
Mùa Giáng sinh đã đến
Theo chân teen đi “săn” quà Giáng sinh
Không khí giáng sinh rộn rã khắp thế giới
10 món quà công nghệ siêu xa xỉ dịp Giáng sinh
Theo những người xung quanh, người phụ nữ này đã chạy quãng đường 50km, từ quận Cố An đến quận Vĩnh Thanh mới chặn được xe của chồng và tiểu tam.
Đứng trước xe, người vợ hét lớn yêu cầu chồng và nhân tình xuống xe. Với tiếng hét của người phụ nữ, càng lúc càng có nhiều người xúm lại theo dõi. Tuy nhiên, hai người trên xe vẫn cố thủ.
Bất lực trước thái độ của chồng, người vợ nhặt một viên gạch trên đường đập vào cửa kính, yêu cầu chồng mở cửa. Nhưng người chồng vẫn không đáp lại.
Khi diễn biến trở nên phức tạp, công an đã xuất hiện đưa các bên rời khỏi hiện trường, giải tán đám đông.
Đoạn video được lan truyền trên mạng ngay sau đó đã thu hút được sự chú ý. Rất đông người dùng mạng tỏ thái độ phẫn nộ với gã đàn ông và cô tiểu tam.
Tuy vậy, cũng có người khuyên người vợ nên bình tĩnh hơn để xử lý vấn đề. Một số khuyên người vợ không nên đuổi theo xe đánh ghen, làm rùm beng chuyện chồng ngoại tình. Vì hành động như vậy không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân, sau này hai vợ chồng cũng sẽ khó hàn gắn.
Chưa kể người vợ hành động trong lúc tinh thần bị kích động mạnh cũng có thể gây nên những việc không lường trước được.
Linh Giang (Theo Sohu)
Ngày quyết định rời bỏ Hà Nội về quê ở xã Hòa Quý (Như Xuân, Thanh Hóa) sống cùng ông bà, Linh Nguyễn (31 tuổi) nhận về vô số lời phản đối, chỉ trích của gia đình và bạn bè. Họ cho rằng, suy nghĩ của anh là “điên rồ” khi đang có một công việc về công nghệ điện tử “ngon lành” ở thành phố lại chọn về sống nơi bìa rừng hẻo lánh làm trồng trọt, chăn nuôi.
“Có lúc tôi cũng lung lay với ý định bỏ phố về quê của mình. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn đi theo con đường riêng của bản thân, không vì những lời phản đối kia mà lùi bước”, anh chia sẻ.
Trước đó, Linh có một công việc tốt, mức lương khá ở Hà Nội. Thế nhưng cuộc sống phố thị ồn ào khiến anh dần cảm thấy chán nản. Ý định bỏ phố về quê của anh nhen nhóm từ năm 2019 và trở thành sự thật khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020.
Linh trở về sống cùng ông bà trong một căn nhà đơn sơ cạnh bìa rừng. Nơi này điều kiện còn thiếu thốn, thiếu điện, thiếu nước. Nhiều năm trước, bố mẹ anh cũng sinh sống ở đây nhưng sau đó chuyển đến một nơi khác, điều kiện tốt hơn, cách nhà ông bà khoảng 12km.
Nhiều lần, mọi người trong nhà mong muốn đón ông bà về sống chung nhưng hai người không đồng ý. Ông bà cho rằng đây là mảnh đất “chôn rau cắt rốn”, một nơi chan chứa kỷ niệm. Thế nên, Linh muốn về sống cùng để chăm sóc ông bà, cũng như “làm gì đó để phát triển quê mình”.
Anh nhớ lại, khi nghe tin cháu trai muốn về sống cùng, ông bà vẫn tưởng là đùa. Thế nhưng anh dõng dạc khẳng định: “Cháu ở với ông bà luôn!”. Hành trang mang về quê của Linh chính là một tâm lý vững vàng, tràn đầy bản lĩnh để tập làm quen với một cuộc sống ngày ngày “làm bạn” với mảnh vườn, thửa ruộng.
Anh cũng hiểu rằng, ông bà đã lớn tuổi, thời gian còn được ở bên họ không nhiều nên dù biết "tính người già với trẻ con là một", anh vẫn không nề hà. “Tôi không hề cảm thấy tiếc nuối hay hối hận với lựa chọn này. Giây phút được sống và chăm sóc ông bà là điều tuyệt vời nhất đối với tôi”, Linh bày tỏ.
Bỏ phố về quê không "màu hồng' như nhiều người nghĩ nhưng... bình yên
Những ngày đầu tiên về quê, cuộc sống của anh Linh khác xa kỳ vọng. Các công việc đồng áng, nương rẫy, trồng rau và nuôi gà, vịt anh đều phải học lại từ đầu. Có những lúc anh cảm thấy đuối vì mọi thứ không hề đơn giản.
Nơi Linh ở chỉ toàn rừng cây rậm rạp và heo hút, hoàn toàn cách xa khu dân cư. Nơi này không có bạn bè, không có công nghệ. Ban ngày là cái nắng cháy da còn đêm đến hiu hắt ánh đèn dầu. Ngay đến nguồn nước sinh hoạt cũng được lấy từ cái giếng lâu năm đục màu bùn đất.
Có khoảnh khắc Linh từng muốn từ bỏ tất cả nhưng khi nghĩ về sự cô quạnh của ông bà trong từng ấy năm tháng, anh nhanh chóng gạt hết suy nghĩ tiêu cực để quyết tâm thích nghi. May mắn ông bà luôn ở bên cạnh chỉ bảo tận tình. Họ trau dồi kiến thức, "kĩ năng mềm" để giúp anh hoàn thành công việc một cách đơn giản nhất.
Anh kể lại: “Có lần ra đồng cày ruộng, mình còn không biết cách dắt trâu và cầm bừa thế nào. Nhưng chính bà là người đã theo sát, tận tình dạy bảo để mình có thể làm được công việc đó”.
Để cải thiện nguồn nước sinh hoạt hàng ngày, Linh tìm cách dẫn nước sạch từ con suối về. Mỗi sáng thức dậy, anh phụ ông bà cày cấy, chăm vườn cây, đồng áng. Anh còn mở một trang trại nhỏ để chăn nuôi gà, vịt và trồng rau sạch. Thời gian rảnh, anh vào rừng lấy mật ong mang xuống thị trấn bán lấy tiền để mua thực phẩm hay ghé thăm bố mẹ. Cuộc sống tuy còn thiếu thốn nhiều thứ nhưng khi đi qua nhiều thử thách, anh cảm thấy bản thân được sống chậm lại, yên bình bên ông bà.
Hiện trang trại nhỏ của Linh có 50 con vịt, 30 con gà, 20 con ngan. Thức ăn chăn nuôi đều được tận dụng những gì sẵn có trong tự nhiên. Nhìn đàn gà vịt ngày một lớn, sào ruộng trước nhà xanh tốt, ông bà có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi và đỡ vất vả hơn, Linh cảm thấy rất hạnh phúc.
Anh còn tranh thủ lưu giữ lại khoảnh khắc cuộc sống của mình và ông bà qua từng hình ảnh, clip trên trang Youtube cá nhân. Chàng trai hi vọng có thể lan tỏa tình cảm yêu thương gia đình đến tất cả mọi người.
Với Linh, cuộc sống “bỏ phố về quê” không hề màu hồng như những gì trên mạng xã hội chia sẻ. Đó là mồ hôi công sức, sự tìm tòi và thích nghi với thử thách, sự đối mặt với áp lực trang trải cuộc sống. Nhưng đổi lại những điều đó, anh có được nụ cười hạnh phúc của ông bà, sự bình yên trong tâm hồn. Điều anh mong mỏi nhất đó là ông bà luôn được khỏe mạnh, sống thật lâu bên con cháu.
" alt=""/>Chàng trai bỏ phố về sống ở bìa rừng để chăm sóc ông bà- Ông đánh giá thế nào về giải thưởng VinFuture qua các mùa?
- Giải thưởng VinFuture ngày càng được đón nhận tích cực bởi cộng đồng khoa học thế giới. Mùa thứ 4 có gần 1.500 đề cử đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 9.000 nhà khoa học trở thành đối tác đề cử. Các đề cử năm nay không chỉ tăng về số lượng mà còn đa dạng, trải dài trên nhiều lĩnh vực như khoa học vật liệu, y học tái tạo, khoa học công nghệ máy tính...
Việc này cho thấy giới khoa học ngày càng biết và hiểu về những giá trị mà VinFuture tôn vinh. Giải thưởng không chỉ được trao cho những ý tưởng khoa học đột phá, mà còn vinh danh những công trình tạo ra thay đổi đáng kể trong các lĩnh vực quan trọng như sức khỏe, nguồn cung thực phẩm bền vững và khí hậu.
Chúng tôi cũng mong muốn tìm kiếm những đổi mới, những khám phá chưa được biết đến hoặc chưa được áp dụng rộng rãi nhưng hứa hẹn tiềm năng tạo nên bước ngoặt tích cực trong tương lai.