Tập đoàn SamSung vừa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Samsung (SamSung R&D) có tổng giá trị đầu tư 300 triệu USD (tương đương 6.750 tỷ đồng).
![]() |
Dự án SamSung R&D dự kiến xây dựng cao ốc 21 tầng và 2 tầng hầm trên khu đất 30.000m2 (3ha) tại khu đô thị The Manor Central Park do Bitexco làm chủ đầu tư, đường Nguyễn Xiển-Hoàng Mai (Hà Nội).
Theo ghi nhận của chính quyền địa phương, Dự án SamSung R&D thuộc diện được nhà nước khuyến khích triển khai và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Có tác động tích cực đến kinh tế -xã hội của Thủ đô, và Hà Nội sẽ có một trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao của hãng điện tử hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, việc SamSung đầu tư dự án giúp Thành phố Hà Nội có thêm 300 triệu USD vốn FDI, góp phần tạo việc làm giá trị cao, thu hút hàng nghìn lao động chất lượng cao; Gián tiếp góp phần vào ngân sách nhà nước thông qua nguồn thuế thu nhập cá nhân…
Đổi lại, SamSung cũng đòi hỏi khá nhiều cơ chế ưu đãi cho tập đoàn này. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có tới 12 “yêu sách” được SamSung đưa ra, trong đó có nhiều ưu đãi chưa phù hợp.
Thủ tướng vừa đồng ý miễn tiền thuê đất cho SamSung theo quy định của Luật Công nghệ cao và Luật Đất đai. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép đầu tư cho dự án, và kiểm tra giám sát các điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khoản chi phí tiền thuê đất 50 năm của một dự án có quy mô 3ha ở khu vực này, ước chừng khoảng trên dưới 14 triệu USD.
Ngoài việc, xin không tiền thuê đất 50 năm. Tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy SamSung còn đòi hỏi “được miễn toàn bộ các khoản đóng góp hay thanh toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng liên quan đến Khu đất Dự án”.
“Yêu sách” này của SamSung cũng được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi đây là khoản tiền chính đáng của dân khi mất đất cho nhà đầu tư làm dự án. Nếu SamSung không chi trả khoản chi phí này thì ngân sách TP.Hà Nội phải bỏ ra trả thay cho SamSung. Vậy chi phí liên quan này là bao nhiêu?
Chưa có một con số chính xác về khoản tiền đền bù này liên quan đến Dự án SungSung R&D. Tuy nhiên, dựa trên những thông tin chúng tôi có được có thể ước lượng được chi phí này.
Theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về nhu cầu sử dụng đất của Dự án KĐT Nam vành đai 3 là 65,8ha chủ yếu là đất nông nghiệp của các hộ dân. Đến nay đã hoàn thành GPMB và đền bù theo quy định.
Tổng chi phí dự kiến đầu tư giai đoạn 1 mà Bitexco đưa ra là khoảng trên 7.100 tỷ đồng (gồm chi phí GPMB, chi phí xây hạ tầng kỹ thuật, chi phí nộp tiền sử dụng đất diện tích nhà ở thấp tầng và chi phí xây dựng nhà ở thấp tầng).
Gần đây, trả lời trên Báo đầu tư, đại diện Bitexco cho rằng họ đã hoàn thiện giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án, đền bù cho gần 1.000 đơn vị và hộ gia đình với tổng chi phí đã đầu tư là gần 2.000 tỷ đồng.
Với quy mô 3ha đất thuộc Dự án SamSung R&D, thì theo tính toán một cách đơn giản, khoản chi phí đền bù giải phóng mặt bằng được phân bổ ước chừng khoảng 90 tỷ đồng (tương đương khoảng 4 triệu USD).
Về đề nghị này của SamSung, quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như quan điểm của Bộ Tài chính đều cho rằng “không phù hợp quy định pháp luật”.
Theo Trí thức trẻ
>> Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án gần 7.000 tỷ của Samsung" alt=""/>Dự án 6.750 tỷ, đền bù cho dân bao nhiêu mà SamSung không muốn trả?
Cụ thể, Trường ĐH Ngoại thương có mức điểm chuẩn lên tới 27,65, trong khi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có điểm chuẩn là 27,15 điểm.
Nếu tổng điểm đạt từ 24 - 27 điểm, thí sinh cũng có thể cân nhắc đăng ký vào một số trường có thế mạnh đào tạo về khối ngành Kinh tế như Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Thương mại, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng,… ở phía Bắc hay Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM ở phía Nam.
Một số trường thuộc khối kỹ thuật cũng tuyển sinh ngành Kế toán như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường ĐH Giao thông Vận tải, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM,... Điểm chuẩn ngành Kế toán của các trường này dao động ở mức 23 - 25 điểm.
Với những thí sinh có tổng điểm dưới 20nhưng vẫn có mong muốn theo học ngành Kế toán thì có thể cân nhắc đăng ký vào Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Trường ĐH Điện lực, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường,... ở phía Bắc hay Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM... ở phía Nam.
Dưới đây là điểm chuẩn và mức học phí của một số trường có đào tạo ngành Kế toán trên cả nước vào năm ngoái:
Phụ huynh và thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn của tất cả các trường đại học trong cả nước TẠI ĐÂY.
Điểm khối A00, A01 năm 2021 như thế nào?
Ngành Kế toán chủ yếu xét tuyển thí sinh ở 3 khối A00, A01 và D01.
Thống kê cho thấy khối A00 chỉ có 12 thí sinh đạt điểm số trên 29.
Có 216 thí sinh đạt điểm trên 28 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 29;
Có 1608 thí sinh đạt điểm trên 27 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 28;
Có 6718 thí sinh đạt điểm trên 26 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 27;
Có 18.060 thí sinh đạt điểm trên 25 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 26.
Kết quả này thấp hơn so với khối A01 khi khối A01 có tới 20 thí sinh đạt điểm số trên 29. Số thí sinh đạt điểm trên 28 và nhỏ hơn 29 cũng lên tới con số 503, gần gấp đôi so với khối A00.
Ngành Kế toán còn xét điểm tổ hợp môn có khá nhiều thi sinh đăng ký thi đó là khối D01. Khối này chỉ có 3 thí sinh trên 29 điểm.
Có 339 thí sinh đạt điểm trên 28 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 29;
Có 5184 thí sinh đạt điểm trên 27 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 28;
Có 19.391 thí sinh đạt điểm trên 26 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 27;
Có 38.783 thí sinh đạt điểm trên 25 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 26.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Thúy Nga
Quản trị kinh doanh là ngành được thí sinh quan tâm trong nhóm ngành Kinh tế. Hàng năm, điểm đầu vào của ngành này tại các trường đều ở mức cao. Thậm chí có những trường, thí sinh phải đạt trung bình trên 9 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.
" alt=""/>Điểm chuẩn và học phí ngành Kế toán biến động như thế nào trong năm 2021Mai Phương Thúy lúc mới đăng quang Hoa hậu Việt Nam.
Bắt đầu từ đây, Mai Phương Thúy bước chân vào làng giải trí và 14 năm sau, cô vẫn là gương mặt đắt show trong nhiều sự kiện. Cô còn kinh doanh từ nhà hàng cho đến bất động sản và đầu tư chứng khoán. Cô cũng là người đẹp duy nhất trong dàn Hoa hậu Việt Nam dám "mạnh miệng" về tiền bạc.
Theo lời Mai Phương Thúy, cô hiện sở hữu nhiều căn hộ ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hiện tại, người đẹp đang ở trong căn hộ mới ngay đường Lê Thánh Tôn – quận 1 và di chuyển bằng một xế hộp hạng sang.
Ngoài bất động sản, người đẹp còn sở hữu bộ sưu tập hàng hiệu đắt tiền. Mai Phương Thúy có cả bộ sưu tập giày dép, túi xách đến từ những thương hiệu hàng đầu như Hermes, Chanel, Dior, Louis Vuiton… với tổng giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng.
Người đẹp không hoạt động sôi nổi trong làng giải trí nhưng lại biết kinh doanh nên có cuộc sống vật chất sung túc.
Nhờ giỏi kinh doanh nên Mai Phương Thúy phát ngôn về tiền bạc cô cũng khá phóng khoáng. Người đẹp nói: "Tôi không nghèo vì tôi đầu tư theo cách tiền phải đẻ ra tiền, nếu có nguy cơ thất bại tôi không làm và tôi cũng không để chuyện đó xảy ra". Trước đó, người đẹp cũng có phát ngôn khá tự tin về tiền bạc rằng: "Tôi không thích chạy theo tiền bạc. Vì thế, tôi để tiền bạc chạy theo tôi".
34 tuổi có trong tay tài sản khổng lồ nhờ kinh doanh đúng cách nhưng đường tình duyên của Mai Phương Thúy vẫn là ẩn số. Cô không công khai chuyện riêng tư và thời điểm hiện tại, Mai Phương Thúy chưa sẵn sàng cho chuyện lấy chồng. Dù kín tiếng trong chuyện đời tư nhưng khi bị truy hỏi về bạn trai, cô cũng tiết lộ đôi chút. Bạn trai của cô hiện tại là người mà cô quen từ năm 20 tuổi. Tính đến nay, hai người đã có hơn 10 năm ở cạnh nhau. Dù vậy, cả hai vẫn chưa có kế hoạch kết hôn.
" alt=""/>Mai Phương Thúy, Thùy Dung: 2 nàng hậu đường tình duyên vẫn là ẩn số