BB Trần, Khả Như ngậm ngùi trước kết quả trắng tay tại ‘Tường lửa’:Tập 4 của chương trình Tường lửa lên sóng với sự tham gia của BB Trần và Khả Như. Cặp đôi đặt ra mục tiêu thắng được nhiều tiền tặng những hoàn cảnh neo đơn, cơ nhỡ tại Hiệp Thành, Hậu Giang.
Từ vòng thi đầu tiên, cả hai thú nhận không có vốn hiểu biết sâu rộng, cũng không may mắn trong những trò chơi may rủi. Tuy vậy, với quyết tâm giành giải thưởng, BB Trần – Khả Như nhanh chóng trả lời chính xác 5/5 câu hỏi và giành được hơn 60 triệu đồng.
 |
BB Trần, Khả Như lần đầu kết hợp tại Tường lửa. |
Đến vòng thi thứ 2, BB Trần chịu trách nhiệm trả lời câu hỏi trong phòng băng và nhường quyền thả bóng lại cho đàn chị. Nam diễn viên trả lời đúng câu hỏi đầu tiên: “Tính đến tháng 6/2020, chữ cái nào chưa được dùng làm ký hiệu cho các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn?” (đáp án: J). Kết hợp với màn thả bóng của Khả Như, cả hai tạm có 210 triệu đồng.
Tuy nhiên, hai câu hỏi tiếp theo về kỹ thuật và hội họa đều xa lạ đối với BB Trần, khiến anh phải thốt lên: “Biết vậy để chị Khả Như vô đây rồi”. Khả Như thấy đàn em liên tiếp trả lời sai cũng áp lực không kém bên ngoài sân khấu.
 |
Khả Như ngồi bệt tại sân khâu sau những màn thả bóng trừ tiền giá trị lớn. |
Cặp đôi bước vào vòng 3 với 280 triệu đồng sau phần cược tiền. Khi BB Trần đưa ra câu trả lời chính xác về địa phận tỉnh Lào Cai trên bản đồ, Khả Như chỉ thả bóng vào ô 10.000 đồng. Đến khi nam diễn viên trả lời sai liên tiếp 2 câu hỏi về lịch sử, bóng lại rơi vào ô có giá trị lớn, khiến hai chị em bị trừ đi 125 triệu đồng.
Đến phần thả bóng hoàn tiền, Khả Như cũng liên tiếp gặp vận rủi. Hai quả bóng đầu tiên lần lượt rơi vào ô 100 triệu và 25 triệu. Đỉnh điểm là quả bóng thứ 3 rơi vào ô 500 triệu đồng khiến cho số tiền mà cặp đôi có được từ ban đầu bị trừ hoàn toàn.
Chưa thả quả bóng thứ 4, số tiền còn lại trong tài khoản đã là 0 đồng. MC Trường Giang hài hước chia sẻ: “Ngay cả 1.000 đồng cũng không có để trừ. Quá cay đắng".
 |
Khả Như – BB Trần ngậm ngùi ra về tay trắng. |
Niềm hy vọng cuối cùng nằm ở bản hợp đồng trị giá 100.019.000 đồng, chỉ cần BB Trần ký hợp đồng, cả hai vẫn có tiền thưởng mang về. Nhưng khi chia sẻ về quyết định của mình, BB Trần cho biết: “Khi trả lời xong các câu hỏi, em không tin vào bản thân cho lắm. Nếu là chị, em nghĩ chị sẽ quyết đoán hơn, sẽ là một kết quả khác. Tuy nhiên, em suy nghĩ tích cực, tin là 2 chị em mình may mắn, nên em đã quyết định không ký”.
Biết được kết quả phải ra về tay trắng, cả hai không khỏi tiếc nuối. Dù vậy nhưng Khả Như và BB Trần vẫn giữ nụ cười lạc quan. Trường Giang cũng động viên đàn em: “Có thể cả hai không lấy được tiền thưởng, nhưng tấm lòng cao hơn mọi thứ. Cả hai đã đến đây bằng sự yêu thương sẽ nhận được tình yêu thương của khán giả”.
Thanh Uyên

Puka hoảng loạn, khóc nức nở vì mất hàng trăm triệu ở ‘Tường lửa’
Tham gia tập 3 của chương trình “Tường lửa”, Puka khóc nấc ngay tại sân khấu vì áp lực trước những màn thả bóng nhận tiền đầy may rủi.
" alt=""/>Tường lửa mùa 2 tập 4: BB Trần mất hàng trăm triệu đồng
Người Việt Nam chưa có thói quen đọc sách sớmBà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc NXB Phụ nữ nhận định người trẻ Việt Nam hiện nay ít đọc sách, chưa có hứng thú với sách, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chung là người Việt chưa có thói quen đọc sách.
"Cá nhân tôi cho rằng, để làm cho người trẻ hứng thú với sách, cần tác động vào nhu cầu tự thân của người trẻ: đọc sách để phát triển bản thân, đọc sách để trở thành người có tri thức; biết cách ứng dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống để làm chủ cuộc sống; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng; khát vọng xây dựng đất nước phát triển, văn minh.
Theo tôi hiểu, “hứng thú” với sách nghĩa là thích sách. Người trẻ là những người đã trưởng thành, sẽ có “hứng thú” với sách theo “gu” riêng của cá nhân. Vì vậy cần xuất bản phong phú các loại sách để người trẻ chủ động lựa chọn sách phù hợp với nhu cầu cá nhân: định vị bản thân, lập thân, lập nghiệp, kiến quốc… Người trẻ cần được tiếp cận với sách từ nhiều kênh: nhà trường, bạn bè, gia đình, cộng đồng. Cơ hội tiếp cận với sách càng nhiều, càng tăng cơ hội hiểu các giá trị của sách, từ đó có hứng thú với sách", bà Khúc Thị Hoa Phượng chia sẻ.
 |
Để làm cho người trẻ hứng thú với sách, cần tác động vào nhu cầu tự thân của người trẻ (Ảnh: Thư viện Cánh diều). |
Ở góc độ vĩ mô, Giám đốc NXB Phụ nữ cho rằng nhà nước ban hành chiến lược sách quốc gia bao gồm: Giới thiệu các cuốn sách tri thức nền tảng giúp người trẻ tự trang bị tri thức nền, làm chủ tri thức, tự tin ra với thế giới. Nhà nước cũng cần xây dựng chiến lược sách giáo dục gia đình, giáo dục việc đọc sách bắt buộc trong trường học, từ đó xây dựng thói quen đọc sách ngay từ nhỏ để khi trưởng thành, họ là những người trẻ có thói quen đọc sách, có hứng thú với sách. Có thể xây dựng thanh niên là lực lượng nòng cốt để đẩy mạnh phong trào đọc sách trong toàn dân. Muốn vậy, thanh niên, người trẻ sẽ phải tự đọc sách, trang bị các kiến thức từ sách để có thể trở thành người hướng dẫn đọc sách.
Thêm vào đó, người đứng đầu NXB Phụ nữ còn hiến kế phát động phong trào đọc và ứng dụng tri thức từ sách vào cuộc sống: sản xuất, kinh doanh, giáo dục,… Xây dựng các hình ảnh giáo dục truyền cảm hứng về việc đọc sách: lãnh đạo đọc sách, thầy cô đọc sách, bố mẹ đọc sách, những người thành công,… đọc sách, từ đó truyền cảm hứng cho người trẻ đọc sách, trẻ em đọc sách, gia đình đọc sách, nhà trường đọc sách, cộng đồng đọc sách, quốc gia đọc sách…
Sách phải được hiện diện ở bất cứ đâu
Trong khi đó, bằng kinh nghiệm tham gia chương trình Sách hóa nông thôn cùng nhiều chương trình khác, "cửu vạn sách" Đỗ Tiến Thành cho rằng vận động các gia đình trẻ xây dựng tủ sách gia đình, cha mẹ đọc sách cùng con mỗi ngày, để cho trẻ em từ nhỏ đã được tiếp xúc, nghe, đọc sách là việc đầu tiên nên làm.
Sau đó sẽ tới việc vận động các trường mầm non, các trường phổ thông làm tủ sách lớp học theo hình thức xã hội hóa, vận động đưa giờ đọc sách vào trường học ngay từ lứa tuổi mầm non. Bên cạnh đó, các chương trình mừng tuổi sách trong các dịp lễ, tết đem đến cho con trẻ những món quà ý nghĩa là những cuốn sách, tạo niềm vui thực sự cho các em với sách ngay từ nhỏ.
 |
Thói quen đọc sách cần được xây dựng ngay từ trong gia đình (Ảnh: Thư viện quốc gia Việt Nam). |
"Để có những người trẻ đọc sách, chúng ta không có cách nào khác là nuôi dưỡng những mầm đọc từ lúc còn nhỏ với vai trò không thể thiếu của cha mẹ, thầy cô. Khi đã có được hạt nhân là các mầm đọc, đất nước cần phát triển hệ thống thư viện ở khắp mọi nơi để sách được hiện diện ở bất cứ đâu. Đó là môi trường giúp nuôi dưỡng văn hóa đọc và tạo ra niềm yêu thích đọc sách", anh Đỗ Tiến Thành chia sẻ.
Đồng quan điểm, chị Phan Lê Hải Linh – sáng lập Thư viện Cánh Diều cho rằng khi đã trưởng thành, 18-20 tuổi là lúc mà rất nhiều thói quen đã được định hình và rất khó thay đổi. Việc hình thành thói quen đọc sách, văn hoá đọc cho một cá nhân nên bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ, từ bậc mầm non.
"Đó chính là lý do vì sao tôi thành lập thư viện Cánh Diều và nhóm đọc tại cộng đồng, hướng tới trẻ em từ 3-11 tuổi. Vì từng có quãng thời gian làm việc tại Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, được tiếp xúc với nhiều chuyên gia tâm lý, giáo dục nên tôi biết rằng từ 0-11 tuổi là giai đoạn hình thành thói quen, định hình một con người.
Bởi vậy, từ tháng 8/2017, tôi bắt đầu thành lập nhóm đọc sách tại cộng đồng và tổ chức các buổi đọc sách miễn phí cho trẻ mầm non tại chính quán cafe của mình. Các buổi đọc sách được tổ chức vào sáng Chủ nhật hàng tuần, dần dần thu hút được sự quan tâm của nhiều bậc cha mẹ. Tôi chính là người trực tiếp tổ chức hoạt động và đọc sách cho các bạn nhỏ nghe. Sau này, quán cafe của tôi trở thành điểm đọc quen thuộc của nhiều bạn nhỏ quanh khu vực đó nên bạn bè động viên tôi phát triển nó thành một dự án thư viện. Tôi đặt tên cho dự án nhỏ của mình là Cánh diều", chị Hải Linh chia sẻ.
Chị Hải Linh mong muốn nếu hình thành được thói quen đọc sách từ nhỏ (mầm non), các em sẽ được phát triển rất tốt về ngôn ngữ, năng lực cảm xúc. Lớn lên, các em sẽ có năng lực tự học rất cao. "Tôi cho rằng năng lực tự học là điều vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi mà công nghệ khiến mọi thứ thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi con người phải liên tục trau dồi để thích nghi", người đứng đầu thư viện Cánh diều nói.
Tình Lê

Văn hoá đọc trước sự xâm lấn của facebook, youtube
Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn.
" alt=""/>Làm gì để người trẻ hứng thú với sách?
Bộ sách gồm 2 cuốn: Dòng tranh dân gian Kim Hoàng và Dòng tranh dân gian Đông Hồvừa đạt giải B Giải Sách Quốc gia lần thứ 3 do tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa (chủ biên), Trịnh Sinh và Lê Bích thực hiện - giúp độc giả biết được lịch sử phát triển, sự thăng trầm của làng tranh, dòng tranh Kim Hoàng, Đông Hồ. Sách là một phần của dự án khôi phục dòng tranh dân gian Kim Hoàng, Đông Hồ nhằm góp phần giữ hồn dân tộc qua tranh. |
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa so sánh màu tranh thực tế với màu tranh trong sách về tranh dân gian Việt Nam của Maurice Durand. |
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa vốn là Giám đốc Bảo tàng gốm sứ Hà Nội. Mang trong mình tình yêu với các dòng tranh dân gian của dân tộc và nỗi lo về sự mai một, thất truyền, chị cùng cộng sự tìm hiểu, nghiên cứu về dòng tranh Kim Hoàng và thực hiện cuốn sách để công bố đến đại chúng.
Tranh dân gian thể hiện tính dân tộc và lịch sử
- Để cho ra đời 2 cuốn sách này, quá trình tìm hiểu tư liệu có khó khăn với chị?
Thực sự để ra mắt và xuất bản được bộ sách này là cả một quá trình kéo dài 5-7 năm. Quãng thời gian đó, tôi đã đi dọc miền đất nước từ Bắc đến Nam để có thể nghiên cứu. Mặc dù viết về tranh dân gian Đông Hồ hay tranh dân gian Kim Hoàng tôi vẫn phải có so sánh ở trong cái chung của tranh dân gian trên mọi miền đất nước.
Ví dụ như trong suy nghĩ của người dân miền Bắc, nói đến tranh dân gian là nói đến tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống. Nhưng thực ra tranh dân gian, ví dụ ở miền Bắc ngày xưa cũng đã có tranh dân gian bằng kính thế nhưng sau một thời gian dài vì thời tiết ẩm nên tranh bị hỏng thế người ta không còn chuộng nữa. Trong quá trình đi nghiên cứu về tranh dân gian, có nhiều lúc tôi phải lội ngược dòng để tìm hiểu lại về lịch sử của những dòng tranh dân gian.
Khi làm những quyển sách như thế này, nếu không khéo và truyền được cảm hứng cho các nghệ nhân rất khó để người ta đã nói được những bí quyết của gia đình họ.
Ví dụ với cuốn Dòng tranh dân gian Kim Hoàng, tôi phải đến 50-70 lần gia đình các nghệ nhân mới có thể tích lũy được tư liệu. Mỗi lần gặp gỡ lại vỡ ra một điều mới lạ.
- Quá trình tìm hiểu các dòng tranh chị thấy tranh dân gian Việt Nam có gì đặc sắc?
Chính là tính dân tộc và tính lịch sử. Điều này thể hiện rất rõ trong cách làm tranh, vẽ tranh, màu sắc, nội dung. Tín ngưỡng, phong tục tập quán của người dân Việt vào những thời điểm lịch sử nhất định được thể hiện qua tranh rất rõ nét.
Tuy nhiên, mỗi dòng tranh lại có sự khác biệt, đặc trưng cho văn hóa từng vùng miền, cũng chính là phục vụ những đối tượng khách hàng riêng biệt.
Ví dụ cùng là tranh đồ thế, miền Bắc lại dùng tranh Thập vật trong các lễ cúng phát tấu, miền Trung và miền Nam lại không dùng. Miền Trung có tranh làng Sình chịu ảnh hưởng của Thiên Tiên Thánh giáo nên nội dung rất phong phú, đặc sắc. Tranh vùng Nam Trung Bộ lại có nội dung thiên về thờ cúng ghe thuyền...
Có ba dòng tranh dân gian vẫn tồn tại và duy trì là tranh dân gian Đông Hồ, tranh làng Sình và tranh kính Nam Bộ. Tranh dân gian Đông Hồ được sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền tỉnh Bắc Ninh nên phát triển rất tốt.
- Khó khăn trong việc bảo tồn phát huy các dòng tranh dân gian của Việt Nam là gì thưa chị?
Tranh cũng giống như các nghề thủ công khác, thường cha truyền con nối nên việc dạy vẽ cho người ngoài là điều rất khó xảy ra. Cho nên việc này cần phải có sự chung tay của các nhà quản lý. Các dòng tranh khác đều không có người nối nghiệp hoặc mất dần thị trường, thu nhập giảm sút, cũng như không phải ai cũng theo nghề được, vì phải có năng khiếu, cần cù, tỉ mỉ. Giới trẻ cũng không mặn mà với tranh.
Hiện nay có tranh làng Sình và tranh kính Nam Bộ tồn tại vì đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng. Tranh làng Sình là tranh đồ thế nên gần như mỗi dịp Tết, lễ, nhà nào cũng dùng. Nhà nào ở Nam Bộ cũng có ít nhất một bức tranh kính trong không gian thờ tự.
 |
Dòng tranh dân gian Kim Hoàng (Hoài Đức – Hà Nội ) được hình thành vào nửa sau thế kỷ 18. Tranh Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim Hoàng lại biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống. Chính vì thế dòng tranh này mang những giá trị riêng. |
Mong sách lan toả tới những người yêu văn hoá dân tộc
- Với việc ra viết 2 cuốn sách này, chị mong muốn nó sẽ lan toả điều gì tới người đọc?
Tôi mong muốn rằng mọi người hãy trân trọng từng bức tranh dân gian, dù là tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh Kính thế,... tranh dân gian nào cũng vậy, bởi nó là những giá trị tinh hoa của dân tộc mình, đã được thẩm thấu vào trong đó. Chứ đừng nhìn về mặt giá trị kinh tế của bức tranh.
Khi những quyển sách về tranh dân gian ra đời với chất lượng in ấn tốt, được đưa tới bạn đọc thì rất nhiều người đã lấy những mẫu của tranh dân gian này, sáng tạo vào trong các lĩnh vực đương đại. Ví dụ như những họa sĩ người ta sẽ dùng những chất liệu của tranh dân gian đưa vào nhưng tác phẩm của mình. Hoặc là vào những dịp Trung Thu hay Tết, những khách sạn người ta hay làm những gói quà và ở trong đó người ta sử dụng những hình ảnh của tranh dân gian. Tôi nghĩ là tranh dân gian không chỉ tồn tại trong dịp Tết mà nó thể tồn tại từ đầu năm cho đến cuối năm bằng hình thức này hay hình thức khác.
Tại nước ngoài, các sản phẩm thuộc về dân tộc, mang tính dân tộc đặc trưng là những sự lựa chọn của khách du lịch khi tới thăm vùng đó. Tôi cũng mong muốn rằng mỗi một khách du lịch đến với Việt Nam sẽ mua sản phẩm tranh dân gian, dù ít dù nhiều.
Và tôi nghĩ những quyển sách như thế này ra sẽ được đón nhận. Trên thực tế có rất nhiều bạn trẻ liên lạc lại với tôi để yêu cầu có thêm thông tin hay hình ảnh để mà người ta có thể làm những chuyên đề nghiên cứu sâu. Đó là những phản hồi, đánh giá xã hội rất tốt đối với quyển sách này của chúng tôi. Điều đó cũng thúc đẩy cho chúng tôi có thể hoàn thiện được càng sớm càng tốt công trình nghiên cứu này.
Tôi thực sự biết ơn sâu sắc đến học giả, họa sĩ người Pháp, ông Maurice Durand, nay đã khuất núi, đã để lại một tác phẩm vô giá là Tranh dân gian Việt Nam xuất bản từ năm 1960. Ông không chỉ mang trong huyết quản một phần dòng máu Việt nên yêu nước Việt, mà ông còn để hết tâm sức của mình vào việc nghiên cứu các bức tranh của người Việt, trong đó có tranh dân gian Kim Hoàng.
Hy vọng công trình của chúng tôi sẽ có đóng góp không những khôi phục và phát triển dòng tranh Kim Hoàng, Đông Hồ mà còn có giá trị tư liệu khảo sát dân tộc học, khảo cổ học, thư tịch học, sử học, văn học dân gian của ngôi làng thuần Việt.
 |
Tranh Đông Hồ treo trong ngày Tết đã trở thành một thú chơi tao nhã, một phong tục đẹp của người nông dân Việt Nam xưa. Các gia đình dù giàu hay nghèo, ngoài bánh chưng, thịt mỡ dưa hành đều không thể thiếu câu đối đỏ cùng những bức tranh Tết. |
- Sau 2 cuốn sách này, chị có tiếp tục nghiên cứu để ra đời những cuốn sách về tranh dân gian khác?
Chúng tôi muốn làm một bộ sách về tranh dân gian Việt Nam với hơn 30 dòng tranh trải dài từ Bắc vào Nam. Dự định ban đầu là viết ba tập sách, khoảng hơn 1.000 trang.
Tuy nhiên, bắt tay vào viết sách mới thấy đó là công việc khổng lồ. Quyển sách tổng hợp đó sẽ để sau cùng, sau khi hoàn thành thêm các sách về những dòng tranh Hàng Trống, tranh dân gian Huế, tranh dân gian kính Việt Nam, tranh đồ thế Việt Nam…
Tác phẩm Dòng tranh dân gian Đông Hồ- gồm 232 trang, 537 ảnh mô tả chi tiết về làng Đông Hồ, các bước làm tranh, chân dung các nghệ nhân, họa sĩ tiêu biểu của Đông Hồ và tổng hợp gần 300 bức tranh Đông Hồ. Bên cạnh đó, sách còn giới thiệu hai thể loại tranh ít được biết đến của Đông Hồ là tranh trổ giấy và tranh đồ thế (tranh đốt cho người chết). Tranh đồ thế đã dừng làm từ cách đây gần 20 năm, tranh trổ giấy đã vắng bóng vài ba năm. Đặc biệt, độc giả có thể tìm thấy nhiều tư liệu mới được các nghệ nhân hoặc đại diện gia đình các nghệ nhân chia sẻ để giúp cho cuốn sách này có những nét khác biệt so với nhiều cuốn sách tranh Đông Hồ từng xuất bản trước đây. Tác phẩm Dòng tranh dân gian Kim Hoàng - cuốn sách gồm ba chương, với 346 ảnh mầu minh họa, 24 tài liệu tham khảo và trích dẫn. Các hình ảnh mô với nhiều góc chụp khác nhau, cho người đọc những góc nhìn toàn cảnh làng Kim Hoàng từ trên cao cho tới cận cảnh về từng họa tiết chạm khắc trong đình làng. Bên cạnh đó, là những hình ảnh sinh động mô ta quá trình khôi phục tranh, in tranh, và những giao lưu, triển lãm giới thiệu tranh Kim Hoàng ra với công chúng trong nước và quốc tế. |
Tình Lê - Ngọc Hà

Giải B Sách Quốc gia: Điều thú vị chưa biết ở 'Bộ lược khảo văn học'
Tác giả mong muốn bạn đọc đón nhận tác phẩm với tinh thần đối thoại dù cuốn sách được trình bày có tính cách giáo khoa.
" alt=""/>Người lưu giữ hồn dân tộc qua sách tranh dân gian