Mắc bệnh tim, bé 5 tháng tuổi chỉ nặng 4kgBé Nguyễn Kim Hiền sinh ngày 7/1/2020, tại Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Lúc vừa chào đời, con nặng 3,4kg, tiếng khóc oe oe mạnh bạo như cơn sóng hạnh phúc tràn vào cuộc sống của cha mẹ. Thế mà, niềm vui chưa được bao lâu thì hay tin con mắc bệnh tim bẩm sinh.
Chị Nguyễn Kim Nguyên, mẹ của con tâm sự: “Thời gian trong tháng, con hay quấy khóc, vợ chồng tôi chỉ nghĩ rằng nhiều đứa trẻ cũng hay khóc như vậy nên không để tâm lắm. Chỉ đến lúc hơn 1 tháng, con có biểu hiện khó thở, chúng tôi mới đưa con đi bệnh viện ở địa phương khám, phát hiện bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ khuyên gia đình tôi nên đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1 khám và chữa trị, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn phải đến lúc con được 2 tháng mới đưa con đi”.
 |
Căn bệnh khiến cô bé Kim Hiền đã 5 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 4kg. |
Sau những lần xét nghiệm, hội chẩn, bác sĩ chỉ định con phải mổ tim, số tiền mổ thấp nhất khi đã trừ bảo hiểm y tế là 55 triệu đồng. Gia đình chị Nguyên khó khăn, không có tiền nên cứ lần lữa mãi để gom góp. Đến nay, con đã được 5 tháng tuổi nhưng số tiền gom được mới chỉ 20 triệu đồng.
Đứa trẻ tội nghiệp bị bệnh tật kéo dài khiến da xanh xao, người gầy gò. Dù đã 5 tháng tuổi nhưng con chỉ nặng 4kg. Mức cân nặng con đã giữ vài tháng nay. Trông Kim Hiền chỉ như một đứa trẻ sơ sinh già dặn. Trong căn nhà bao quanh bằng tôn, cái nắng nóng gay gắt của Tây Ninh càng khiến con thêm khó chịu, tiếng thở khò khè. Vài lúc quá mệt mỏi, con lại vươn người cất tiếng khóc, dường như con muốn “ném” sự đau đớn khác lạ ra khỏi cơ thể mình nhưng không thành.
 |
Bệnh tật khiến con khó chịu, ăn ngủ kém, còi cọc và hay quấy khóc suốt cả ngày đêm. |
Chị Nguyên cho biết, căn bệnh khiến con thường xuyên khó ngủ, hễ cứ nằm xuống là khò khè, khó thở. Thương con bé xíu đã bệnh tật, chị cầu mong làm sao có đủ tiền để con sớm được mổ tim, khỏe mạnh, lớn khôn. Thế nhưng, đến nay, vợ chồng chị chẳng có cách nào xoay sở.
Còn thiếu 35 triệu đồng
Vợ chồng chị Nguyên đều đã trải qua một cuộc hôn nhân thất bại. Sau vài năm sống một mình, ở cái tuổi xấp xỉ 40, chị vốn chưa có ý định đi tiếp bước nữa cho đến khi gặp chồng chị bây giờ. Hai con người nghèo khổ, đều gặp tổn thương trong hôn nhân như được an ủi trong những cuộc trò chuyện.
 |
Đều dang dở "một lần đò", hơn 40 tuổi mới có thêm đứa con, vợ chồng chị Nguyên đều vô cùng hạnh phúc khi hay có đứa trẻ. |
“Thấy ảnh (anh ấy) hiền lành, chịu khó nên tôi đồng ý. Nhưng ảnh có một điều kiện là chúng tôi phải sinh ít nhất một đứa con. Ảnh yêu trẻ con, mong có đứa trẻ để cửa nhà có thêm sinh khí. Thế nhưng không nghĩ tới con sẽ gặp bất hạnh. Nếu biết trước sinh con ra con phải chịu đau đớn, khổ sở như vậy thì tôi đã không đồng ý”, chị Nguyên nghẹn ngào.
Trước khi có con, vợ chồng chị đều làm công nhân, thu nhập mỗi tháng của cả hai khoảng 8-9 triệu đồng. Sau khi trừ tiền nhà trọ, tiền sinh hoạt, hiếu hỉ, hằng tháng, chị Nguyên đều ráng dành dụm vài trăm nghìn để chuẩn bị cho việc sinh đẻ.
Rồi bé Kim Hiền mắc bệnh, tất cả tiền để dành nhanh chóng tiêu tan. Do không có tài sản cầm cố, chị không thể vay mượn tiền. Họ hàng hai bên ai cũng nghèo, chỉ có thể cho con vài đồng mua thuốc. Bản thân chị chẳng thể bỏ con lại để đi làm. Một mình chồng chị cáng đáng chuyện tiền nong. Có điều tiền lương hằng tháng của anh chắt bóp lắm chỉ đủ tiền nhà trọ, ăn uống và thuốc men hằng ngày. Còn khoản tiền để mổ tim, anh chẳng thể lo nổi.
 |
Cái nóng hầm hập trong căn nhà trọ làm bằng tôn khiến đứa trẻ càng thêm bức bối. Nhưng chẳng còn cách nào, vợ chồng chị đều ra đi từ hai bàn tay trắng, chẳng có tài sản gì ngoài sức lao động. |
Thương xót cho đứa trẻ, lại thấy vợ chồng chị ăn ở hiền lành, chủ nhà trọ quyết định bớt cho một tháng tiền nhà, đồng thời kêu gọi các tấm lòng nhân ái ở gần đó ủng hộ cho vài triệu để chị mua thuốc, mua sữa cho con. Thế nhưng, thông tin gia đình chị có con bệnh nặng đang cần tiền gấp còn đến tai của một kẻ lừa đảo.
Chị Nguyên kể: “Đang lúc gia đình tôi lo tiền chữa bệnh cho con, có một hôm, một người đàn ông đến cho con 500 nghìn, nói giúp cho con chữa bệnh. Ổng ở đây 3 ngày, thấy người cũng chân quê nên chúng tôi tin tưởng. Sau khi biết chủ nhà trọ vừa đưa 3 triệu đồng sau nhiều ngày gom góp, xin của các mạnh thường quân cho con, ổng hỏi vay rồi đi một mạch không quay lại. Đến nay cả tháng rồi tôi mới biết là bị lừa. Nghĩ con còn chưa có tiền chữa bệnh mà tôi vừa tức vừa đau lòng”.
Sau những nỗ lực và nhận được sự giúp đỡ, gia đình chị còn thiếu tới 35 triệu đồng mới đủ kinh phí mổ tim cho con. Thông qua VietNamNet, vợ chồng chị Nguyên khẩn cầu các mạnh thường quân giúp đỡ để con sớm được mổ tim, cứu giữ tính mạng.
Bài: Khánh Hòa
Ảnh: Châu Pha
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc giúp đỡ bé Nguyễn Kim Hiền xin liên hệ chị Nguyễn Kim Nguyên; địa chỉ nhà trọ: ấp Ninh Phú, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh; số điện thoại: 0396173252.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.143 (Ủng hộ bé Nguyễn Kim Hiền)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436." alt=""/>Xin giúp bé gái 5 tháng tuổi cần 55 triệu đồng mổ tim gấp
Nguyễn Duy Thanh (SN 1993) là người Việt Nam đầu tiên giành được huy chương đồng thế giới ở lĩnh vực công nghệ thông tin, trong cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới năm 2015. Với thành tích này, anh vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba. Và mới đây anh vừa được Tổng cục Giáo dục & Nghề nghiệp phong danh hiệu “Đại sứ kỹ năng nghề”.Hiện anh là Giám đốc kỹ thuật của công ty giải pháp phần mềm do mình cùng vài người bạn sáng lập. Dù công việc bận rộn, Duy Thanh vẫn dành nhiều thời gian tham gia các chương trình tư vấn hướng nghiệp của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp tại địa phương, giải đáp các thắc mắc cho học sinh lớp 12 có đam mê tin học trước khi đăng ký thi đại học.
 |
Đại sứ Kỹ năng nghề Nguyễn Duy Thanh |
Trăn trở của Giám đốc 9X
Từ thí sinh dự thi, anh trở thành huấn luyện viên, mang những kinh nghiệm của mình đào tạo nhiều sinh viên tham dự các kỳ thi tay nghề. Năm 2018, 2 sinh viên anh đào tạo đã giành được 1 huy chương vàng và 1 huy chương đồng khi tham dự cuộc thi Kỹ năng nghề ASEAN.
Duy Thanh chia sẻ, với kinh nghiệm tại các đấu trường trong nước cũng như quốc tế, anh nhận thấy, sinh viên Việt Nam không hề thua kém sinh viên bất kì quốc gia nào trên thế giới về mặt kiến thức. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất chính là kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, ngoại ngữ... Nếu khắc phục được những điểm đó, anh tin là Việt Nam sẽ giành được nhiều huy chương trên những đấu trường trí tuệ của quốc tế và khu vực.
 |
Nguyễn Duy Thanh trong một sự kiện |
Mặt khác, anh cho rằng, ở Việt Nam, doanh nghiệp và nhà trường chưa phối hợp sâu với nhau để kết hợp đào tạo, huấn luyện sinh viên đi thi. Trong khi thực tế, các trường hợp từng giành được thành tích đều có doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ, huấn luyện chuyên môn. “Việc huấn luyện ở trường cũng tốt nhưng không thể bằng học trực tiếp với các nhân viên giỏi, có kinh nghiệm như ở doanh nghiệp”, anh nói.
Duy Thanh cũng chia sẻ, việc huấn luyện tại Việt Nam chưa thực sự được đầu tư đúng mức. Nếu được hỗ trợ tốt ngay từ ban đầu, chắc chắn chất lượng thí sinh tham gia thi sẽ được nâng cao.
“Như tôi chẳng hạn. Tôi được ban huấn luyện làm công tác tư tưởng khá tốt, động viên. Tôi được doanh nghiệp hỗ trợ về tài chính, đào tạo, suốt 13 tháng huấn luyện bên Hàn Quốc, tôi không làm gì khác ngoài học và học. Tôi ý thức được mình được đầu tư, được tạo điều kiện như vậy thì phải tận dụng để tiếp thu kiến thức mới cho bản thân”.
Anh cũng chỉ ra việc huấn luyện thi tại Việt Nam còn một số bất cập. Chẳng hạn, phần lớn các giảng viên kiêm luôn nhiệm vụ làm huấn luyện viên khiến cho thời gian hạn hẹp, vì họ còn đi dạy, làm công tác chuyên môn. Thí sinh còn bị phân tâm bởi các mối quan hệ khác như bạn bè, làm thêm… Chính vì vậy, việc huấn luyện chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cuộc thi.
Ước mong mở trung tâm huấn luyện
Như Duy Thanh đã chia sẻ, để chuẩn bị cho kỳ thi thế giới, anh được một doanh nghiệp điện tử đưa sang Hàn Quốc huấn luyện 13 tháng. Tại đây, anh được các huấn luyện viên cung cấp nhiều kiến thức tiếp cận với công nghệ lập trình tiên tiến. “Các thầy đã chỉ cho tôi thấy những giải pháp cải tiến và cách làm sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất”, Duy Thanh bộc bạch.
 |
Duy Thanh hi vọng, mình sẽ hỗ trợ được nhiều thí sinh hơn nữa trong các cuộc thi Kỹ năng nghề khu vực và thế giới. |
Hàng ngày, anh đến địa điểm ôn luyện từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới kết thúc. Lịch trình đều đặn từ thứ Hai đến Chủ Nhật, không có ngày nghỉ. Ngoài học kỹ năng về lập trình phần mềm, anh được các chuyên gia dạy về ứng xử, giao tiếp và cách làm chủ thời gian, tạo hiệu quả cao cho công việc.
Khóa huấn luyện có phiên dịch viên nhưng sau 5 giờ chiều phiên dịch nghỉ nên Duy Thanh phải tự học thêm tiếng Hàn cơ bản, giao tiếp với các huấn luyện viên. “Tôi hiểu rằng, mình đang mang một trọng trách quốc gia nên không cho phép bản thân được lười biếng”, chàng trai Bến Tre nhớ lại.
Duy Thanh chia sẻ thêm, trung tâm huấn luyện của nước bạn có quy mô lớn, máy móc, công nghệ hiện đại. Chàng trai 9X hi vọng tương lai anh có thể mở được một trung tâm huấn luyện nghề chuyên nghiệp cho các thí sinh dự thi tay nghề khu vực và thế giới như bên Hàn Quốc.
“Tôi đã ấp ủ lâu rồi. Hiện tại, tôi đào tạo, huấn luyện nhưng mang tính chất cá nhân, đơn lẻ. Tuy nhiên, để mở 1 trung tâm cần nhiều yếu tố: Vốn, thủ tục, nhân lực… Tôi đợi khi công ty đi vào hoạt động ổn định, sẽ triển khai dự định này”, giám đốc 9X nói.
Với cương vị Đại sứ kỹ năng nghề, Duy Thanh đang tích cực tham gia các chương trình lan tỏa việc học nghề, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh - sinh viên. Anh cho biết, thường có 2 trường hợp. Với những học sinh, sinh viên đã có định hướng sẵn về nghề nghiệp. Anh chỉ cần tư vấn về kinh nghiệm, các vấn đề cần xử lý là đủ. Còn với những học sinh, sinh viên đang loay hoay không biết lựa chọn ngành gì, học gì hoặc chọn nghề trái ngành thì anh sẽ tùy theo sở thích, khả năng của họ để tư vấn.
“Tôi nghĩ, mình cần giải thích cho họ hiểu, học nghề hay học đại học đều là những lựa chọn trong cuộc sống, quan trọng là mình chọn thứ phù hợp với bản thân. Đặc biệt, phải giúp mọi người hiểu rõ hơn tầm quan trọng của kỹ năng nghề. Học ở trường chỉ là phần nổi của tảng băng, muốn làm được việc khi tốt nghiệp, anh cần phải nắm chắc kỹ năng”.
Đại sứ kỹ năng nghề 9X nhìn nhận, ở Việt Nam có một thực tế là sinh viên ra trường, doanh nghiệp tiếp nhận phần lớn phải đào tạo lại. Vì vậy, chúng ta cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ năng thành thạo, nâng cao tay nghề sau đại học.
Hồng Phượng
" alt=""/>Đại sứ kỹ năng nghề ước mơ lập trung tâm huấn luyện nghề