Theo đó, tại văn bản gửi tới các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố…, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thống nhất với đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập Tổ rà soát trình tự thực hiện các dự án khu nhà ở, khu đô thị được giao đất không thông qua đấu giá, đấu thầu; dự án BT.Đồng thời, UBND tỉnh Bắc Ninh giao các Sở, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện rà soát các dự án khu nhà ở, khu đô thị được giao đất không thông qua đấu giá, đấu thầu; dự án BT; báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
 |
Dự án đầu tư xây dựng khu thể thao, trường học, công trình công cộng Khu đô thị phường Đồng Kỵ (Khu đô thị Vườn Sen) là dự án tạo vốn đối ứng thực hiện dự án BT dính nhiều lùm xùm về việc huy động vốn |
Được biết, thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt hàng chục dự án khu nhà ở, khu đô thị giao đất không qua đấu giá, đấu thầu; nhiều dự án được giao đất qua hình thức BT.
Trong đó có những dự án nhà ở, khu đô thị tạo vốn đối ứng thực hiện dự án BT dính nhiều lùm xùm như dự án Dự án đầu tư xây dựng khu thể thao, trường học, công trình công cộng Khu đô thị phường Đồng Kỵ (tên thương mại Khu đô thị Vườn Sen). Dự án do Công ty TNHH Nam Hồng (Công ty Nam Hồng) làm chủ đầu tư.
Đây là đơn vị được UBND tỉnh Bắc Ninh giao xây dựng đường TL277, đoạn từ thị xã Từ Sơn đến thị trấn Chờ, huyện Yên Phong theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT). Nguồn vốn thực hiện dự án là vốn tự có của nhà đầu tư.
Cùng với dự án này, UBND tỉnh Bắc Ninh có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu thể thao, trường học, công trình công cộng, khu đô thị để khai thác giá trị quyền sử dụng đất, tạo vốn hoàn trả chi phí xây dựng đường TL 277 nêu trên.
Quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu thể thao, trường học, công trình công cộng Khu đô thị phường Đồng Kỵ, Công ty Nam Hồng từng bị người dân khiếu kiện về việc giải phóng mặt bằng và giá trị đền bù đất quá thấp.
Ngày 31/5/2018, Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand) và Công ty Nam Hồng đã ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh Dự án đầu tư xây dựng khu thể thao, trường học, công trình công cộng, khu đô thị phường Đồng Kỵ.
 |
Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh khẳng định mọi giao dịch liên quan đến kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai tại ô đất LO27 trước 27/6/2019 là không phù hợp, trong khi đó từ tháng 5/2019, CenLand đã thu tiền của khách hàng |
Thời gian qua, khách hàng tại dự án đã liên tục căng băng rôn tại trụ sở CenLand ở số 137 Nguyễn Ngọc Vũ (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) đòi tiền huy động trái phép tại dự án Vườn Sen.
Mới đây nhất, ngày 5/10, nhiều băng rôn xuất hiện trước trụ sở CenLand với những nội dung: “CenLand hãy dừng ngay thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “CenLand- CenGroup chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của người dân”; "Tập đoàn Dabaco bắt tay CenLand và Nam Hồng lừa dối khách hàng dự án Vườn Sen"; “Đề nghị CenLand- CenGroup trả lại tiền cho chúng tôi”…
Liên quan đến dự án này, như VietNamNetphản ánh, theo khách hàng tại dự án dù chỉ là đơn vị phân phối tại dự án Vườn Sen (Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh) nhưng nhiều môi giới lại giới thiệu CenLand làm chủ đầu tư thu hút khách hàng rót tiền vào dự án.
Không những vậy, bà Nguyễn Hồng H. (Hà Nội), một khách hàng đặt mua 8 lô nhà ở liền kề (LO27) tại dự án Vườn Sen còn cho biết, vào đầu tháng 4/2019, truyền thông báo chí quảng cáo rầm rộ về việc hợp tác phát triển dự án khu đô thị Vườn Sen giữa CenLand và Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco (Tập đoàn Dabaco).
 |
Khách hàng căng băng rôn tại trụ sở CenLand ở số 137 Nguyễn Ngọc Vũ (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) đòi tiền huy động trái phép tại dự án Vườn Sen |
Trong khi đó, nêu tại biên bản làm việc với khách hàng, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh cho biết, Sở này chưa nhận được hồ sơ đề nghị chuyển nhượng dự án của Công ty Nam Hồng đối với dự án.
Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh cũng khẳng định, mọi giao dịch liên quan đến kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai đối với các ô đất LO27 theo đồ án quy hoạch chi tiết được phê duyệt tại quyết định số 287 (ngày 22/11/2017) của Sở Xây dựng trước ngày 27/6/2019 là không phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.
Thế nhưng theo phản ánh của bà H. từ 22-29/5/2019, CenLand đã thu gần 5 tỷ đồng tiền đặt cọc đợt đầu cho 8 ô shophouse tại khu đất LO27. Sau đó bà H. đã nộp tiếp số tiền cả chục tỷ đồng cho CenLand.
Bà H. cho rằng, CenLand được uỷ quyền từ Công ty Nam Hồng đã huy động vốn trái phép thông qua các hợp đồng đặt mua trong đó ghi rõ số ô, số thửa, số tiền.
Theo bà H. từ khẳng định của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh thì các thỏa thuận với khách hàng trước ngày 27/6/2019 là vi phạm pháp luật, 2 bên phải hủy hợp đồng đặt mua và CenLand phải trả lại toàn bộ các khoản tiền đã thu của khách hàng. Nhưng đến nay CenLand vẫn chưa trả tiền cho bà H.
Thái Linh

Băng rôn đỏ trụ sở CenLand-CRE đòi tiền huy động trái phép ở dự án Vườn Sen
Sáng nay (ngày 5/10), khách hàng tại dự án Vườn Sen (Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh) tiếp tục căng băng rôn tại trụ sở Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand-CRE) “tố”: “CenLand chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của người dân” và đòi trả lại tiền.
" alt=""/>Bắc Ninh rà soát loạt dự án giao đất không qua đấu thầu dự án BT

 |
Tổng doanh thu của các nhà sản xuất console hàng đầu |
Như thể hiện trong hình trên, mặc dù doanh thu bán trò chơi của Microsoft đã tăng từ 9,12 tỷ USD cho năm tài chính kết thúc vào ngày 30/6/2015 lên 11,58 tỷ USD, xếp hạng của Microsoft trong số ba nhà sản xuất trò chơi hàng đầu đã thay đổi trong 5 năm qua. Trong năm tài chính gần đây nhất, doanh thu trò chơi của Sony và Nintendo lần lượt là 18,98 tỷ USD và 12,56 tỷ USD.
Tháng 11/2013, Microsoft ra mắt Xbox One trên phần cứng của thế hệ máy chơi game trước nhưng vấp phải nhiều phản hồi không tích cực từ phía người dùng. Thất bại lớn nhất của hãng là việc kết hợp máy chơi game với thiết bị cảm ứng chuyển động Kinect, khiến Xbox One đắt hơn 100 USD so với PlayStation 4 của Sony, được phát hành gần như đồng thời. Sau đó, Microsoft đã loại bỏ tính năng này và cố gắng hạ giá thành sản phẩm nhưng bất thành trong việc giữ chân người dùng.
Đối với Microsoft, công ty đã có 20 năm kinh doanh máy chơi game, rất khó để đảo ngược tình thế này. Không chỉ vậy, nỗ lực của hãng với những chiến lược kinh doanh nhằm giành lại thị phần từ tay Sony ngày càng gặp phải nhiều khó khăn. Nhất là khi cả 2 đều liên tục cho ra mắt những hệ máy khá tương đồng. Thực tế, hai công ty này thường được coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành công nghiệp này vì họ sản xuất ra những máy chơi game mạnh mẽ nhất, có thể thực hiện những trò chơi đồ họa nhất.
Có lẽ sau rất nhiều sự cố gắng, vận may đã bắt đầu mỉm cười với Microsoft khi Giám đốc tài chính kinh doanh mảng Xbox Tim Stuart cho biết, hai máy chơi game mới của công ty, Xbox Series X và Xbox Series S hiện đã bán hết trên toàn cầu. Đây là dấu mốc lịch sử của Xbox khi trở thành máy chơi game thành công nhất của hãng.
Ông nói: "Game thủ là trung tâm của hệ sinh thái mà chúng tôi đã đầu tư trong những năm qua. Chúng tôi tin rằng, chiến lược này là yếu tố đóng góp chính vào doanh thu game hàng năm. Trong hai năm qua, doanh thu game hàng năm của Microsoft đã vượt quá 11 tỷ USD”.
Một cuộc cạnh tranh mới
 |
Microsoft đã đặt cược lớn vào dịch vụ Game Pass, kỳ vọng rằng nó sẽ giúp bán được thế hệ phần cứng mới nhất. Công ty đã ra mắt dịch vụ vào năm 2017 nhưng chỉ mới ra mắt gần đây, bao gồm cả các game của Electronic Arts để nâng cao khả năng cạnh tranh. Phiên bản rẻ nhất là 10 USD mỗi tháng và người chơi có thể chơi hơn 100 trò chơi trên console, trong khi phiên bản 15 USD mỗi tháng bao gồm các trò chơi PC và console, cũng như dịch vụ trò chơi nhiều người chơi Xbox Live Gold.
Các dịch vụ đắt tiền hơn cũng bao gồm trò chơi điện toán đám mây, cho phép mọi người chơi các game console cao cấp trên điện thoại di động và máy tính bảng. Trò chơi đám mây hiện chỉ chạy trên điện thoại Android, nhưng Microsoft cho biết cuối cùng nó sẽ chạy trên thiết bị iOS. Thử nghiệm lớn nhất mà hãng hiện đang phải đối mặt là xem có bao nhiêu người sẵn sàng trả tiền hàng tháng thay vì mua game lẻ. Microsoft đã công bố vào tháng 9 rằng Game Pass đã có 15 triệu người đăng ký, con số này tăng đáng kể từ 10 triệu vào tháng 4.
Tuy nhiên, Michael Pachter, nhà phân tích tại Wedbush Securities, bày tỏ nghi ngờ về triển vọng mở rộng đáng kể thị trường game của dịch vụ này. Ông cho rằng, dịch vụ này có giá từ 120 đến 180 USD mỗi năm là quá đắt. Ông cũng chỉ ra rằng Take Two Interactive Software và Activision Blizzard và các nhà phát hành trò chơi lớn khác đã miễn cưỡng đưa trò chơi của họ vào các dịch vụ tương tự như Game Pass, bởi thực sự họ không hề đánh giá cao dịch vụ mới này.
Phong Vũ

Kỷ nguyên 5G sẽ mở ra cơ hội cho Microsoft trong lĩnh vực viễn thông?
Trong nhiều năm, Microsoft đã cố gắng thâm nhập vào thị trường tiêu dùng viễn thông, nhưng tất cả đều thất bại.
" alt=""/>Vũ khí mới của Microsoft trong cuộc chiến máy chơi game sẽ mang lại thành công?