- Mặc dù đã cùng nhau làm MC rất nhiều năm nhưng chưa bao giờ Mỹ Vân và Lê Anh hát chung.
- Mặc dù đã cùng nhau làm MC rất nhiều năm nhưng chưa bao giờ Mỹ Vân và Lê Anh hát chung.
Trong tham luận về vấn đề hỗ trợ phát triển sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng nội địa vừa chia sẻ tại hội nghị về sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng nội địa và đánh giá tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại tại Việt Nam được tổ chức sáng nay, ngày 8/11 tại Hà Nội, ông Trần Mạnh Thắng, đại diện Cục ATTT - Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ban Điều hành Điều hành 898 cho biết, Quyết định 898 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27/5/2016 phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo ATTT giai đoạn 2016 - 2020 đã xác định rõ 4 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nhiệm vụ phát triển tối thiểu 5 sản phẩm ATTT thương hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến tại thị trường trong nước và doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò chủ đạo tại thị trường dịch vụ ATTT trong nước.
Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT được Chính phủ giao xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng nội địa. Thời gian qua, Cục ATTT đã tổ chức các buổi làm việc, tọa đàm với các doanh nghiệp, Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) để có thông tin xây dựng Đề án. Cụ thể, tháng 6/2017, Cục đã tổ chức tọa đàm với gần 20 doanh nghiệp và VNISA; tiếp đó trong tháng 7 năm nay, Cục tổ chức làm việc với 5 doanh nghiệp lớn về CNTT, ATTT; và đến giữa tháng 9 vừa qua, sau khi Cục báo cáo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng về các quan điểm lớn xây dựng Đề án, Thứ trưởng đã chủ trì buổi họp giữa các đơn vị trong Bộ TT&TT về Đề án này. Hiện Đề án đã được Bộ TT&TT hoàn thiện, trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Đề cập đến tình hình phát triển sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa, đại diện Cục ATTT cho hay, theo báo cáo khảo sát ATTT Việt Nam 2016 do VNISA thực hiện dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT, 5 sản phẩm ATTT trong nước được sử dụng phổ biến gồm có: hệ thống phát hiện xâm nhập (IDP/IPS) trong mạng (42%); hệ thống phòng chống tấn công DoS/DDoS (40%); tường lửa (40%); phần mềm chống virus mức mạng (22%) và bộ lọc chống thư rác (16%). “Từ những con số này cho thấy, tỷ lệ đầu tư so với nhu cầu thực tế vẫn rất thấp”, đại diện Cục ATTT nhận định.
Cũng theo Cục ATTT, đến nay có 6 nhóm giải pháp ATTT do doanh nghiệp trong nước làm chủ công nghệ: bộ sản phẩm phòng chống phần mềm độc hại; giải pháp phòng chống tấn công có chủ đích; giải pháp bảo đảm ATTT cho ứng dụng web; giải pháp phòng chống xâm nhập; giải pháp bảo đảm ATTT cho thư điện tử; và giải pháp quản lý truy cập, giám sát an toàn mạng tập trung.
Các dịch vụ ATTT được doanh nghiệp cung cấp phổ biến ra thị trường trong nước chia thành 5 nhóm, bao gồm: bóc gỡ phần mềm độc hại, tấn công có chủ đích; kiểm tra, đánh giá ATTT; giám sát ATTT và hỗ trợ xử lý sự cố ATTT; tư vấn triển khai giải pháp bảo đảm ATTT; đào tạo về ATTT. Đối tượng sử dụng các dịch vụ chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán và khối các cơ quan Chính phủ.
Trong quá trình làm việc với các doanh nghiệp trong nước, Cục ATTT đã tổng hợp một số khó khăn cũng như kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp. Theo đó, một số doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn trong việc tìm thị trường đầu ra; nguyên nhân là do tâm lý “sính ngoại” của người dùng, muốn sử dụng các sản phẩm thương mại của các hãng nước ngoài mà chưa tin tưởng chất lượng các sản phẩm trong nước; do nhận thức của người dùng về sản phẩm thương hiệu Việt cũng như các ưu điểm mà sản phẩm Việt mang lại so với sản phẩm nước ngoài còn rất hạn chế.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước còn khó cạnh tranh với các doanh nghiệp hoặc giải pháp nước ngoài do các yêu cầu đưa ra trong các dự án như: các chứng chỉ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo ý kiến của các doanh nghiệp được Cục ATTT tổng hợp, hiện vẫn chưa có cơ chế, chính sách của nhà nước để có đủ sở cứ trong việc ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa; cũng như chưa có hình thức đánh giá, xếp hạng sản phẩm của các hãng trong nước và các hãng nước ngoài để đơn vị đầu tư có cơ sở lựa chọn sản phẩm.
" alt=""/>Cơ quan nhà nước cần tích cực thuê giải pháp an toàn thông tin của doanh nghiệp nộiTheo cuộc khảo sát do công ty dịch vụ di động Puls tiến hành, 90% số người được hỏi nói, họ dự định tiếp tục gắn bó với chiếc smartphone đang dùng qua dịp nghỉ lễ năm nay. Thực tế này trái ngược với các tiên đoán lâu nay về nhu cầu mua sắm những mẫu smartphone mới tăng cao vào dịp lễ Tết cuối năm.
Các chuyên gia khảo sát cũng phát hiện, tới 33% chủ nhân smarphone cảm thấy không hài lòng với thời lượng pin của dế cưng hiện tại. Bất chấp điều này, họ dường như cũng không vội lên đời máy vào mùa lễ hội năm nay.
Puls chỉ ra rằng, với giá của các smartphone đầu bảng ngày càng cao dù chúng được trang bị thêm nhiều tính năng mới hấp dẫn như màn hình gần như không mép viền, tỉ lệ kích thước 18:9, công nghệ nhận diện mặt tân tiến, ... người dùng có thể tiết kiệm chi phí bằng cách thay viên pin cũ đã chai, hỏng bằng một viên pin mới thay vì mua một smartphone mới hoàn toàn. Công ty cho biết thêm. pin của thiết bị di động thường bắt đầu giảm tuổi thọ hoặc hiệu suất sau 18 - 24 tháng.
Nếu kết quả khảo sát trên là chính xác, tất cả các nỗ lực khuyến mãi Black Friday và dịp lễ Tết sẽ không đủ sức lôi kéo người dùng móc hầu bao lên đời smartphone. Dẫu Apple iPhone X, LG V30 và Samsung Galaxy Note 8 đều được đánh giá là các mẫu điện thoại flagship hấp dẫn, đáng mơ ước nhưng cứ 10 người tham gia khảo sát của Puls thì có tới 9 người không có ý định mua máy mới.
Tuấn Anh(theo BGR)
Chỉ trong vòng 1 tuần, hãng xe điện Tesla công bố đến 3 sản phẩm mới, trong đó có một sản phẩm lấn sân sang lĩnh vực thiết bị di động: sạc dự phòng cho smartphone.
" alt=""/>9/10 người dùng tuyên bố không lên đời smartphone dịp lễ TếtThói quen vừa sạc pin vừa dùng điện thoại có thể gây chết người. Ảnh minh họa
" alt=""/>Chuyên gia lý giải tại sao vừa sạc vừa dùng điện thoại lại có thể gây chết người