Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết Kiev đã mất hơn 14.000 xe tăng và xe chiến đấu bộ binh, kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Trong suốt cuộc xung đột ở Ukraine, các nước như Mỹ, Đức, Pháp, Anh đã cung cấp cho Kiev hàng trăm thiết bị quân sự hạng nặng hiện đại do phương Tây sản xuất như xe tăng Leopard 2, xe tăng Abrams và Challenger, xe chiến đấu bộ binh Bradley.
Tuy nhiên, Nga đã nhiều lần thông báo về việc phá hủy hoặc thu giữ các khí tài phương Tây được Ukraine sử dụng trong xung đột, dù truyền thông phương Tây ca ngợi đây là những vũ khí vượt trội hơn bất cứ thứ gì Nga có.
Đầu tháng 12, binh sĩ Nga ở Ukraine được cho đã thu giữ thêm một lô thiết bị hạng nặng do Mỹ và Đức sản xuất. Vào tháng 8, Bộ Quốc phòng Nga tổ chức một cuộc triển lãm trưng bày hơn 870 loại vũ khí phương Tây, thiết bị do Liên Xô cũ và Ukraine sản xuất bị quân đội Nga tịch thu tại vùng xung đột.
Ukraine đối mặt mùa đông ‘rất khó khăn'
Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay chính quyền nước này “hoàn toàn” đứng về phía Ukraine, nhưng đã cạn kiệt gần như tất cả các nguồn tài trợ sẵn có, và chỉ còn một gói hỗ trợ duy nhất trong năm nay.
Hôm 19/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky nhấn mạnh ông “tin tưởng Mỹ sẽ không phản bội Ukraine”.
Tại cuộc họp báo cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho hay, “tôi nghĩ câu hỏi này phải dành cho Quốc hội Mỹ. Quốc hội sẽ phải quyết định liệu họ có sát cánh cùng Ukraine và cung cấp nguồn tài chính để Ukraine đẩy lùi quân đội Nga hay không, giữa lúc chúng ta bước vào thời điểm được dự đoán sẽ là một mùa đông rất khó khăn, hay họ sẽ không làm như vậy”.
Theo ông Miller, hiện còn một số nguồn quỹ mà chính quyền Mỹ có thể huy động để viện trợ quân sự thêm cho Kiev. Song ông thừa nhận “chúng tôi đã sử dụng những nguồn quỹ này, chúng tôi gần như đã cạn kiệt, và trong vài tuần tới sẽ hoàn toàn cạn kiệt”.
Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần hối thúc Quốc hội Mỹ phê chuẩn gói viện trợ bổ sung trị giá 106 tỷ USD, mà trong đó có hơn 60 tỷ USD hỗ trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, các thành viên đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ vẫn chưa không đồng ý với đề xuất này.
Thất bại này khiến làn sóng phản đối ĐTQG của giới truyền thông Trung Quốc tăng mạnh.
![]() |
Báo chí Trung Quốc xem trận thua đầu năm mới là kết quả đáng xấu hổ |
Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh cho rằng còn hơn cả một thất bại, bóng đá Trung Quốc không biết đi về đâu.
"Sau thất bại trước Việt Nam vào đêm qua, các chủ đề liên quan đến ĐTQG lên top tìm kiếm", Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh viết.
"Tiếc rằng cách đội tuyển Trung Quốc lên trang tìm kiếm nóng lại không mấy vẻ vang, thậm chí phần đáng xấu hổ.
Những lời phàn nàn về bóng đá Trung Quốc như nhập tịch, thay đổi HLV không hiệu quả, đào tạo trẻ không thành công... khiến cả mạng Internet trở nên ồn ào.
Thất bại này không chỉ làm tổn hại đến niềm tin nơi HLV Li Xiaopeng và đội tuyển, mà còn giáng một đòn nặng nề vào nền tảng cơ bản của bóng đá Trung Quốc".
Cây bút Xiao Xun của Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh bình luận trận thua đội tuyển Việt Namở Mỹ Đình là kết quả đáng xấu hổ.
![]() |
Trung Quốc chính thức bị loại khỏi cuộc chơi sau trận thua Việt Nam |
"Cách đội tuyển thể hiện thực sự đáng xấu hổ. Với việc bị loại khỏi cuộc đua sớm, ai là người chịu trách nhiệm?".
Xiao Xun viết: "Việc đội tuyển Trung Quốc bị loại sớm không nằm ngoài dự đoán của hầu hết mọi người.
Nhưng cái cách mà đội trượt sâu xuống đáy càng làm trầm trọng thêm những lo ngại về tương lai của bóng đá Trung Quốc.
Khi dự án nhập tịch và thay đổi HLV lần lượt thất bại, dường như không ai có thể biết được đội tuyển cũng như bóng đá Trung Quốc nên chọn biện pháp cải thiện nào trong một thời gian ngắn".
Chuyên trang Thể thaocủa Nhân Dân nhật báo cũng không hài lòng về thất bại, đặc biệt là khi diễn ra ngày mồng 1 Tết Nguyên đán.
"Ở vòng loại World Cup ngày đầu năm mới, đội tuyển Trung Quốc đã thua một trận đấu vốn không được phép thất bại.
Lần đầu tiên sau 62 năm đội tuyển thua Việt Nam. Người hâm mộ không thấy phản ứng tích cực từ các cầu thủ".
TT
Xử phũ với quân bầu Đức, thầy Park thắng đậm Trung Quốc bằng hai "khắc tinh" đáng sợ
" alt=""/>Việt Nam 3