
-UBND TP Hà Nội thống nhất quy mô 3 dự án bãi xe ngầm tại Công viên Nhân Chính, Nhà thi đấu Quần Ngựa, Công viên Thống Nhất có 5 tầng hầm.UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 112/TB-UBND, truyền đạt kết luận của tập thể lãnh đạo UBND Thành phố tại cuộc họp nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các bãi xe ngầm trên địa bàn Thành phố.
 |
(Ảnh minh họa) |
Theo đó, UBND Thành phố thống nhất quy mô 3 dự án bãi xe ngầm tại Công viên Nhân Chính, Nhà thi đấu Quần Ngựa, Công viên Thống Nhất có 5 tầng hầm (trong đó: tầng hầm 1 có chức năng thương mại dịch vụ, 4 tầng hầm 2,3,4,5 phía dưới để xe).
Bãi xe ngầm tại Công viên Thống Nhất nghiên cứu thêm để xe ngầm từ Cổng chính Công viên đến hồ. Giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục chấp thuận ranh giới, chỉ giới đường đỏ, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc theo quy định hiện hành.
Đối với bãi xe ngầm trước Quảng trường cách mạng 19/8 và vườn hoa Cổ Tân: Giao Sở Quy hoạch Kiến trúc làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao xác định ranh giới bảo vệ di tích lịch sử được xếp hạng, tổng hợp phương án quy hoạch và đầu tư, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy.
UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thuế Hà Nội nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc thù khuyến khích các Nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng bãi xe ngầm: giá trông giữ xe, kết hợp giữ bãi đỗ xe và trung tâm thương mại, tiền sử dụng đất, nghiên cứu phương án cho phép Nhà đầu tư bán tối đa 30% số lượng chỗ đỗ xe; đề xuất, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/3/2017.
Hồng Khanh
" alt=""/>Hà Nội xây bãi giữ xe ngầm 5 tầng tại công viên Thống nhất

Khi đang là sinh viên năm thứ tư của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Sỹ theo bạn bè xấu rồi trở niên nghiện ngập. 9 lần cai rồi tái nghiện, đến lần thứ 10, anh quyết tâm xích chân, tự nhốt mình trong phòng mới cắt được cơn. Giờ anh đang làm “thầy” của gần 200 học sinh với mong muốn làm lại cuộc đời.
|
Nguyễn Văn Sỹ đang dạy kèm cho một vài em ôn thi lại đại học |
Tự cai sau 9 lần tái nghiện
Lúc chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Văn Sỹ (sinh năm 1989) ở thôn Eo Rú, xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, anh đang dạy toán cho mấy em học sinh ôn thi lại đại học.
Nhìn chàng trai nhỏ nhắn, xăm trổ đầy mình đó, không ai nghĩ anh đang làm “thầy” của gần 200 học sinh. Ngoài những em tự nguyện đến đăng kí học thêm ở nhà, anh còn miễn phí phụ đạo môn toán cho 70 em học sinh lớp 12.
Là con thứ 3 trong một gia đình có 5 anh chị em, từ nhỏ Sỹ đã học rất khá và nhiều năm nằm trong đội tuyển học sinh giỏi Hóa của trường. Sau khi tốt nghíệp THPT, Sỹ thi đậu vào ngành xây dựng dân dụng của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Ba năm đầu, anh luôn là sinh viên đạt học bổng của trường.
“Đến cuối năm thứ 3 đại học, bố tôi mất đột ngột do tai nạn giao thông. Lúc đó kinh tế gia đình rất khó khăn, trong một lần nhậu, mấy người bạn đã đưa ma túy ra dùng, tôi cũng thử và một thời gian sau chính thức trở thành con nghiện” – anh Sỹ nhớ lại.
Sỹ đã dùng tiền học gia đình gửi, cầm cố xe, máy tính, điện thoại, làm đồ án thuê… để có tiền hút thuốc, được gần một năm thì gia đình bắt đi cai nghiện. Cứ đi khoảng 1 tuần đến 10 ngày cắt cơn là về đi hoc bình thường.
“Tính từ cuối năm 2010 đến năm 2012, gia đình tôi đã đưa Sỹ đi cai nghiện 9 lần, lâu nhất là lần thứ 9 đi 3,5 tháng, nhưng cứ đi về được một thời gian ngắn là tái nghiện. Tính riêng tiền cai nghiện của Sỹ cũng cả trăm triệu, chưa kể tiền chuộc đồ lần này đến lần khác nữa. Lúc đó gia đình đã không còn kinh tế và niềm tin nữa nên mặc kệ nó, muốn làm gì thì làm”, chị Nguyễn Thị Thúy (sinh năm 1963 – mẹ Sỹ) cho biết.
Sau khi đã hoàn thành chương trình học, Sỹ bỏ nhà đi lang thang và làm đủ mọi việc để có tiền hút chích. Một thời gian sau, biết không thể trụ được lâu nên Sỹ quyết định về nhà, xin gia đình tự cai nghiện.
Lúc đó, cả nhà không ai tin, Sỹ đã nhờ anh trai xích và tự nhốt mình trong phòng, vật vã với những cơn nghiện. Một tháng sau thì cắt cơn.
“Thầy giáo xăm trổ” của gần 200 học sinh
“Cắt đươc cơn, anh trai đưa tôi sang làm việc 1 năm cho công ty xây dựng ở Lào. Tết năm 2016 tôi về quê vì mẹ bị gãy chân. Lúc đó, người ngoài vẫn chưa tin tôi đã cai nghiện. Nhìn ánh mắt dè chừng của họ tôi rất buồn nên quyết định ở nhà để chứng minh cho mọi người thấy tôi đã thay đổi” - anh Sỹ nói tiếp.
Công việc dạy kèm đã được anh duy trì suốt những năm đại học. Lần này ở nhà, anh nhận kèm cho một em học sinh lớp 11. Được mấy tháng thì có nhiều em tự nguyện đến xin bồi dưỡng hoc thêm. Từ một em, đến nay anh đang dạy cho gần 200 em học sinh từ lớp 9 đến 12 và ôn thi đại học.
Em Hoàng Đưc Thắng, học sinh lớp 12A trường THPT Hoàng Hoa Thám cho hay: “Em học ba môn khối A với anh Sỹ từ năm lớp 11 để năm nay thi Đại học, từ ngày học thêm ở đây em học hành tiến bộ hơn nhiều”.

|
Lớp học miễn phí cho 70 em học sinh lớp 12 |
“Gần đây có 70 em học sinh lớp 12 muốn tôi phụ đạo thêm môn toán. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Công an Huyện Lệ Thủy nên lớp học miễn phí này đã được mở vào thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Hiện nay, mỗi ngày tôi dạy ít nhất 4 ca, nhiều nhất là chủ nhật với 7 ca học, mỗi ca dưới 20 học sinh” - anh cho biết.
Về những hình xăm trổ khắp người, anh bảo anh xăm lúc đi lang thang. “Có lần vào mùa hè mặc áo quần ngắn, phụ huynh đưa con đến xin học thấy tôi nằm ngủ bên võng không dám gọi dậy vì không nghĩ tôi là người dạy kèm các em. Cũng có nhiều em lần đầu gặp tôi không dám nói chuyện vì sợ.
Năm ngoái tôi ôn thi đại học cho 27 em thì có gần chục em đậu, còn lại học cao đẳng, những em bị hổng kiến thức cũng được tôi củng cố lại nên học lực khá hơn, gia đình các em đã bắt đầu yên tâm để con theo học lớp tôi” - anh Sỹ tâm sự.
Thượng tá Trương Minh Vũ, trưởng Công an huyện Lệ Thủy cho biết “Biết Sỹ học giỏi nên chúng tôi đã động viên và cố gắng hỗ trợ hết mức để mượn phòng tổ chức lớp học miễn phí cho 70 em học sinh lớp 12. Bên cạnh đó chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra, trong tương lai sẽ còn hỗ trợ nhiều hơn nữa để Sỹ có động lực vươn lên trở thành người có ích cho xã hội”.
Hải Sâm
" alt=""/>Quảng Bình: Trở thành “thầy giáo” của gần 200 học sinh sau 10 lần cai nghiện
Hơn 18h, dãy phòng Trường THCS Chu Văn An, xã Khánh Hiệp, của lớp phổ cập giáo dục huyện, sáng đèn.Trong căn phòng rộng chừng 50 m, với bàn ghế được dựng sẵn thành lớp học ban đêm diễn ra các ngày trong tuần của những đứa trẻ không có cơ hội đến trường. Hơn chục em vận đủ trang phục với độ tuổi khác nhau (15-19 tuổi), chủ yếu người Êđê, T’Rin, Raglai…, sửa soạn tập sách chuẩn bị cho tiết học mới trong chương trình lớp 8.
 |
Lớp học ban đêm ở huyện Khánh Vĩnh |
Ở phía trên, cô Nguyễn Thị Thuỳ Linh, giáo viên môn Ngữ văn sau khi điểm danh, liền kẻ chiếc bảng làm hai cột. Bên trái cô dành cho phần ôn lại kiến thức để các em không quên bài; cột khác là nội dung bài học mới. Sau đó, cô đến từng chỗ học sinh kiểm tra bài tập, yêu cầu trò viết lại nếu phát hiện nét chữ viết nguệch ngoạc, nhắc nhở nếu trò không làm bài...
Tốt nghiệp ngành sư phạm, Linh về Trường THCS Chu Văn An công tác, đảm nhiệm môn Ngữ văn. Sau mỗi tiết dạy chính quy tại trường, cô tranh thủ soạn bài giảng cho lớp học ban đêm. Là một trong giáo viên trẻ, thời gian đầu đứng lớp cô Linh gặp không ít khó khăn. Bởi, các em chủ yếu đã nghỉ đi làm, nhưng nhờ sự động viên của gia đình, thầy cô mới quay lại trường.
 |
Cô giáo Nguyễn Thị Thuỳ Linh |
Lớp học này cũng khá đặc biệt, giáo viên không thể áp dụng như các em theo chương trình THCS bình thường. Bởi các em rất nhạy cảm, thích thì tới trường, buồn thì nghỉ học, học nhưng không nhớ, hoặc không chịu ôn bài.
“Những lúc như thế, mình khá bực, nhưng nghĩ đây là những đứa trẻ đã thiệt thòi nên kìm lại, hướng dẫn chúng”, cô nói, và cho biết phải phải động viên để học trò không chán học, thích tới lớp.
Cô suy nghĩ, rồi tìm tới đồng nghiệp hỏi thêm. Ngoài ra, nữ giáo viên phải soạn giáo án riêng để dạy bằng nhiều cách khác nhau. Trong lúc giảng, cô tổ chức thêm trò chơi, kể truyện cười, hoặc chuẩn bị vài món quà để học trò hứng thú. Từ đó, buổi học bớt khô khan, cứng nhắc, các em đến lớp đều và chăm học hơn.
Sau thời gian trở lại trường, Niê Y Dương, 16 tuổi, người Êđê, chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Cô bé có đôi mắt đượm buồn và trông rụt rè. Gia cảnh khó khăn, Dương nghỉ học khi bước vào lớp 8. Mỗi ngày, em lên rẫy cùng cha mẹ. Thi thoảng, em đi làm thuê một ngày 100.000 -170.000 đồng để phụ người lớn. Hồi đầu năm, cô Linh cùng thầy cô ở trường tìm tới nhà động viên mãi Dương mới chịu gật đầu. Vừa đi làm kiếm tiền, tối tới lớp trong khi sách vở, chi phí được hỗ trợ, em đi học đều.
“Em muốn theo học lớp phổ cập để hoàn thành chương trình giáo dục THCS, khi đó sẽ đăng ký học nghề”, Dương nói.
Tương tự, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Thái Bình, xã Khánh Vĩnh có 3 lớp phổ cập vào ban đêm gồm hai lớp 9 và một lớp 8 với tổng số gần 40 học sinh. Lớp của cô Nguyễn Thị Kiều Mỹ Hoa cũng khá đặc biệt, chỉ hơn 10 trò, các em đều là người Raglai, T'Rin, và đang học chung chương trình lớp 8. Đa số các em đang học thì nghỉ, đi làm rẫy hoặc làm thuê.
Đêm tháng 3, trời se lạnh. Nữ giáo viên sau khi điểm danh, phát hiện em Cao Thị Ngọc, 15 tuổi, người Raglai vắng học nhiều hôm, liền tới tìm. Căn nhà cấp bốn của nữ sinh này nằm lưng chừng đồi, trông ọp ẹp, cách trường hơn một km. Ngọc là con cả trong nhà có ba anh em. Gia cảnh nghèo khó, học hết lớp 7 em ở nhà chăm em, làm thuê phụ kinh tế gia đình. Khi giáo viên tới, nữ sinh đang tất bật chuẩn bị cơm tối. Bữa ăn của 5 người chỉ rau rừng, mì gói nấu canh, cơm gạo rẫy. Tranh thủ chưa tới giờ học, cô giáo bèn thủ thỉ với Ngọc. Ban đầu, cô bé không chịu, nhưng rồi nghe lời mẹ và cô, đứa trẻ chịu lên xe tới lớp.
"Em ấy chịu khó học, nhưng gia cảnh khó khăn nên muốn đi làm. Chúng tôi phải liên tục hỏi thăm, động viên để em tới lớp", cô Hoa nói.
 |
Lớp học ban đêm của học sinh miền núi |
Cô Hoa chia sẻ, có nhiều kỷ niệm vui buồn với những lớp học ban đêm. Hạnh phúc là khi các em chịu học bài, theo hết chương trình học, và năm sau vẫn tới trường bởi công sức mình bỏ ra không hoang phí. Song buồn nhất là học trò nghỉ học. Có lần, cô phát hiện hai học sinh nam trong lớp nghỉ học cả tuần, nhưng liên lạc mãi không được. Sau khi tới nhà tìm, nữ giáo viên mới biết cả hai đã rời địa phương, sang nơi khác làm thuê.
“Lúc ấy, mình thấy hụt hẫng vì động viên các em ra lớp đã khó, mà giữ các em còn khó hơn. Vì thế, bản thân luôn giữ liên lạc với gia đình để khi nghe các em trở về thì lại đến tìm để động viên trở lại trường”, cô Hoa nói.
Ở huyện Khánh Vĩnh ngoài điểm này, còn có 13 lớp phổ cập giáo dục THCS với hơn 160 học sinh, phân bổ tại 7 điểm trường ở các xã Khánh Hiệp, Khánh Phú, Khánh Trung, Liên Sang… Đây chủ yếu là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không thể đến trường học chính khóa, ông Bùi Hữu Hóa (Trưởng phòng GD-ĐT huyện Khánh Vĩnh) cho hay.
Theo ông Hóa, những lớp học phổ cập này giúp các em hoàn thiện việc học, và tốt nghiệp lớp này cũng đảm bảo đáp ứng tiêu chí tuyển dụng lao động của các cơ sở, doanh nghiệp; hoặc nếu muốn, các em có thể tiếp tục học nghề.
Xuân Ngọc

Lớp học bỗng 'lặng thinh' và nỗi xót xa của cô hiệu trưởng
Bài thơ 'Em là F0' của cô Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai (huyện Hoài Đức, Hà Nội) mới đây đã nhận được sự đồng cảm của nhiều người.
" alt=""/>Lớp học ban đêm của học sinh miền núi