Sau khi họp kiểm điểm, Trường THCS Lương Thế Vinh phải báo cáo kết quả về Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT để tham mưu UBND TP xem xét xử lý kỷ luật theo quy định.
![]() |
Trường THCS Lương Thế Vinh nơi bà Lê Thị Ngọc Châu (có tên thật là Lê Thị Nga) đang công tác |
Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền đơn tố cáo bà Lê Thị Ngọc Ch. (SN 1972, giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh) đã mượn bằng THPT của người khác để ‘hợp thức hoá hồ sơ’ đi học, đi làm.
Vào cuộc xác minh, cơ quan chức năng xác định, bà Lê Thị Ngọc Ch. có tên thật là Lê Thị N. (SN 1975, quê quán thôn Đồng Bào, xã Thiệu Minh, Thiệu Hoá, Thanh Hoá).
Vào năm 1989, sau khi học hết lớp 8/12, bà N. nghỉ học. Năm 1992, bà N. mượn bằng của bà Lê Thị Ngọc Ch. (hàng xóm) rồi ‘thay tên, đổi tuổi”, nộp hồ sơ, theo học tại Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá. Bà N. cầm bằng này xin việc và được tuyển dụng vào làm giáo viên âm nhạc tại Trường THCS Dân Lực (huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá) vào năm 1996.
Tiếp đó, bà N. nộp hồ sơ vào Trường Cao đẳng Nhạc Hoạ Trung ương (hệ tại chức) và đến năm 1997 thì tốt nghiệp. Năm 2000, bà N. xin chuyển công tác theo chồng vào Đắk Lắk và được phân công về dạy tại một trường tiểu học ở huyện Buôn Đôn.
Từ năm 2009-2013, bà N. tiếp tục sử dụng bằng tốt nghiệp THPT mang tên bà Ch. để học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và tốt nghiệp cử nhân âm nhạc hệ tại chức tại trường này.
Từ năm 2013 đến nay, bà N. chuyển về dạy âm nhạc tại Trường THCS Lương Thế Vinh (TP Buôn Ma Thuột).
Bà N. đã có báo cáo giải trình. Trong đó, bà cho biết đã có 25 năm làm giáo viên và mong muốn tiếp tục được công tác, cống hiến cho ngành giáo dục.
Tối nay (28/12), ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh thu hồi số tiền 3,5 tỷ đồng khen thưởng học sinh bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 khác bản chất so với kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia các năm trước.
" alt=""/>Cô giáo ở Đắk Lắk mượn bằng THPT để đi học, công tác suốt 25 nămTheo nhà chức trách, đám đông đã cản trở lối ra, khiến các nạn nhân tử vong do ngạt thở và bị dẫm đạp. Đây là một trong những thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử thể thao.
Câu hỏi được đặt ra là vì sao cảnh sát sử dụng hơi cay trong cuộc bạo loạn?
Theo quy định của FIFA, trong điều 19, điểm b, việc giải tán người hâm mộ bằng hơi cay là không được phép.
Trong quy định an toàn và an ninh sân vận động của FIFA, có quy định rằng không được sử dụng súng hoặc khí ga hơi cay.
Tổng thanh tra cảnh sát Đông Java, Nico Afinta, giải thích rằng lực lượng an ninh có lý do chính đáng để sử dụng hơi cay vì những người ủng hộ Arema bắt đầu trở nên điên cuồng bằng cách chống lại các sĩ quan và phá hoại phương tiện.
Ông Nico Afinta nhấn mạnh: "Vì hơi cay, họ cùng đi theo một điểm, đó là lối ra".
La Nyalla Mattalitti, cựu chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSSI), cho rằng việc cảnh sát sử dụng hơi cay làm trầm trọng thêm vấn đề.
Ông La Nyalla chung cho rằng cảnh sát và BTC sân Kanjuruhan thiếu sự phối hợp dẫn đến thảm họa.
"Tôi không biết tại sao cảnh sát lại bắn hơi cay vào khán đài, tạo ra sự hoảng loạn hàng loạt", ông La Nyalla lên tiếng.
Ngoài ra, một vấn đề bất thường khác là 42.000 vé được bán ra, trong khi sức chứa hiện tại của sân Kanjuruhan là 38.000 người.
Mahfud MD - Bộ trưởng Bộ Điều phối các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh Indonesia - nhấn mạnh rằng việc bùng phát không liên quan gì đến cuộc đối đầu giữa CĐV hai đội, vì người hâm mộ Persabaya không được phép tham dự trận đấu.
Bộ trưởng bình luận:"Các nạn nhân thiệt mạng vì bị xô đẩy, chèn ép và dẫm đạp, cùng với việc thiếu không khí. Không có nạn nhân của hành động bạo lực giữa các cổ động viên".