Hơn 5 năm sau thảm họa sóng thần và trận động đất mạnh 8,9 độ Richter ở phía đông bắc Nhật Bản, gây nổ ở nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima, thành phố này đã bị bỏ hoang. Từ 22/4/2011, khu vực trong bán kính 20 km quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã trở thành vùng cấm.
![]() |
Keow Wee Loong cho biết cư dân ở khu vực này di tản vội vã tới mức không đem theo nhiều đồ giá trị. Loong đeo mặt nạ chống khí gas nhưng không mặc đồ bảo hộ khi tới 4 thị trấn bị bỏ hoang ở Fukushima. |
![]() |
Một cửa hàng bán đĩa vẫn còn nguyên các sản phẩm từ năm 2011. Khoảng 150.000 người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa. |
![]() |
Một trong những địa điểm Loong khám phá ở Fukushima là siêu thị vắng tanh, với những sản phẩm từ năm 2011. |
![]() |
Ngôi nhà này nằm ở Futaba, vẫn còn nguyên hiện trạng như sau thảm họa năm 2011. |
![]() |
Quần áo chưa kịp lấy ra khỏi máy giặt cho thấy sự hoảng sợ của cư dân sau sự cố. Nhiều đồ vật có giá trị bị bỏ lại. |
![]() |
Đèn giao thông vẫn hoạt động, nhưng không có bất cứ chiếc xe nào trên đường. Nhóm khám phá vào vùng cấm - nơi có mức phóng xạ cao nhất - lúc nửa đêm để tránh cảnh sát phát hiện. |
![]() |
Một trung tâm mua sắm chứa đầy hàng hóa, trong đó có báo và tạp chí năm 2011. |
![]() |
Do mức phóng xạ cao, Loong và bạn bè chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi tại 4 thị trấn. Họ phải đeo mặt nạ chống khí gas để bảo vệ khỏi không khí nhiễm xạ. |
![]() |
Nhóm bạn đã tới 4 thị trấn: Tomioka, Okuma, Namie và Futaba vào tháng 6. |
![]() |
Loong cho biết: “Khi bước vào siêu thị, tôi cảm thấy một sự im ắng bí ẩn, như thể thời gian đã ngừng trôi. Nơi này hoàn toàn vắng bóng người, chỉ có hàng hóa khắp nơi. Tôi có thể khám phá bất cứ nơi nào mình muốn”. |
![]() |
Một ga tàu bỏ hoang ở Futaba, Fukushima. |
![]() |
Những chiếc xe bị bỏ lại. Đường xá dần bị thiên nhiên nuốt chửng. |
![]() |
Fukushima như mắc kẹt trong thời gian, với những cuốn lịch vẫn ở tháng 3/2011 và các đồ có giá trị như chiếc nhẫn vàng này còn nguyên vẹn. |
Dự án chung cư Nam An (tên thương mại là Kingsway Tower) toạ lạc tại số 219, đường số 5, P.Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân, TP.HCM do Công ty TNHH Siêu Thành (Công ty Siêu Thành) làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên khu đất hơn 8.400m2 với quy mô 496 căn hộ.
Khởi công từ đầu năm 2018, tuy nhiên đến nay những khách mua căn hộ tại Kingsway Tower được vẫn chưa nhận được nhà vì dự án đã ngừng thi công. Đáng nói, khách hàng còn phát hiện chủ đầu tư bán trùng căn hộ.
![]() |
Dự án chung cư Kingsway Tower ngừng thi công hơn 1 năm nay. |
Phản ánh đến VietNamNet, bà L.M.D cho biết, đầu tháng 1/2020 bà ký hợp đồng mua bán căn hộ tại dự án chung cư Kingsway Tower với Công ty Siêu Thành. Theo điều khoản hợp đồng, bà D. đã thanh toán 945 triệu đồng (tương ứng 70% giá trị căn hộ) cho chủ đầu tư.
Sau khi thanh toán tiền mua căn hộ, bà D. nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư xuất hoá đơn giá trị gia tăng nhưng không được cung cấp. Thấy có dấu hiệu bất thường, bà D. kiểm tra thì phát hiện căn hộ của mình đã được Công ty Siêu Thành bán cho ông N.V.T.S từ tháng 7/2019.
“Khi biết mua trùng căn hộ, tôi đề nghị chủ đầu tư thanh lý hợp đồng và hoàn trả lại tiền nhưng mãi không thấy trả lời. Trụ sở và văn phòng làm việc của công ty không còn hoạt động, không liên hệ được với ai”, bà D. nói.
Được biết, cả hai hợp đồng mua bán trùng căn hộ của bà D. và ông S. đều do bà Võ Thị Phượng - Giám đốc Công ty Siêu Thành ký.
![]() |
Bên trong dự án chung cư Kingsway Tower. |
Cũng phát hiện Công ty Siêu Thành bán trùng căn hộ, bà V.T.T.T cho biết, cuối tháng 5/2019 bà ký hợp đồng mua bán căn hộ NA-14-12. Hợp đồng thể hiện, dự án dự kiến hoàn thành vào quý II/2020, tuy nhiên công trình đã ngừng thi công hơn một năm nay.
Theo bà T, khi phát hiện căn hộ của mình bị Công ty Siêu Thành bán trùng cho ông N.T.D, bà đã nhiều lần tìm đến trụ sở công ty làm việc nhưng công ty đóng cửa im ỉm, liên hệ qua điện thoại cũng không được. Hiện bà T. đã gửi đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Công ty Siêu Thành đến cơ quan cảnh sát điều tra.
Trong khi đó, ông N.T.D cho hay, ông mua căn hộ tại dự án Kingsway Tower vào tháng 7/2020 với giá 1,7 tỷ đồng. Ngoài ra, ông còn mua thêm căn shophouse giá 1,9 tỷ đồng. Đến nay, ông D. đã thanh toán tổng cộng hơn 3,4 tỷ đồng.
“Phát hiện mua trùng căn hộ của bà T, tôi nhiều lần đề nghị chủ đầu tư huỷ hợp đồng và trả lại tiền nhưng không được giải quyết. Không biết căn hộ tôi đã mua công ty còn bán cho ai khác hay không?”, ông D. lo lắng.
Ai là người đại diện pháp luật của Công ty Siêu Thành?
Tìm hiểu củaVietNamNet, với cùng một căn hộ NA-14-12 của dự án chung cư Kingsway Tower bán trùng cho bà T. và ông D, đại diện Công ty Siêu Thành đứng ra ký hợp đồng mua bán với khách hàng là hai người khác nhau.
Cụ thể, người ký hợp đồng mua bán căn hộ với bà T. vào tháng 5/2019 là bà Võ Thị Phượng – Giám đốc Công ty Siêu Thành. Trong khi đó, người ký hợp đồng mua bán căn hộ với ông D. vào tháng 7/2020 là bà Trần Thị Thuỳ Trang – Phó Giám đốc Công ty Siêu Thành.
Theo ông D, khi ký hợp đồng mua bán căn hộ với ông, bà Trần Thị Thuỳ Trang giới thiệu là Phó Giám đốc và là người đại diện pháp luật của Công ty Siêu Thành. Để tạo lòng tin, bà Trang còn đưa ra biên bản họp hội đồng thành viên công ty cho ông D. xem.
Biên bản thể hiện, các lãnh đạo công ty thống nhất giao bà Trần Thị Thuỳ Trang là người trực tiếp tham gia ký kết các văn bản, giấy tờ liên quan đến việc giải chấp, đăng ký xoá thế chấp hợp đồng vay vốn, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cam kết và các hợp đồng, văn bản khác…
![]() |
Bảng hiệu của Công ty Siệu Thành đã bị tháo gỡ tại văn phòng làm việc số 72 đường số 14 Khu Him Lam, P.Tân Hưng, Q.7. |
Bất ngờ, ngày 31/10/2020, trên trang thông tin của Công ty Siêu Thành có thông báo, cho rằng bà Trần Thị Thuỳ Trang đã mạo danh Phó Giám đốc công ty để giao dịch mua bán căn hộ và shophouse tại dự án với khách hàng.
“Việc mua bán bằng những hình thức như sau: Giả mạo con dấu, giả mạo phiếu thu, giả mạo hợp đồng mua bán của công ty để đi lừa đảo giao dịch mua bán thu tiền căn hộ và shophouse với một số khách hàng”, Công ty Siêu Thành thông báo và cho biết đang tố cáo bà Trần Thị Thuỳ Trang đến cơ quan chức năng.
Thông báo của Công ty Siêu Thành khiến các khách hàng đã ký hợp đồng mua bán căn hộ với bà Trần Thị Thuỳ Trang bức xúc, họ cho rằng chủ đầu tư đang thoái thác trách nhiệm trong khi biên bản họp hội đồng thành viên công ty thể hiện bà Trang là người đại diện pháp luật.
Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Siêu Thành được thành lập ngày 13/5/2008, trụ sở chính tại địa chỉ số 91 – 93 đường số 5, P.An Phú, Q.2, TP.HCM. Người đại diện pháp luật của công ty hiện nay là bà Võ Thị Phượng.
Để có thông tin khách quan, PV VietNamNetđã tìm đến địa chỉ trụ chính Công ty Siêu Thành tại số 91 – 93 đường số 5, P.An Phú, Q.2 và văn phòng làm việc của công ty tại số 72 đường số 14 Khu Him Lam, P.Tân Hưng, Q.7 để làm việc. Tuy nhiên, nơi làm việc tại 2 địa điểm này đều đóng cửa, không có bất kỳ hoạt động giao dịch nào.
Chuyển đơn cho Công an TP.HCMÔng Phạm Minh Thành, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hải Phòng cho biết, để kịp thời ứng dụng công nghệ mới trong công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và cải cách thủ tục hành chính, Sở đã đổi mới cách làm so với trước.
Cụ thể, thay vì chờ các dự án xây dựng xong CSDL đất đai mới đưa dữ liệu vào khai thác sử dụng như trước đây, dữ liệu thi công xây dựng đến đâu được tích hợp ngay vào phần mềm Hệ thống thông tin đất đai VBDLIS để quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai trên toàn thành phố.
Cùng với đó, việc xây dựng CSDL được tiến hành song song giữa dữ liệu thi công của nhà thầu và dữ liệu cập nhật của Văn phòng Đăng ký đất đai khi giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân và doanh nghiệp trên phần mềm Hệ thống thông tin đất đai VBDLIS. Do đó, lãnh đạo Sở TN&MT có thể trực tiếp giám sát, kiểm tra kết quả, tiến độ thực hiện của các đơn vị thi công.
Mặt khác, để cung cấp các dịch vụ hành chính công cấp độ 4 trong lĩnh vực đất đai, Sở TN&MT đã phối hợp với Sở TT&TT và các đơn vị có liên quan kết nối, liên thông giữa phần mềm dịch vụ công trực tuyến với phần mềm VBDLIS. Hiện nay, người dân đã có thể nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố Hải Phòng, hồ sơ tự động chuyển tiếp qua phần mềm VBDLIS để cán bộ thụ lý thực hiện quy trình, thủ tục hành chính qua môi trường mạng Internet.
Đại diện đơn vị tư vấn và triển khai cũng nhận định, hệ thống CSDL đất đai của Hải Phòng có thể triển khai sau nhiều địa phương, tuy nhiên Hải Phòng là 1 trong những tỉnh, thành đầu tiên triển khai hệ thống một cách đồng bộ, tổng thể và toàn diện trên quy mô toàn thành phố. Quá trình xây dựng dữ liệu được gắn với quá trình khai thác CSDL đất đai, cung cấp cho người dân, doanh nghiệp, chính quyền khai thác và sử dụng.
Hệ thống thông tin đất đai của Hải Phòng được xây dựng trên cơ sở kiến trúc hệ thống, hạ tầng phần mềm nền tảng thống nhất trên toàn thành phố, phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về về đất đai và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan như thuế, công chứng, ngân hàng…
Hệ thống gồm các tính năng nghiệp vụ chính như phân hệ địa chính; phân hệ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phân hệ giá đất; phân hệ thống kê, kiểm kê đất đai và Cổng thông tin đất đai phục vụ người dân tra cứu thông tin. Hệ thống cũng được tích hợp với các hệ thống CNTT khác của thành phố như hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến, các hệ thống thuế và kho bạc…
Việc đưa vào vận hành hệ thống thông tin đất đai đã giúp nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý dữ liệu đất đai của thành phố Hải Phòng, tăng cường chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đến nay, hệ thống đã được triển khai tại 14/14 quận, huyện, đã có 270 tài khoản cho văn phòng đăng ký đất đai, 50 tài khoản cho các đơn vị thi công sử dụng. Đặc biệt, hệ thống đã có cơ sở dữ liệu số hóa của hơn 280.000 thửa đất, cùng khoảng 35.000 hồ sơ giao dịch đất đai được tiếp nhận và xử lý trên hệ thống.
Nhiều lợi ích từ việc vận hành thử nghiệm Cổng thông tin đất đai
Đại diện Sở TN&MT Hải Phòng khẳng định, việc đưa vào hoạt động hệ thống thông tin đất đai và vận hành thử nghiệm Cổng thông tin đất đai của thành phố tại địa chỉ hph.mplis.gov.vn, đã mang lại nhiều lợi ích.
Trước đây, thông tin đất đai do Sở TN&MT quản lý chưa được đăng tải trực tuyến. Khi có nhu cầu cung cấp dữ liệu đất đai, các cá nhân, đơn vị phải gửi văn bản yêu cầu để được nhận bản sao hồ sơ đất đai, được cung cấp tệp dữ liệu bản đồ, sau đó mới khai thác, sử dụng. Quá trình này phải có thời gian thực hiện khiến các tổ chức, cá nhân chỉ đến cơ quan nhà nước để tiếp cận thông tin khi rất cần thiết.
Còn hiện nay, qua Cổng thông tin đất đai, các tổ chức, công dân có thể truy cập trực tuyến miễn phí tiếp cận các thông tin cơ bản về bản đồ, thửa đất, tình trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, người dân, doanh nghiệp còn tra cứu được thông tin về tình trạng giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, thông qua mã số hồ sơ, số điện thoại hoặc căn cước công dân của người nộp hồ sơ.
“Hiện chúng tôi đang tiếp tục xây dựng các dữ liệu về nền địa lý, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất,... Sau khi hoàn thành, các dữ liệu này cũng sẽ được chuyển tải lên nền tảng số để chia sẻ dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước của từng cơ quan cũng như nhu cầu thông tin của xã hội”, đại diện Sở TN&MT Hải Phòng thông tin thêm.
Vân Anh
" alt=""/>Người dân đã có thể tra cứu trực tuyến thông tin đất đai tại Hải Phòng