Mỗi năm giới làm phim Trung Quốc cho ra đời hàng trăm tác phẩm từ hiện đại đến cổ trang. Điều này khiến nhiều bộ phim không tránh được việc dính phải những lỗi không đáng có trong quá trình thực hiện. Dù chẳng muốn "vạch lá tìm sâu", những lỗi hiển nhiên và vô lý khiến khán giả khó có thể bỏ qua.
"Một bộ phim được đánh giá cao về nội dung kịch bản, chất lượng hình ảnh và năng lực diễn xuất, nhưng việc dính nhiều lỗi hậu kỳ lộ liễu đến mức ngớ ngẩn sẽ làm giảm chất lượng tác phẩm, mất điểm trong mắt công chúng", Sina bình luận.
Nhặt sạn phim - việc làm quen mắt của khán giả
Từ thể loại cổ trang cung đấu - kiếm hiệp cho đến hiện đại, các bộ phim Trung Quốc đều được lòng khán giả vì nội dung hấp dẫn, đầu tư kinh phí cao, kỹ xảo đẹp mắt và dàn diễn viên có nhan sắc. Được đánh giá cao là thế, song không ít tác phẩm khi lên sóng vẫn dính phải những "hạt sạn to đùng" khiến người xem khó chịu.
Theo Sina, hơn chục năm trở lại đây, trong văn hóa xem phim của người Trung Quốc, ngoài mối bận tâm về nội dung kịch bản, khán giả còn kiêm thêm nhiệm vụ ngồi "nhặt sạn" giúp nhà sản xuất từ tập này sang tập khác.
![]() |
Phim cổ trang Trung Quốc thường xuyên dính sạn để lọt nhiều vật dụng hiện đại. |
Các cảnh quay dính lỗi hoặc thiếu logic xuất hiện nhan nhản và dày đặc trên sóng truyền hình. Thậm chí, có những "hạt sạn" cố hữu, lặp đi lặp lại qua hàng trăm tác phẩm dù liên tục bị người xem phàn nàn.
Lấy ví dụ ở tác phẩm cổ trang hot nhất năm 2019 Đông cung, nhận được vô số lời khen của công chúng về kịch bản bám sát nguyên tác tiểu thuyết gốc, bộ đôi nam nữ chính Bành Tiểu Nhiễm - Trần Tinh Húc diễn xuất tự nhiên, song phim khiến một bộ phận khán giả không hài lòng vì để lộ những lỗi không đáng có.
Ngay ở poster, công chúng đã phát hiện logo Adidas lấp ló phía dưới lớp trang phục cổ trang của Lý Thừa Ngân. Không chỉ dừng lại ở phục trang, trong một cảnh quay, với con mắt thần của mình, dân mạng còn phát hiện một diễn viên quần chúng dùng điện thoại chụp lại cảnh đám cưới của Cố Tiểu Ngũ và Tiểu Phong. Chi tiết nhỏ nhưng đủ cho thấy sự thiếu tỉ mỉ, chỉn chu của ê-kíp Đông cung.
Bước sang năm 2020, tác phẩm gây sốt ở cả thị trường Trung Quốc và Việt Nam với hơn 200 triệu lượt người xem online mỗi ngày - Trần tình lệnh cũng dính nhiều lỗi hậu kỳ hài hước.
Là phim tiên kiếm cổ trang, nhưng Trần tình lệnh lại thường xuyên xuất hiện các vật dụng hiện đại. Khán giả không ít lần phát hiện ra túi ni-lông, ống nhựa thoát nước, hộp sữa, xe hơi, quạt chạy bằng pin trên màn hình. Diễn viên trong phim thậm chí còn để lộ quần jean, thắt lưng da và cả hình xăm trước ống kính máy quay.
Ngoài sạn cơ bản là những vật dụng hiện đại bỗng dưng "xuyên không" về thời cổ đại, một số lỗi khác thường thấy trong phim Trung Quốc chính là việc lộ diễn viên đóng thế, nhân viên hậu kỳ, dựng cảnh dưới phông nền xanh "giả trân" hay đồ vật hoặc phục trang thay đổi chớp nhoáng trong chỉ trong tích tắc trên màn ảnh.
Công tác làm phim dễ dãi, thiếu kinh phí
Khó có thể đánh giá một tác phẩm dính nhiều lỗi hậu kỳ là sản phẩm hoàn toàn thất bại trên thị trường. Thực tế, phim càng hot và liên tục xuất hiện trong các chủ đề bàn tán của dân mạng, số lượng "sạn" bị soi ra càng nhiều.
"Với các tác phẩm tạo thành cơn sốt, công chúng sẽ càng khắt khe và thường không bao giờ bỏ qua những chi tiết nhỏ nhặt. Càng thích người ta càng xem đi xem lại, dưới cặp mắt của hàng trăm người từ không có lỗi cũng thành có lỗi", QQ nhận định.
Theo QQ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phim truyền hình Trung Quốc dính nhiều sạn. Trong đó, tài chính và con người vẫn là hai yếu tố chính.
Phim có kinh phí càng thấp, số lượng lỗi dính phải sẽ càng nhiều. Không ít lần những dự án phim truyền hình Trung Quốc gây ra tiếng cười đáng buồn vì thiếu hụt đầu tư.
![]() ![]() |
Thái tử phi thăng chức ký vướng không ít lỗi "buồn cười" vì thiếu chi phí đầu tư bối cảnh, nhân lực lẫn phục trang. |
Thái tử phi thăng chức ký - hiện tượng web drama một thời từng bị cho là xuyên tạc lịch sử vì đối diện với cảnh "nghèo thê thảm". Ngay từ khi phát hành trailer, tác phẩm đã bị dân mạng chê cười khi để vương công quý tộc đi giày sandal, mặc trang phục kỳ lạ được mua với giá rẻ bèo trên Taobao.
Do kinh phí sản xuất hạn hẹp, chốn hậu cung trong Thái tử phi thăng chức ký chỉ có vài thái giám, cung nữ. Các địa điểm quay ngoại cảnh của phim cũng bị giới hạn trong không gian nhỏ hẹp. Phần lớn đạo cụ trong phim đều được làm bằng nhựa, chốn nghỉ ngơi của thái tử phi phải dùng vải che tạm thay vì bình phong gỗ.
Nói đến sự siêu tiết kiệm trên phim trường không thể không nhắc đến các tác phẩm của TVB. Đài truyền hình Hong Kong thường xuyên khiến khán giả thất vọng vì sự keo kiệt. Đạo cụ, phục trang của đài được tái sử dụng trong hàng chục năm.
Đến cả những dự án lớn, TVB cũng tỏ ra bủn xỉn trong việc thuê diễn viên quần chúng, đầu tư bối cảnh. Tác phẩm Phong thần bảng của nhà đài Hong Kong từng bị chê thảm thương vì cảnh Na Tra dẫn 600.000 quân đánh địch được tái hiện chỉ với 13 diễn viên quần chúng.
Hay hình ảnh quân đội Tào Tháo thua tan xác trong Trở lại Tam Quốc chỉ có đúng 20 người. Theo Kknews, chỉ riêng một cảnh cầu được xuất hiện 10 lần trong phim, đã cho thấy sự nghèo nàn về địa điểm quay của TVB.
Phim Tân Bạch Nương Tử truyền kỳ từng bị khán giả mỉa mai là "mê dùng đồ giả". Để tiết kiệm diễn viên quần chúng, nhà sản xuất quyết định ghép tạm hình ảnh một nhóm người từ nguồn sẵn có vào cảnh Bạch Xà - Thanh Xà nói chuyện với nhau trên phố.
Đối với lỗi nhiều vật dụng thời hiện đại xuất hiện một cách “chễm chệ” trong các phim cổ trang Trung Quốc, theo Sina, bối cảnh trải dài ở nhiều điểm quay, thậm chí phim trường còn là địa điểm tham quan du lịch, việc vướng người hay các công trình kiến trúc hiện đại là điều không thể tránh khỏi.
Hơn nữa, với những dự án phim Trung Quốc chỉ riêng đạo cụ và phục sức có đến cả trăm. Chính vì thế, đoàn làm phim lẫn diễn viên thường xuyên nhầm lẫn vật này thành vật kia trong cùng một cảnh quay.
Thậm chí, có lúc họ còn quên sử dụng luôn đồ vật đó khi lên hình. Điều này, dẫn đến tình trạng phục sức của diễn viên thay đổi "xoành xoạch" chỉ trong một cảnh phim.
![]() |
Phục sức của diễn viên thay đổi dù chỉ trải qua một khoảnh khắc. |
Không chỉ vậy, hàng loạt phim bị đánh giá coi khán giả như kẻ ngốc khi cắt dựng ẩu, sử dụng kỹ xảo 5 khiến hình ảnh trở nên giả tạo và thô kệch.
Trong Tân Ỷ Thiên Đồ Long ký 2019, công chúng từng lắc đầu ngao ngán trước cảnh nhân vật Dương Bất Hối bỗng dưng mọc thêm tai dù cảnh quay chẳng cần tới kỹ xảo. Mũi của "nàng Bạch Tố Trinh" Cúc Tịnh Y trong Tân Bạch Nương Tử truyền kỳ biến mất vì tổ hậu kỳ ham chỉnh trắng quá đà.
Chưa kể, ngày nay, để rút ngắn thời gian quay phim, giảm tải chi phí, các đạo diễn thường chuẩn bị nhiều diễn viên phụ để quay các cảnh nguy hiểm hoặc phía xa.
Theo QQ, thực trạng sử dụng thế thân tràn lan là vì lịch quay gấp gáp. Diễn viên hạng A thường kín lịch, khó có đủ thời gian toàn tâm toàn ý dồn hết tâm huyết cho dự án. Nhưng đi kèm với đó là hệ lụy chất lượng phim giảm sút, xuất hiện nhiều lỗi cẩu thả.
"Sự phát triển của dòng phim mỳ ăn liền, mải mê chạy theo thị hiếu khán giả khiến giới làm phim bỏ quên chất lượng. Sự hờ hợt và dễ dãi của nhiều nhà sản xuất gián tiếp tạo ra những tác phẩm nhặt sạn cả rổ vẫn chưa hết.Là những chi tiết nhỏ nhưng thể hiện sự thiếu tinh tế, chuyên nghiệp của đoàn phim", Ifeng chỉ ra nguyên nhân.
Theo Sina, khán giả Hoa ngữ ngày càng khắt khe với chất lượng phim ảnh. Họ sẵn sàng tẩy chay và chấm thấp điểm đánh giá với các dự án cẩu thả trong khâu biên tập.
Năm 2019, tác phẩm Phượng dịch vì kịch bản dở tệ và mắc nhiều lỗi hậu kỳ đã bị người xem chấm điểm dưới mức trung bình, nhận được 4,6/10 điểm, với 37% khán giả cho một sao.
"Thời gian khán giả bỏ ra cho một bộ phim chính là đang hoàn thiện một phần trong vòng tròn kiến tạo nghệ thuật. Họ có quyền đòi hỏi nhà sản xuất cho ra đời những sản phẩm 'sạch', chỉn chu từ kịch bản cho đến hình ảnh. Người xem còn góp ý đồng nghĩa với việc họ còn quan tâm đến tác phẩm và ngược lại. Cho nên, những màn mổ xẻ của khán giả sẽ là bài học chung, cần rút kinh nghiệm đối với giới làm phim", Ifeng bình luận.
![]() ![]() |
Kỹ xảo phim nghiệp dư, thiếu chỉn chu khiến công chúng bao phen ngán ngẩm. |
"Vấn đề chính là ở cái tâm người làm phim. Ngày đó, chúng tôi thiếu thốn trăm bề, nhưng quay mỗi cảnh đều rất dụng tâm. Chỉ mong muốn qua ngôn ngữ điện ảnh khán giả có thể sống trong mỗi cảnh phim", Vương Phù Lâm - đạo diễn của bộ phim kinh điển Tam quốc diễn nghĩa chia sẻ.
Ông cho biết thêm: "Hiện nay, dù kỹ thuật hiện đại hơn, nhưng phim lại mắc nhiều lỗi ngớ ngẩn, thiếu logic, còn công chúng thì vẫn yêu thích những bộ phim ngày xưa. Điều này cần xem lại quy trình sản xuất phim. Lỗi dù nhỏ nhưng nó phản ảnh sự dễ dãi của người trong giới. Về lâu dài sẽ kéo cả nền phim ảnh thụt lùi".
(Theo Zing)
Khán giả nhặt ra hàng loạt "sạn" hài hước trong series cung đấu đang hot 'Diên Hi công lược'. Thật khó hiểu khi có cảnh quay lỗi trông thấy nhưng vẫn được đạo diễn giữ lại khi phát sóng.
" alt=""/>Vì sao phim Trung Quốc có nhiều sạn ngớ ngẩn gây cười?Cách đây ba ngày, ông vẫn cập nhật facebook cá nhân. Hôm qua, ông vẫn trả lời tin nhắn trên facebook. Được biết, ông mới bị ngã, đột ngột rời cõi.
Ông tên thật Nguyễn Xuân Đức, sinh ngày 4/1/1947 tại Vĩnh Hòa, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Năm 1965 ông tham gia tiểu đoàn 47 quân địa phương Vĩnh Linh, chiến đấu tại mảnh đất Quảng Trị.
Ông tham gia viết báo cho báo quân đội của Khu đội Vĩnh Linh, Quân khu 4. Năm 1979, ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du khoa đầu tiên, sau đó công tác tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị cho tới khi giải ngũ năm 1990 với hàm trung tá.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Xuân Đức nhiều năm gắn bó với đề tài chiến tranh |
Ông giải ngũ và trở về Thị xã Đông Hà, Quảng Trị và công tác tại Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Quảng Trị với cương vị Phó Giám đốc Sở.
Từ năm 1995-2006 ông là Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Trị, Tổng Thư ký Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị.
Nhà văn Nguyễn Xuân Đức nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2007 cho cụm tác phẩm: “Người không mang họ”, “Cửa gió”, “Tượng đồng đen một chân”.
Chiến tranh là một trong những đề tài ông đắm đuối theo đuổi suốt mấy chục năm nay. Ông được đông đảo công chúng biết tới nhiều nhất qua “Người không mang họ”- tác phẩm được đạo diễn Long Vân dựng thành phim. Tiểu thuyết “Cửa gió” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Một số tác phẩm khác đã xuất bản: “Hồ sơ một con người”, “Những mảnh làng”, “Tổ quốc”, “Người mất tích”, “Bến đò xưa lặng lẽ”.
![]() |
Ông được đánh giá là một trong những tác giả ưu tú của đất Quảng Trị |
Một số giải thưởng văn học mà nhà văn Xuân Đức đã được ghi danh: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết “Cửa gió”, Giải thưởng văn học Bộ Nội vụ cho tiểu thuyết “Người không mang họ”, Giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 2002-2004 cho “Bến đò xưa lặng lẽ”.
Không chỉ viết văn, Nguyễn Xuân Đức còn là tác giả của nhiều kịch bản được đưa lên sàn diễn thành công. Có thể kể ra hàng loạt kịch bản của ông được dàn dựng và công diễn: "Người mất tích", "Chứng chỉ thời gian", "Đợi đến bao giờ", "Đám cưới li biệt", "Cuộc chơi", "Cái chết chẳng dễ dàng gì", "Ám ảnh", "Chuyện dài thế kỷ", "Đối mặt", "Kìa bên ngõ xa".
Ông nhận nhiều giải thưởng sân khấu như: Giải thưởng Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam năm 1995 cho kịch bản “Cuộc chơi”, Giải thưởng cuộc vận động viết về chiến tranh cách mạng, Giải thưởng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Huy chương vàng Hội diễn sân khấu kịch nói toàn quốc với “Cái chết chẳng dễ dàng gì”, “Chuyến tàu tốc hành trong đêm” nhận Giải thưởng Kịch bản sân khấu năm 2007.
(Theo Tiền Phong)
Sáng 20/6, NSƯT Khôi Nguyễn đã qua đời ở tuổi 77, sau một thời gian chống chọi với bệnh ung thư tuỵ.
" alt=""/>Vĩnh biệt nhà văn Xuân Đức, tác giả ‘Người không mang họ’Nữ ca sĩ bùi ngùi nói: “Cha mất sớm nên em nhớ mẹ làm nhiều việc từ đan lưới, muối cá, làm mắm… Thương mẹ vất vả, em vẫn theo mẹ dậy làm đậu hũ rồi đi chợ bán xong mới về đi học”. Nhà không có ai theo nghiệp ca hát nhưng Trần Vân Anh lại bộc lộ năng khiếu từ nhỏ, luôn là cây văn nghệ ở trường. Biết con gái mơ được trở thành ca sĩ, mẹ đăng ký cho Trần Vân Anh tham gia nhiều cuộc thi âm nhạc.
Năm 2017, Trần Vân Anh thi The Voice Kidsvà dừng lại ở vòng đối đầu. Cũng năm ấy, cô bé tiếp tục thi Siêu sao âm nhạc nhívà giành ngôi vị Á quân. Không hài lòng với những gì đạt được, năm 2019, Trần Vân Anh tiếp tục thi The Voice Kidsvà cũng dừng lại ở vòng đối đầu. Để thực hiện ước mơ âm nhạc, Trần Vân Anh quyết định thi vào trường Cao đẳng VHNT Vinh. Nhưng sau 1 năm học, cô lại ôn luyện để thi vào hệ Trung cấp - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và đã trúng tuyển sau khi phải làm đơn phúc khảo do nhầm kết quả.
Thương mẹ rất nhiều nhưng MV đầu tay của Trần Vân Anh không dành cho mẹ mà hướng về người cha đã khuất.
![]() | ![]() |
Chia sẻ với VietNamNet, nữ ca sĩ nói: “MV này em muốn kể với mọi người về một phần ký ức của em, về nỗi nhớ mong và khát khao có một người cha trong em như thế nào. Em biết cha rất thương và yêu mình, nhưng lại không có cơ hội ở bên các con, chắc ông buồn lắm. Em làm MV gửi tặng cha ở trên ấy, hy vọng cha sẽ vui khi thấy con gái có thành công ban đầu”.
NSƯT Tố Nga, người quyết định chọn ca khúc Nhớ chacho MV đầu tay của Trần Vân Anh bày tỏ: “Chị Đậu Hoài Thanh viết bài thơ khi tiễn biệt cha rời cõi tạm, có rất nhiều tâm tư giống với Trần Vân Anh. Vì vậy, chắc chắn khán giả sẽ cảm nhận trái tim của một cô gái 18 tuổi trong trẻo với nỗi nhớ mong cha ở bài hát này như thế nào”.
MV Nhớ chado đạo diễn Trần Ngọc Lam Hạ thực hiện là một câu chuyện dung dị về tình cảm cha và con gái.
Đạo diễn cho biết: “MV là hồi ức của một cô gái đã trưởng thành, những kỷ niệm tuổi thơ thật đẹp với cha đã bên cô suốt cuộc đời. Tôi cũng muốn khắc họa tình yêu của người cha, đó là tình cảm vĩ đại nhưng thật đời thường. Tôi chọn những gì đơn giản mộc mạc đưa vào MV bởi khi nhắc về cha sẽ là sự tần tảo, hy sinh ẩn giấu bên trong".
Theo sát cô học trò nhỏ từ Cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2023, NSƯT Tố Nga dành nhiều lời khen: “Trần Vân Anh rất đam mê con đường ca hát chuyên nghiệp, có tinh thần cầu toàn và tư duy nghệ thuật tốt, có chính kiến trong công việc, không ngừng ước muốn vươn lên. Tôi nghĩ, đó là những yếu tố quan trọng để em có tương lai rộng mở”.
NSƯT Tố Nga tiết lộ bị Trần Vân Anh “chinh phục” và chấp nhận đồng hành từ thời điểm tham gia Tiếng hát Hà Nội 2023 bởi tinh thần làm việc nghiêm túc và cầu thị.
Nhạc sĩ Tuấn Phương cho hay: "Bài hát này cũng có 3 version, lúc đầu là Thùy Chi, người hát rất thành công nhạc của tôi. Nhưng Thùy Chi hát trong sáng quá, còn ca sĩ Lê Anh Dũng vẫn chưa chạm tới tầng cảm xúc sâu nhất. Người thứ 3 là ca sĩ Ngọc Anh. Ca khúc này tôi mới đưa lên trang cá nhân và bây giờ thì Nhớ chamới thực sự bước ra trước công chúng".
Ông nội và ông ngoại của Trần Vân Anh cũng lặn lội từ quê ra tham dự buổi họp báo của cháu gái. Hai ông đều khóc khi nói về MV của cô. Điều không thể ngờ là ông nội và ông ngoại của nữ ca sĩ đều mất cha sớm, vì vậy câu chuyện trong Nhớ cha khiến hai ông rất thấu hiểu và đồng cảm.
Thiên Di
" alt=""/>Quán quân 18 tuổi Trần Vân Anh ra MV đầu tay tặng người cha đã khuất