Theo Vitalk
Theo Vitalk
Nhưng vợ phất lên, chồng lại không được như ý. Công ty anh rơi vào cảnh nợ nần rồi phá sản. Mấy tháng lương bị nợ của anh cũng không đòi được. Biết chồng thất nghiệp, tôi rất thương. Tôi luôn cố gắng tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu để lo cho hai đứa con ăn học và tính toán sinh hoạt phí.
Những tưởng như vậy chồng sẽ chăm chỉ làm việc nhà, nhưng không. Anh tối ngày đi nhậu nhẹt với bạn bè. Anh cho rằng, việc nhà không phải việc của đàn ông.
Khi tôi nhắc anh tiết kiệm, anh chỉ cười khẩy. Anh bảo tôi làm được mấy đồng tiền đã ra oai. Giục anh đi làm thì anh nói không thích cảnh làm thuê nữa, phải tính toán mở công ty riêng, nhưng tôi đợi mòn mỏi suốt 3 năm rồi.
Thời gian anh ở nhà, sợ anh tổn thương, một lời oán trách tôi cũng chưa từng nói.
Chỉ riêng việc đón con, tôi kiên quyết giao cho anh. Từ đó, ngày nào cũng như ngày nào, cứ thấy tôi bước vào cửa là anh bắt đầu kêu ca: “Đừng nghĩ tôi thất nghiệp là rảnh rỗi, thích sai gì cũng được nhé. Tôi đón con rồi thì những việc khác cô phải làm, tôi hết trách nhiệm".
Từ lúc đó, anh nằm vắt chân xem điện thoại còn tôi lại xoay như chong chóng cho con tắm, nấu nướng... Nhìn chồng, tôi tức sôi máu nhưng vẫn cố kìm nén.
Tôi đi làm bên ngoài, lo toan mọi chi phí, nhưng ngày nào thấy vợ mặc bộ váy đẹp là anh lại nói mỉa: “Cô xem lại bộ đồ này đã phù hợp chưa?”, như thể nhắc tôi chuyện mặc váy, trang điểm là sai trái.
Anh luôn vỗ ngực mình là "có gia giáo”, và mang miếng đất bố mẹ cho anh ra dọa nạt tôi. Anh nói bố mẹ tôi ở quê nghèo, chẳng có của cải cho con gái. Ba năm anh thất nghiệp, tôi đã quá quen với những lời như vậy.
Gánh nặng kinh tế suốt ngần ấy năm khiến tôi chán nản và mệt mỏi. Anh đã không thông cảm lại còn đưa em gái lên ở, không đóng góp cũng không chia sẻ việc nhà. Tôi không hiểu nhà chồng nghĩ gì mà lại làm như vậy.
Em chồng đi làm, lương cao nhưng không có trách nhiệm đóng góp với anh chị, trong khi cô ấy biết anh trai mình thất nghiệp đã lâu. Ngày nào tôi cũng phải phục vụ cơm nước cả nhà và em chồng, đến cái bát cô ấy cũng không chịu rửa. Sữa tắm, xà phòng hết, em chồng chưa từng bỏ ra một nghìn để mua đỡ anh chị. Tôi ý kiến thì chồng không ngừng chỉ trích, nói những lời khó nghe.
Từ khi em lên ở, mẹ chồng tuần nào cũng đến thăm con gái. Tôi lại phải phục vụ cơm nước cả nhà chồng. Suốt thời gian dài tôi chịu cảnh mệt mỏi, cả tuần làm quần quật, cuối tuần muốn nghỉ cũng không xong.
Tôi kêu ca chuyện chồng không chịu đi làm thì mẹ chồng hắng giọng: “Nó đi làm bao năm lo cho cái nhà này, bây giờ cho nó nghỉ ngơi chút cũng được chứ sao? Đàn bà lo có tí đã kêu, đàn ông lo cả đời có kêu bao giờ?”.
Mẹ chồng nói như vậy là xem nhẹ sự hy sinh của tôi. Đáng lẽ sau từng ấy năm thất nghiệp, mẹ và anh phải hiểu và trân trọng sự cố gắng của tôi. Nhưng tất cả chỉ là những lời trách móc, phủi sạch công lao. Có lẽ trong lòng mẹ chồng vẫn chưa buông bỏ được chuyện tôi có bầu trước cưới.
Giờ tôi có nhà mà không muốn về. Nếu không vì con, chắc tôi bỏ ra ngoài thuê nhà sống cho thoải mái. Tôi thực sự không biết nên làm thế nào để thay đổi tất cả?!
Độc giả giấu tên
Trong khi đó, Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi và Bệnh viện huyện Nhà Bè cũng đã ngưng mổ phaco sau khi hết hợp đồng với Bệnh viện Mắt TP.HCM (vào năm 2019 và 2020). Bệnh nhân đến các cơ sở này khám và có chỉ định, sẽ được chuyển lên Bệnh viện Mắt TP để mổ phaco.
Đáng lưu ý, Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã ngưng phẫu thuật thay thủy tinh thể từ thời điểm có dịch Covid-19. Đây là 2 bệnh viện từng triển khai phẫu thuật mắt rất hiệu quả của TP.HCM.
Hiện nay, Bệnh viện Nhân dân Gia Định đang triển khai mua sắm vật tư y tế thủy tinh thể nhưng chưa định được ngày mổ lại. Tương tự, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng ngưng mổ mắt trong bối cảnh không có bác sĩ chuyên khoa.
“Bệnh viện Nhân dân 115 và Nhân dân Gia Định là 2 bệnh viện đa khoa tương đối hoàn chỉnh, vậy mà phẫu thuật mắt không triển khai, bệnh nhân phải chuyển về Bệnh viện Mắt là điều không hợp lý lắm”, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam nhận định.
Bệnh nhân chờ thay thuỷ tinh thể suốt 1 tháng
Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết từ đầu năm đến nay, mỗi ngày, cơ sở y tế này thực hiện từ 350-400 ca mổ phaco. Cao điểm có ngày khoảng 500 bệnh nhân khám và đăng ký phẫu thuật, gây quá tải và không thể giải quyết ngay.
Tình hình căng thẳng hơn khi cuối tháng 6, Bệnh viện Mắt TP.HCM đã sử dụng hết số lượng thủy tinh thể trong gói thầu của cả năm 2023, bắt buộc phải ngưng mổ 1 tháng. Sau khi mua sắm lại, bệnh viện giải quyết được khoảng 4.000 bệnh nhân đã hẹn trước đó, xếp lịch chờ trải dài đến ngày 15/8. Đến nay, số hẹn lại chỉ khoảng trên 10 ca.
Ngoài ra, từ sau ngày 15/8, bệnh nhân mổ phaco nếu phải chờ cũng chỉ chờ gối đầu 1 ngày (nhập viện làm thủ tục và phẫu thuật vào hôm sau). “Hy vọng trong một tháng tới, Bệnh viện Mắt TP trở lại giai đoạn bệnh nhân vào sẽ giải quyết được ngay”, đại diện cơ sở này chia sẻ trong cuộc họp.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Mắt TP đã phẫu thuật cho 38.834 bệnh nhân, trong đó hơn 28.000 ca là bệnh nhân ở các tỉnh thành khác. Quá trình thăm khám, người bệnh than phiền bệnh viện ở nơi khác không có thủy tinh thể nên buộc phải vào TP.HCM. Tình hình quá tải mổ mắt đã được báo cáo lên UBND TP.HCM.
Trước bối cảnh trên, Bệnh viện Mắt dự kiến sẽ triển khai mổ thêm vào thứ 7 hàng tuần và đang chờ thủ tục với cơ quan bảo hiểm. Hiện nay, kho của Bệnh viện Mắt còn 30.000 thủy tinh thể nhân tạo và sẽ cố gắng thực hiện cho bệnh nhân trong thời gian chờ đấu thầu rộng rãi. Ngày 17/7, bệnh viện đã đăng thông tin chào giá, khoảng đầu tháng 8 sẽ gửi báo giá cho các nhà thầu.