 8A, Trường THCS Nhân Chính (Hà Nội) giành giải đặc biệt Grand Champion với tổng điểm 95/100. Nguyễn Minh Đức cũng là một trong số ít thí sinh có điểm cao nhất cuộc thi năm nay.
![]() |
Nguyễn Minh Đức, học sinh lớp 8A, Trường THCS Nhân Chính (Hà Nội) giành giải đặc biệt Grand Champion với tổng điểm 95/100 |
Minh Đức chia sẻ, em đam mê Toán học từ nhỏ và phương pháp học của em chủ yếu là tự học. Đức thích sưu tầm và làm những bài toán hay và lạ. Em cho biết, đề thi quốc tế rất khác biệt và thú vị so với những cuộc thi trong nước. “Những câu hỏi trong đề thi luôn gắn liền với thực tiễn và đời sống làm cho em rất thích thú. Nó làm em thấy yêu môn Toán hơn”.
Trước đó, Minh Đức cũng từng giành được rất nhiều thành tích xuất sắc khác: Lớp 8: Giải Nhì Violympic cấp thành phố; Giải khuyến khích giải Toán qua thơ của báo Toán Tuổi Thơ; Giải Nhất Tin học trẻ cấp quận; Lớp 7: Giải Ba Tiếng Anh cấp huyện; Giải đồng giải Toán qua thơ báo Toán Tuổi Thơ; Huy chương vàng Toán Châu Á Thái Bình Dương…
Nam sinh cho biết, ngoài đam mê Toán học, em còn thích chơi bóng đá và chơi thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh.
Rộng cửa tương lai cho sinh viên Việt Nam
Các suất học bổng được trao tặng lần này có trị giá hơn 27,5 tỉ đồng (khoảng 1,2 triệu đô la Mỹ). Tính đến năm 2016, trường đã trao tặng khoảng 890 suất học bổng trị giá hơn 205 tỉ đồng.
![]() |
SV Lưu Thái Quang Khải nhận học bổng Hiệu trường trị giá 100% học phí |
“Nhờ các suất học bổng này, nhiều sinh viên Việt Nam có được cơ hội theo đuổi chương trình đại học theo chuẩn quốc tế. Bên cạnh việc được tài trợ một phần hoặc toàn bộ học phí, ứng viên thành công còn hưởng lợi từ đội ngũ giảng viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế, cơ sở vật chất và trang thiết bị chất lượng cao, cũng như mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp và chương trình học gắn liền với thực tế”, Giáo sư Gael McDonald - Hiệu trưởng Đại học RMIT Việt Nam - cho biết.
Ngày càng nhiều bạn trẻ khao khát vươn lên trong cuộc sống và góp sức xây dựng đất nước. Những phần học bổng giá trị của RMIT thật sự là món quà ý nghĩa và nhân văn, là nguồn động viên lớn, tiếp thêm sức mạnh để các em tiến xa trên con đường học vấn. Từ những suất học bổng này, nhiều bạn trẻ có cơ hội khẳng định năng lực, trí tuệ của mình ở môi trường giáo dục cả trong và ngoài nước.
Chương trình học bổng đa dạng của RMIT Việt Nam không chỉ đem đến cơ hội học tập trong nhiều lĩnh vực cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, mà còn tạo điều kiện cho những em thiệt thòi về thể chất, tài chính hay điều kiện địa lý theo đổi chương trình đại học theo chuẩn quốc tế. Chương trình thậm chí còn tạo điều kiện cho sinh viên nữ bước vào những lĩnh vực là thế mạnh của nam giới như kỹ thuật, đồng thời trang bị cho các em sẵn sàng đứng vào đội ngũ lãnh đạo nữ trong tương lai. Sinh viên muốn học các ngành thiết kế, quản lý và kinh doanh thời trang, quản lý chuỗi cung ứng và logistics, có thể chọn “Học bổng cho các ngành học ưu tiên”, trong khi các em giỏi toán có thể lấy “Học bổng Nguyễn Văn Đạo”. Ngoài ra, chương trình học bổng còn có nhiều hạng mục khác như “Học bổng Khuyến khích khu vực”, “Học bổng chắp cánh ước mơ”, “Học bổng cho sinh viên quốc tế”, v.v.
Đặc biệt, trong hai buổi lễ vừa qua, có tám sinh viên đã nhận “Học bổng Hiệu trưởng” - học bổng danh giá nhất của trường dành cho những học sinh trung học có thành tích học tập xuất sắc, đồng thời thể hiện được năng lực lãnh đạo và tích cực tham gia hoạt động cộng đồng. Ứng viên được chọn không những được miễn 100% học phí, mà trong suốt thời gian học tại trường còn được cố vấn và tham gia các chương trình phát triển nhằm hỗ trợ các em trở thành những lãnh đạo trong tương lai.
Góp phần phát triển đất nước
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các quốc gia có mức thu nhập vừa và thấp tại Đông Á, trong đó có Việt Nam, cần khuyến khích khả năng tiếp cận giáo dục bậc đại học để tạo ra lực lượng lao động đáp ứng những yêu cầu của thị trường lao động và nền kinh tế thị trường ngày càng rộng mở. Không chỉ truyền đạt giáo dục, các trường đại học còn được xem là nơi cung cấp các nguồn kỹ năng công nghệ có giá trị kỹ thuật, sự sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp...
Như vậy, chương trình học bổng thường niên của RMIT không chỉ tạo cơ hội học tập cho học sinh, sinh viên khó khăn mà còn góp phần phát triển kinh tế quốc gia.
![]() |
SV nhận học bổng chụp ảnh cùng Hiệu trưởng RMIT Việt Nam Giáo sư Gael McDonald và gia đình. |
Có thể thấy, mười lăm năm phát triển tại Việt Nam đã tạo nền tảng cho những đóng góp không ngừng của Đại học RMIT Việt Nam với cộng đồng. Không chỉ tập trung vào chương trình trao học bổng toàn phần và bán phần cho học sinh xuất sắc cũng như học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại nhiều tỉnh thành Việt Nam, RMIT còn quan tâm đến việc chia sẻ cơ sở vật chất của trường với cộng đồng địa phương như: hợp tác với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong nghiên cứu sau đại học, trao đổi học thuật, và tổ chức hội nghị, hội nghị chuyên đề và hội thảo; hỗ trợ Hội Liên hiệp phụ nữ TP. HCM trong hoạt động nâng cao nhận thức về HIV/AIDS; xây dựng các Trung tâm Học liệu tại các đại học vùng của Việt Nam: Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ, và Đại học Thái Nguyên với sự hỗ trợ từ Atlantic Philanthropies (tổ chức từ thiện của Mỹ).
Bên cạnh đó, RMIT còn liên tục hỗ trợ và khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động từ thiện như dạy bơi cho trẻ khiếm thị, dạy tiếng Anh và các kỹ năng khác cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, giúp người già, gây quỹ và quyên góp giúp nạn nhân lũ lụt, cũng như các sáng kiến khác…
Được biết, sự đóng góp trở lại cho cộng đồng qua chương trình học bổng là ưu tiên của trường RMIT ngay từ những ngày đầu thành lập vào năm 2001. “RMIT Việt Nam đã và đang lớn mạnh cùng Việt Nam. Chúng tôi được lợi rất lớn từ sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội tại Việt Nam và cảm thấy tự hào đã góp phần đóng góp cho cộng đồng nơi trường đang hoạt động”, GS Gael McDonald khẳng định.
Ngọc Minh
" alt=""/>RMIT trao 98 suất học bổng mừng kỷ niệm 15 nămKỷ niệm về Sao Mai thì rất nhiều, Thảo nhớ điều hạnh phúc nhất trong cuộc thi đó đến bây giờ gần 20 năm, cảm xúc vẫn còn nguyên vẹn đó là lúc Thảo được bước lên sân khấu nhận giải ca sĩ được yêu thích nhất. Đó là điều vô cùng hạnh phúc, thiêng liêng đi suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình.
Nói đến chuyện đi thi, hồi hộp là điều không tránh khỏi. Ngay cả chính Thảo cũng không tránh khỏi. Nhưng mình phải dùng bản lĩnh của mình và cái đầu tiên phải tập đó chính là hít thở. Khi mình hít thở sâu thì sự tĩnh tâm sẽ nén lại được.
Ngay cả đi biểu diễn mình cũng sẽ hồi hộp bởi đó là cảm xúc phải luôn luôn ngự trị trong tâm hồn người nghệ sĩ. Vấn đề thứ hai đó là chọn bài phải hợp với thế mạnh, giọng hát của mình. Rồi ngoài phần thanh ra, các bạn cũng nên chú ý đến phần sắc. Bây giờ khán giả cũng có nhu cầu xem rất nhiều.
Ngọc Khuê – Giải Ba Sao Mai 2003
Ngày đó Khuê được giải Giọng hát hay Hà Nội nên được đặc cách vào thẳng chung kết Sao Mai miền Bắc. Hồi đó đi học, Khuê cũng đạt học bổng nhưng không có đủ kinh phí để làm nhạc và làm việc với anh em ban nhạc nên ngày đó, Khuê cắp một cái chiếu và một cái mõ mang lên sân khấu hát bài Trên đỉnh Phù Vâncủa nhạc sĩ Phó Đức Phương. Và cứ thế là Khuê được đi vào vòng trong.
Khuê nghĩ mình là người may mắn. Ngay từ đầu, Khuê cũng biết được điểm mạnh của mình ở đâu. Ngày đó chưa phân dòng và Khuê vẫn hát nhưng bài hát nhạc nhẹ. Vẫn hát theo kiểu nhạc nhẹ nhưng hát những bài hát gai góc hơn. Bởi Khuê cũng muốn thử sức mình. Khuê được nhạc sĩ Phó Đức Phương, nhạc sĩ Trần Tiến ủng hộ, góp ý mà cho đến bây giờ Khuê vẫn còn nhớ và vẫn đang hoàn thành nốt tất cả những điều mà các nhạc sĩ mong muốn.
Khuê nghĩ yếu tố quan trọng nhất của một thí sinh khi đi thi Sao Mai thì thí sinh đó phải tìm được một người thầy giỏi. Người thầy đó sẽ biết được điểm yếu, điểm mạnh của thí sinh đó là gì, phân khúc dòng trước khi thí sinh đó bước vào cuộc thi và định hướng từng vòng cho thí sinh. Tất cả những điều đó sẽ là hành trang để các bạn có thể tự tin bước lên sân khấu.
Chúng tôi bước ra từ cuộc thi Sao Mai và chúng tôi đã làm được rất nhiều việc. Nhưng điều đầu tiên tôi muốn nhắc đến đó là sự kết nối, kết nối từ những người bạn. Khuê có một người bạn thân sau cuộc thi Sao Mai năm đó, đó chính là ca sĩ Khánh Linh. Và những người anh chị thân thiết như ca sĩ Phạm Phương Thảo, ca sĩ Hoàng Tùng...Trong nghề chúng tôi vẫn thường trao đổi với nhau, vẫn hay hỏi nhau. Đó là giá trị mà Ngọc Khuê bước ra từ sân khấu Sao Mai.
Nguyễn Ngọc Anh – Giải Nhì Nhạc nhẹ Sao Mai 2005
Tôi rất may vì trước khi thi Sao Mai thì được gặp chị Minh Ánh. Chị đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình và hướng dẫn tôi rất nhiều về thanh nhạc. Sau đó chị cũng tư vấn cho tôi về trang phục và cũng nói cần một người make up cho tôi. Và đến khi vào cuộc thi khi được nhiều người thích thì gia đình mới đầu tư thêm cho tôi. Nói chung mọi thứ của tôi cứ từ từ chứ không phải có ngay và luôn.
Khoảng thời gian tôi thi xong và đoạt giải Nhì, lúc này tôi mới nhận ra sức ảnh hưởng của Sao Mai tới các tầng lớp khán giả. Ngọc Anh dường như không có ngày nào nghỉ, chạy show rất nhiều. Lúc đó tôi mới bắt đầu có những ước mơ lớn hơn, đó là được lan tỏa hình ảnh của mình tới khán giả bằng các sản phẩm nghệ thuật. Hồi đó chạy show thích lắm. Bởi khán giả chỉ thích nghe những ca khúc mà Ngọc Anh đã thành công tại Sao Mai. Và tôi được hát, được sống lại giây phút đứng trên sân khấu Sao Mai với khán giả.
Lương Nguyệt Anh – Giải Nhất dòng nhạc dân gian Sao Mai 2011
Từ ngay đêm thi chung kết miền Bắc đầu tiên đến đêm thứ hai và thứ ba, Nguyệt Anh đều mơ là mình đứng thứ nhất và đúng cả ba đêm đều đứng thứ nhất thật. Cứ sau một giấc mơ như vậy, ngày hôm sau thức dậy, Nguyệt Anh cảm thấy rất tự tin và đó cũng là động lực giúp Nguyệt Anh thể hiện các ca khúc một cách rất thăng hoa.
Nguyệt Anh nhớ chung kết năm đó, lúc công bố kết quả khi giọng ca của thí sinh nào được cất lên thì chính thí sinh đó giành giải quán quân. Và lúc đó, ca khúc Làng quan họ quê tôi - một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo vang lên khiến Nguyệt Anh bật khóc ngay trên sân khấu.
Nguyệt Anh nghĩ mỗi một sự cố gắng đều cho ra một thành quả nhất định. Quan trọng là chúng ta cố gắng, nỗ lực như thế nào. Nguyệt Anh mong muốn tất cả thí sinh tham gia Sao Mai của mùa giải 2022 luôn luôn tự tin, bản lĩnh, luôn cố gắng nỗ lực hiết mình để sớm trở thành một ngôi sao trên bầu trời âm nhạc Việt Nam.
" alt=""/>Ký ức đẹp của Phạm Phương Thảo, Ngọc Khuê khi thi Sao Mai