Bộ TT&TT vừa ban hành Thông tư 32 quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử (TTĐT) hoặc cổng TTĐT của cơ quan nhà nước.
Có hiệu lực từ ngày 1/6/2018 và thay thế cho Thông tư 26 ngày 31/7/2009 của Bộ TT&TT quy định việc cung cấp thông tin và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang TTĐT của cơ quan nhà nước, Thông tư 32 được áp dụng với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tổng cục, Cục và cơ quan tương đương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) và các cơ quan chuyên môn trực thuộc; UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Bộ TT&TT cũng khuyến khích các cơ quan, tổ chức không thuộc các đối tượng trên vận dụng và thực hiện những quy định tại Thông tư 32 một cách phù hợp.
Thông tư 32 nêu rõ nguyên tắc chung khi xây dựng Cổng TTĐT và DVCTT của cơ quan nhà nước là lấy người sử dụng làm trung tâm, thể hiện ở chỗ: các giấy tờ, thông tin liên quan đến người sử dụng đã cung cấp một lần thành công cho một cơ quan nhà nước khi thực hiện DVCTT thì vẫn những giấy tờ, thông tin đó, nếu còn giá trị sử dụng theo quy định, không phải cung cấp lại khi thực hiện DVCTT lần sau cho chính cơ quan nhà nước đó. Đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh đã kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan thuộc, trực thuộc thì các giấy tờ, thông tin này không phải cung cấp lại khi thực hiện DVCTT lần sau cho cơ quan thuộc, trực thuộc khác của bộ, tỉnh đó.
Đồng thời, thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn hơn, giảm thiểu số lần mà người sử dụng phải đến cơ quan nhà nước trong một năm; và bảo đảm thuận tiện cho người sử dụng.
Bên cạnh các quy định cụ thể về cung cấp DVCTT như yêu cầu đối với các mức độ của DVCTT, công bố danh mục DVCTT, hồ sơ hành chính điện tử, Biểu mẫu điện tử tương tác; bảo đảm hiệu quả sử dụng DVCTT mức độ 3,4…, tại Thông tư 32, Bộ TT&TT cũng quy định chi tiết về những yêu cầu với các trang/cổng TTĐT của cơ quan nhà nước để bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện.
" alt=""/>Cổng thông tin điện tử cơ quan nhà nước phải hỗ trợ IPv6, tiêu chuẩn an toàn DNSSECChia sẻ tại buổi Tọa đàm Internet nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số, trong khuôn khổ Diễn đàn Internet Day 2017 mới đây, trả lời câu hỏi Làm thế nào để doanh nghiệp Việt nam tiếp cận bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài trong tiến trình phát triển của mình? Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc VCCorp cho hay, trong lĩnh vực nội dung số hiện nay, doanh nghiệp nước ngoài không bị ràng buộc bởi những chế tài xử phạt liên quan đến nội dung độc hại, thậm chí các bên như VCCI còn dẫn rất nhiều hiệp định thương mại để khẳng định việc hạn chế ràng buộc họ. Trong khi ấy, doanh nghiệp Việt Nam bị ràng buộc bởi những chế tài ấy. Mình có lợi thế địa phương nhưng ít tiền hơn, công nghệ thì cũng tiệm cận nhưng họ thoáng tay còn mình bị trói tay, đấy là cái khó nhất. Điều quan trọng nhất là làm sao tháo gỡ được cái khó đó và phải tháo gỡ làm sao để cân đối với mục tiêu của nhà quản lý.
Nếu mở ra thì fakenews và rất nhiều vấn đề khác chúng ta sẽ không quản lý thì không được, nhưng trói thì lại trói cả doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc. 20 năm trước chúng ta phát triển thành công là vì mạnh dạn hội nhập và mở cửa. Nhưng để nội dung số tiếp tục thành công 20 năm nữa, thì ta cần mạnh dạn và doanh nghiệp dám làm còn cơ quan quản lý tháo gỡ.
Ông Tân cũng có 1 đề xuất là lập đặc khu ảo cho các doanh nghiệp công nghiệp nội dung số. Trong đó, các doanh tham gia phải cam kết tuân thủ nghiêm túc quy định đóng thuế, nhưng điều kiện, giấy phép sẽ hơi khác với việc quản lý doanh nghiệp nước ngoài. Đặc thù của đặc khu ảo là không có địa lý, nhưng doanh nghiệp cần chứng minh mình làm ăn tử tế, sẽ được hưởng cơ chế thoáng hơn, có điều kiện sử dụng nguồn lực của mình để nhân rộng thế mạnh, không bị ràng buộc hạn chế bởi những quan điểm, quy định quá cũ nữa.
" alt=""/>Kiến nghị thành lập một 'đặc khu ảo' cho ngành nội dung sốKingdom Under Fire II là một MMO kết hợp 3 yếu tố hành động, nhập vai và chiến thuật, được NSX BlueSide của Hàn Quốc phát triển. Khi tham gia vào trò chơi, game thủ sẽ điều khiển nhân vật chính và một đội quân của mình để tham gia vào các trận chiến.
Bên cạnh đó, Kingdom Under Fire II cũng cung cấp đầy đủ các tính năng của một MMORPG. Điều này sẽ giúp cho game thủ có thể phát triển nhân vật và đội quân của mình tùy theo sở thích của mỗi người chơi.
Điểm hấp dẫn của Kingdom Under Fire II chính là hệ thống chiến đấu, với những hiệu ứng hành động, mô phỏng rất đặc sắc, miêu tả chân thực những trận chiến khổng lồ. Game thủ cũng có thể đào tạo quân đội của mình, khuếch trương lãnh thổ cùng những tổ chức công hội giống như một liên minh.
Ngoài những trận chiến diễn ra với một quy mô lớn, Kingdom Under Fire II còn cung cấp cho người chơi một chiến dịch cá nhân. Tại đây, người chơi sẽ đóng vai một vị Tướng và tùy vào tình hình diễn ra mà người chơi có thể dẫn quân đi chinh phạt các vùng đất khác.
Lee Sang-youn – Giám đốc điều hành của BlueSide mới đây đã hé lộ về những định hướng phát triển của Kingdom Under Fire II. Theo đó, cùng với việc ra mắt các phiên bản quốc tế, các bản Update mới của Kingdom Under Fire II sẽ được áp dụng công nghệ đồ họa Blueside 3.0 Engine, cho phép hiển thị tới tối đa 60.000 đơn vị hình ảnh trên màn hình.
Bên cạnh đó là các sự bổ sung về mặt nội dung và tính năng game như cập nhật cốt truyện, ra mắt hệ thống phụ bản và các Class nhân vật mới bao gồm Paladin, Warlock và Sorceress.
Class Paladin
Class Warlock
Class Sorceress
theo game4v
" alt=""/>Kingdom Under Fire II ấn định thời điểm Open Beta của các phiên bản quốc tế