- Chi hội phụ huynh cùng các em học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia bức xúc cho biết: Trường ĐH Y Dược TP.HCM tự tiện ra quy định về tuyển thẳng vào ĐH, CĐ năm 2013 là sai với Qui chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
 |
Trường ĐH Y Dược TPHCM |
Trường tự ra quy định
Trong đơn kiến nghị gửi đến báo VietNamNet,chi hội phụ huynh cùng các em học sinh trường cho biết, ngày 22/22013 Bộ về việc hướng dẫn các Sở GD-ĐT; các ĐH, học viện; các trường ĐH, CĐ hệ tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2013.
Trong danh mục được tuyển thẳng quy định rõ, các thí sinh đoạt giải nhất , nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông, được tuyển thẳng vào đại học các ngành đúng và ngành gần với môn thí sinh đoạt giải kèm theo phụ lục.
Các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ có trách nhiệm về việc tuyển thẳng phải căn cứ quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành, các trường xây dưng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường...
Thế nhưng trước đó 15 ngày, Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã tự tiện ra quy định về việc tuyển thẳng vào ĐH, CĐ năm 2013.
Cụ thể, ngày 07/03 Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã có công văn số 16/TB-ĐHYD-ĐT về việc tuyển thẳng vào ĐH, CĐ năm 2013. Theo phương án nhà trường đưa ra không tuyển thẳng thí sinh đoạt giải ba môn Sinh học trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia vào ngành Y đa khoa và Bác sĩ răng hàm mặt. Thí sinh đoạt giải ba môn Hóa học cũng không được tuyển thẳng vào ngành Dược bậc ĐH.
Trao đổi với báo chí, ông Lý Văn Xuân - trưởng Phòng đào tạo nhà trường giải thích: do số lượng học sinh tuyển thẳng vào các ngành trên năm 2012 khá lớn nên năm 2013, trường giới hạn số lượng tuyển thẳng vào một số ngành để dành chỉ tiêu cho thí sinh thi tuyển.
Phụ huynh bức xúc
 |
Công văn trả lời VietNamNet của Trường ĐH Y DượcTP.HCM |
Theo các phụ huynh, việc nhà trường tự ý khoanh vùng và giới hạn tuyển thẳng học sinh đạt giải học sinh giỏi Quốc gia, tự ra quy định về tuyển thẳng khi chưa có văn bản và trái với văn bản hướng dẫn của Bộ là đang làm trái với Quy chế tuyển sinh...
Nhiều ý kiến cho rằng các em học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia xứng đáng được nhận những ưu đãi, ưu tiên trong việc tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ trong cả nước. Đây cũng là một chính sách đãi ngộ đối với “nhân tài”, khuyến khích học sinh nỗ lực và phát huy khả năng của mình.
Nhiều phụ huynh bày tỏ, các cơ quan liên quan cần vào cuộc để đảm bảo sự công bằng cho các em học sinh tham gia kỳ thi tuyển học sinh giỏi quốc gia có giải và thực hiện đúng với Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ - tránh những áp đặt chủ quan của trường ảnh hưởng không tốt cho những thế hệ trẻ say mê nghiên cứu cho lĩnh vực sinh học, y học và có nguyện vọng được đào tạo và cống hiến cho lĩnh vực khoa học này...
Chủ tịch hội đồng tuyển sinh phớt lờ
Trao đổi với VietNamNet,ông Lê Quan Nghiệm, chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường cho rằng hiện nay trường đã ra quy định, phòng đào tạo đã trả lời trên báo chí, mặt khác trường được quyền xây dựng những quy định của mình.
“Việc Bộ có văn bản hướng dẫn là vấn đề khá mới trong năm nay, các năm trước Bộ có hướng dẫn tuyển thẳng nhưng không có quy định. Nhưng năm nay Bộ ra quy định tuyển thẳng nhưng chậm quá, bắt buộc chúng tôi phải ra quy định trước. Có vấn đề nào đó trái nhưng không trái về nguyên tắc – đó là trường được quyền xây dựng quy định” lời ông Nghiệm.
Ngày 4/4, trong công văn trả lời báo VietNamNet, ông Lê Quan Nghiệm tiếp tục cho biết, trường sẽ căn cứ vào văn bản hướng dẫn tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ và điều kiện thực tế của nhà trường sẽ xem xét điều chỉnh, bổ sung các nội dung khác trong quy định tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của trường năm 2013 cho đúng với hướng dẫn của Bộ.
Tuy nhiên việc bổ sung, điều chỉnh chưa được ĐH Y Dược TP.HCM đưa cụ thể.
Lê Huyền
" alt=""/>ĐH Y Dược tự ý khoanh vùng tuyển thẳng gây bức xúc
Phát triển thành phố thông minh, bền vữngVới hơn 3,5 tỉ người hiện đang sinh sống ở thành thị, dự kiến đến năm 2050, 70% nhân loại sẽ sinh sống ở đô thị. Do đó, việc xây dựng các thành phố thông minh và bền vững được đặt lên hàng đầu trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị toàn cầu.
Tại Việt Nam, các trung tâm đô thị đang mở rộng nhanh chóng trong thời gian qua. Theo kết quả điều tra dân số gần đây nhất, 2 thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM lần lượt có khoảng 8 triệu và 9 triệu người, con số này dự kiến tiếp tục tăng. Hơn nữa, 2/3 các tỉnh thành khác tại Việt Nam cũng đang bắt đầu xây dựng đô thị thông minh.
 |
“Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững” sẽ được Đại học RMIT tổ chức trực tuyến ngày 24/11/2021 |
Giữa bối cảnh đó, Đại học RMIT tổ chức “Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững”, với mong muốn đem đến một nền tảng chung để các đơn vị, tổ chức chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về phát triển đô thị tại Việt Nam.
Liên Hợp Quốc định nghĩa, “thành phố thông minh bền vững” là một thành phố đổi mới sáng tạo; nơi công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các phương tiện khác được sử dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống, tính hiệu quả của việc vận hành đô thị và dịch vụ, cũng như tính cạnh tranh; mà vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và môi trường của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Trên tinh thần đó, “Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững” sẽ trình bày chi tiết “mối quan hệ cộng sinh” giữa thành phố thông minh và tính bền vững, đồng thời lý giải vì sao đây là hướng đi thiết thực cho các thành phố Việt Nam trong tương lai.
PGS. Nguyễn Quang Trung - phụ trách Trung tâm nghiên cứu về Thành phố thông minh và bền vững tại Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT chia sẻ: “Thành phố thông minh không chỉ áp dụng công nghệ để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, mà còn phải thân thiện với môi trường và bền vững cho thế hệ sau này, dựa trên các tiêu chuẩn và thực tiễn tốt nhất trên toàn cầu để đưa ra các quyết định cho tương lai bền vững”.
“Hơn nữa, bản thân công nghệ sẽ không thể khiến các thành phố trở nên “thông minh”, đáng sống và bền vững; mà đòi hỏi phải có chiến lược đúng đắn và sự lãnh đạo quyết đoán, dựa trên kiến thức và thực tiễn tốt nhất hiện có”, ông nói thêm.
 |
Chuyên gia tham dự diễn đàn sẽ thảo luận cách giúp các trung tâm thành thị trở nên thông minh hơn nhờ công nghệ hiện đại, và bền vững hơn cho các thế hệ tương lai ở Việt Nam (Ảnh: Unsplash) |
Nơi chia sẻ góc nhìn đa chiều
Xuyên suốt sự kiện kéo dài một ngày, người tham dự sẽ được lắng nghe chia sẻ từ các diễn giả trong và ngoài nước. Tại phiên buổi sáng dự kiến có các diễn giả đến từ: UNDP, Schneider Electric, Aurecon, KPMG, TMA Solutions… Diễn đàn sẽ tập trung phân tích mối quan hệ giữa thành phố thông minh và tính bền vững; đồng thời tìm hiểu 2 khái niệm này đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển bền vững.
Chương trình buổi chiều sẽ gồm 6 chủ đề đi sâu vào các nghiên cứu điển hình và công trình phát triển từ các học giả, nhà thực hành và nhà đổi mới trong nước và quốc tế. Hai chủ đề song song đầu tiên sẽ khám phá về công nghệ tiên tiến blockchain và khái niệm về các thành phố đáng sống theo quy chuẩn Úc. Hai chủ đề tiếp theo là xem xét các giải pháp cho năng lượng thông minh và biến đổi khí hậu, cũng như 3 lĩnh vực quan trọng của phát triển thông minh là: chuỗi cung ứng, du lịch và quản trị. Hai chủ đề song song trong phiên cuối cùng sẽ là lúc các chuyên gia chia sẻ về sự cần thiết của việc chuyển hướng sang nền kinh tế tuần hoàn, cũng như giới thiệu các giải pháp cho vấn đề nhân loại hiện đang phải đối mặt: ô nhiễm rác thải nhựa.
Trong khuôn khổ chương trình, Đại học RMIT sẽ công bố báo cáo mới nhất mang tên “Chuyển đổi số ở Việt Nam: Khảo sát doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và doanh nghiệp nhà nước (DNNN)”, dựa trên kết quả khảo sát, phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm với các nhà quản lý từ cấp trung đến cấp cao tại các DNNN và DNVVN đang hoạt động tại Việt Nam.
Đăng ký tham dự “Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững” TẠI ĐÂY |
Doãn Phong
" alt=""/>Diễn đàn quốc tế về tương lai đô thị thông minh và bền vững ở Việt Nam