2.5 Yêu cầu về hệ thống cấp nước và thoát nước
2.5.3 Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải tuân thủ các quy định của QCVN 06:2021/BXD và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khi chưa có hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà hoặc không đảm bảo lưu lượng, áp lực nước chữa cháy (cột áp) thì phải có nguồn nước dự trữ đảm bảo lưu lượng nước chữa cháy của hệ thống họng nước chữa cháy bên trong nhà ít nhất trong 3 h;
- Nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 50 m phải có họng nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy bố trí ở mỗi tầng, cửa căn hộ xa nhất của tầng phải nằm trong phạm vi 45 m tính từ họng nước chữa cháy (có tính toán đến đường di chuyển). Họng chờ phải đặt trong khoang đệm ngăn cháy (khoang đệm của buồng thang bộ không nhiễm khói hoặc khoang đệm của thang máy chữa cháy). Hệ thống họng chờ cấp nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy phải có họng chờ lắp đặt ở ngoài nhà để tiếp nước từ xe hoặc máy bơm chữa cháy và được nối với đường ống cấp nước chữa cháy trong nhà. Họng chờ phải thỏa mãn các quy định hiện hành;
- Các họng nước chữa cháy trong nhà phải bố trí tại những nơi dễ tiếp cận sử dụng. Lưu lượng cần thiết của hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà được lấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng, riêng đối với nhà có chiều cao PCCC trên 50 m và diện tích sàn của mỗi tầng lớn hơn 1500 m2, các tầng ở phải đảm bảo lưu lượng nước chữa cháy cho không ít hơn 4 tia phun chữa cháy, mỗi tia phun có lưu lượng 2,5 L/s trong khoảng thời gian chữa cháy tính toán nhưng không ít hơn 1 h. Mỗi điểm của tầng phải đảm bảo có hai họng nước chữa cháy phun tới đồng thời;
- Cấp nước chữa cháy cho các hệ thống chữa cháy phải thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về phòng cháy chữa cháy.
2.8.2 Máy biến áp bố trí trong nhà phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Tuân thủ các quy định của Phần III - Quy phạm trang bị điện.
b) Không được bố trí buồng máy ở ngay bên dưới, ngay bên trên hoặc liền kề các phòng tập trung trên 50 người. Buồng máy phải được ngăn cách với các bộ phận khác của nhà bằng tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 120 và bằng sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 90.
c) Buồng máy biến áp phải bố trí hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.
2.8.3 Phòng kỹ thuật điện phải bố trí ở vị trí khô ráo, có khóa, có cửa mở ra phía ngoài, đảm bảo dễ kiểm tra, đóng cắt điện. Các ống khí đốt; ống dẫn chất cháy; ống kỹ thuật nước; các nắp đậy, van, mặt bích, cửa thăm, vòi, của các đường ống, hộp kỹ thuật không được phép bố trí đi qua phòng kỹ thuật điện.
2.8.4 Nhà có chiều cao PCCC từ 28 m trở lên phải được trang bị máy phát điện dự phòng với công suất tối thiểu đảm bảo hoạt động của mạng điện ưu tiên gồm: điện cho bơm nước sinh hoạt, bơm nước chữa cháy, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống bảo vệ chống khói, thang máy chữa cháy, chiếu sáng công cộng, thiết bị báo cháy, camera quan sát, thông báo cháy và điều khiển thoát nạn và các phụ tải khác theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.
CHÚ THÍCH:Đối với nhà có chiều cao PCCC thấp hơn 28 m, khi có yêu cầu trang bị hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống bảo vệ chống khói cần phải có nguồn điện dự phòng đảm bảo hoạt động của các hệ thống này theo QCVN 06:2021/BXD
2.9 Yêu cầu về an toàn cháy
Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo các quy định về an toàn cháy theo QCVN 06:2021/BXD.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Xin hỏi công ty kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà ở nhưng không thiết kế phòng cháy chữa cháy thì có bị xử phạt không?
" alt=""/>Quy định về phòng cháy chữa cháy nhà chung cưTại Olympic Mùa Đông 2022 vừa qua, Hanyu đã trở thành tâm điểm ở Bắc Kinh dù liên tiếp thất bại ở các phần thi. Đặc biệt, trong ngày thi đấu 8/2, chủ đề hot nhất trên mạng xã hội xứ Trung lại là màn trình diễn không thành công của Hanyu Yuzuru. Tên của anh chàng chiếm vị trí số 1 trên top tìm kiếm của mạng xã hội Weibo với hơn 140 triệu lượt đọc.
![]() |
Màn trình diễn của Hanyu ở PyeongChang 2008 |
Hanyu Yuzuru sinh năm 1994 tại tỉnh Miyagi (Nhật Bản). Từ khi còn trẻ, anh đã đạt được những kỳ tích đi vào lịch sử của thể thao Nhật Bản. Hanyu đã từng 2 lần vô địch bộ môn Trượt băng đơn nam tại Olympic Sochi 2014 và Olympic Pyeongchang 2018. Chàng trai cũng từng phá vỡ 19 kỷ lục thế giới, trong đó hầu hết là kỷ lục do chính anh thiết lập. Anh là một trong những người mở đường của kỷ nguyên quad (nhảy xoay 4 vòng).
Hanyu Yuzuru tốt nghiệp ngành Khoa học Thông tin Con người của Đại học Waseda (Nhật Bản) năm 2020. “Tôi không chỉ muốn xem trượt băng nghệ thuật mà còn cả nhân học khi lĩnh vực thông tin phát triển nhanh chóng. Đó là lý do tại sao tôi theo học chuyên ngành Khoa học Thông tin Con người” - Anh nói trong một cuộc phỏng vấn của website Đại học Waseda.
"Tôi đang nằm trong thế giới trượt băng nghệ thuật, nhưng tôi muốn thấy bản thân được thể hiện qua các con số và dữ liệu. Các con số hỗ trợ các giác quan của tôi, vì vậy nó cũng hữu ích cho các cuộc thi” - Anh nói thêm.
Ban đầu Hanyu đăng ký học tại Waseda vào năm 2013, nhưng phải tham gia các lớp học trực tuyến vì bận luyện tập và thi đấu. Trong thời gian đi học, Hanyu tập trung học vào những ngày nghỉ, viết báo cáo trên máy bay, và nộp bài ngay tại sân bay.
"Tham gia học E-learning trực tuyến tại trường Waseda đã cho tôi cơ hội học cách quản lý thời gian và thay đổi suy nghĩ của mình. Việc tạo ra một nơi để học tập là tùy thuộc vào tôi. Nếu tôi có ý chí học hỏi, nó sẽ trau dồi giá trị của tôi và nâng cao kiến thức. Tôi chắc chắn không muốn lãng phí những gì tôi đã học được" - Hanyu nói.
![]() |
Trong đề án tốt nghiệp của mình, Hanyu nghiên cứu "việc sử dụng và triển vọng tương lai của công nghệ chụp chuyển động (công nghệ ghi lại chuyển động của người và vật thể và thể hiện bằng dữ liệu 3D) trong trượt băng nghệ thuật".
Đây là đề tài độc đáo của Hanyu khi tiếp cận kỹ thuật gắn chụp chuyển động 3D vào cơ thể của một người, nhảy và chuyển thành dữ liệu kỹ thuật số.
“Việc nghiên cứu giúp tôi phân tích và xác minh mọi thứ khi nhìn nó từ nhiều góc độ. Việc này chắc chắn sẽ hữu ích không chỉ cho trượt băng nghệ thuật mà còn cho cuộc sống sau này của tôi" - Hanyu chia sẻ.
Hoàng tử trượt băng Hanyu còn có cộng đồng fan quốc tế hùng hậu, có cả tại Việt Nam. Đây là một VĐV thể thao đặc biệt bởi sức hút của anh còn lớn hơn nhiều so với các nam thần tượng ngay cả khi sống rất kín tiếng và không hề sử dụng mạng xã hội.
Doãn Hùng (tổng hợp)
Ngủ 10 tiếng mỗi ngày là mẹo số 1 từ mẹ của Eileen Gu - nữ VĐV giành Huy chương Vàng cho Trung Quốc hạng mục nhào lộn trên không trong môn trượt tuyết tự do tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vừa qua.
" alt=""/>Con đường học vấn của Hanyu YuzuruSau kỳ nghỉ lễ, việc thích nghi lại với nề nếp trường lớp là rất khó khăn, đặc biệt với trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)
Thiết lập lại thời gian biểu giống như khi đi học
Hãy bắt đầu bằng cách cho trẻ làm quen lại với thời gian biểu giống như khi đi học. Phụ huynh nên đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, khoảng 9-11 tiếng với trẻ từ 5-13 tuổi và 8-10 tiếng với trẻ từ 14-17 tuổi. Thêm vào đó, việc đi ngủ sớm vào buổi tối và dậy đúng giờ vào buổi sáng cũng rất quan trọng. Ba mẹ cũng có thể kết hợp với cả các bài tập thể dục khoảng một giờ mỗi ngày, đồng thời tập vừa và mạnh khoảng ba lần mỗi tuần.
Hãy nói chuyện với con trẻ
Hầu hết học sinh đều có lý do riêng về việc sợ quay lại trường. Phụ huynh có thể ngồi xuống và nói chuyện với con về mối lo đó. Cha mẹ cũng có thể trấn an trẻ bằng cách cho chúng thấy bản thân không đơn độc; còn nhiều người có cùng sự lo âu đó với chúng. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau đây:
Ở tuổi mầm non, cha mẹ có thể kể cho bé nghe những câu chuyện về các bạn nhỏ khác khi đi nhà trẻ hoặc các sinh hoạt như vui chơi tập thể, ăn uống tại trường.
Với trẻ ở bậc tiểu học, cha mẹ có thể giúp bé thiết lập mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa trong khu lân cận, để trẻ có thể cùng rủ nhau đến trường, cùng đi chơi sau khi tan học.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, cha mẹ nên khuyến khích trẻ chia sẻ những việc xảy ra ở trường và luôn luôn sẵn sàng lắng nghe các vấn đề của chúng.
Đồng hành cùng trẻ khi làm bài tập về nhà
Hơn một nửa số phụ huynh trong các cuộc khảo sát cho biết, bài tập về nhà là nguyên nhân gây căng thẳng nhiều nhất cho con cái của họ. Đồng hành và hỗ trợ trẻ làm các bài tập sau kỳ nghỉ lễ sẽ giúp con dễ dàng thích nghi lại với trường lớp hơn.
Phát hiện sớm những hành vi rối loạn lo âu ở trẻ
Bằng cách quan sát, cha mẹ sẽ phát hiện ra những biểu hiện của căng thẳng, rối loạn lo âu ở trẻ. Có thể kể tới như: hay đeo bám bố mẹ hơn bình thường, bồn chồn hoặc khóc lóc; muốn tránh các hoạt động tập thể, trốn học bằng đàm phán và thỏa thuận; thu mình lại, mút ngón tay cái (ở trẻ mẫu giáo), hoặc tăng cường gắn bó với đồ chơi mà mình yêu thích.
Với những biểu hiện này, trẻ đang phải trải qua những vấn đề ở trường phức tạp hơn mức thông thường, khiến chúng không còn muốn quay lại đó sau kỳ nghỉ lễ. Nguyên nhân có thể là do bị bắt nạt hay bạo lực học đường. Cho đó, cha mẹ cần liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu nguyên nhân và có phương án giải quyết triệt để.
Khiến trẻ tò mò về sự khác biệt của trường lớp trước và sau kỳ nghỉ
Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ đặt những câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra trong học kỳ tới; những người bạn thân lâu không gặp trong kỳ nghỉ sẽ như thế nào. Quan trọng nhất, bên cạnh việc học văn hóa, cha mẹ nên khiến trẻ hào hứng đến trường vì những mục tiêu khác nữa.
Thời Vũ(Theo SBS News)
UBND TP.Hà Nội đồng ý cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 tại những khu vực cấp độ 1 và 2 đi học trở lại từ ngày 8/2, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
" alt=""/>Cách giúp trẻ làm quen lại với trường lớp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán