Ngay khi mới ra đời, game lần lượt đứng top đầu các phần mềm được tiêu thụ ngay trong những tuần đầu tiên ra mắt tại 2 thị trường lớn là Nhật (9/2009) và Mỹ (3/2010). Điều đó cho thấy sức hút của pokewalker đối với các fan Nintendo nói chung và các fan của series game Pokemon là vô cùng lớn tại thời điểm đó.
Với thiết kế đơn giản, dựa trên trái bóng pokeball rất thân thuộc của pokemon, Nintendo đã tạo ra nhiều tính năng rất đặc biệt và hấp dẫn như bộ cảm biến di chuyển, hệ thông truyền dữ liệu không dây.
Chỉ đơn giản bằng cách bấm nút connect, Pokemon đã nằm gọn trong chiếc Pokewalker chỉ lớn hơn vài đồng xu này. Và cũng giống như trò chơi Pokemon Go rất nổi tiếng mới đây, người chơi cũng sẽ tăng level bằng các bước đi và bắt các pokemon hoang dã cũng như nhặt những món đồ ngẫu nhiên.
Mặc dù rất nổi tiếng khi mới ra đời, song khi các hệ máy mới, hiện đại hơn được phát hành,thì PokeWalker đã bị chìm và quên lãng. Tuy nhiên, vẫn có những người kiên trì khám phá trò chơi cổ điển nhưng đầy thú vị này.
Mới đây trang Kotaku của Nhật Bản vừa bất ngờ đưa tin về một game thủ có nickname Suica, là người đã phá đảo trò chơi, với điểm số cuối cùng là 9.999.999. Sau 7 năm miệt mài, game thủ này đã được đón nhận giây phút lịch sử của bản thân, đó là dòng thông báo chúc mừng xuất hiện trên màn hình.
Dù trò chơi đã đi qua thời điểm đỉnh cao của nó, nhưng với chiến thắng sau một thời gian dài kiên trì, nỗ lực, có lẽ bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận được vinh quang và niềm hạnh phúc vô bờ của game thủ này, bởi đó không chỉ là chiến thắng một tựa game, mà đó còn là chiến thắng chính bản thân mình.
Tin tức cập nhật về game nhanh nhất mời mọi người vào đọc http://infogame.vn/
" alt=""/>Một game Pokemon đã bị phá đảo sau 7 nămDựa theo truyền thuyết của LMHT, hai chiếc nhẫn do hãng That Jewelry Designer tạo nên vẫn giữ được sự tương đồng và liên quan nhất định với nhau. Bạn có thể đeo mỗi chiếc nhẫn ở cả hai bàn tay, That Jewelry Designer cho biết.
Mặc dù đây mới chỉ là ảnh mẫu thiết kế của hãng, nhưng tất cả những chất liệu và chi tiết được dùng để tạo nên những chiếc nhẫn đều được chia sẻ chi tiết. Nhẫn của Leona được cấu tạo từ loại vàng 14 karat vàng với loại men màu đỏ làm điểm nhấn. Hai viên đá Parapadascha (sapphire màu cam phớt hồng) được đặt đối xưng ở hai bên sườn, cùng với một viên cỡ bự ở trung tâm, được lấy cảm hứng từ bộ giáp của Leona. Giá “xác” của chiếc nhân không kèm ba viên đá sapphire là 1851 USD.
Nhẫn của Diana được tạo thành từ loại loại vàng 14 karat trắng và đính kèm những viên kim cương. Men màu đen được bổ sung vào chi tiết ở hai bên sườn. Ngay bên phải là đá mặt trăng, đương nhiên rồi. That Jewelry Designer đã lấy cảm hứng từ hình ảnh trăng lưỡi liềm của Diana, sử dụng nó xuyên suốt các chi tiết của bản thiết kế. Phần thô không có các loại đá trang sức đính kèm của chiếc nhẫn này giá rẻ hơn phiên bản của Leona một chút, 1575 USD.
Đây không phải là những thiết kế mang hơi hướng LMHTđầu tiên của That Jewelry Designer. Trước đó, đã có một bộ sưu tập được lấy cảm hứng sáng tạo từ nhiều vị tướng gồm: Taric, Jhin, Urgot, Nami, Singed, Camille, Jinx và Rek’Sai. Nhà thiết kế này còn tạo ra một chiếc nhẫn đặc biệt cho nhà vô địch thế giới SK Telecom T1.
Gamer (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Nhà thiết kế trang sức tạo ra những chiếc nhẫn tuyệt đẹp lấy cảm hứng từ các vị tướng LMHTPhát biểu kết luận hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017, định hướng công tác năm 2018 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia được tổ chức ngày 16/1 tại Hà Nội, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, Trưởng Ban công tác một lần nữa khẳng định, kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 đã được làm rất tốt trong năm 2017 được thể hiện rõ qua các số liệu thống kê đã được VNNIC báo cáo, như tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam tăng trưởng 200%, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái; ứng dụng IPv6 bình quân đạt 10%, xếp thứ 3 khu vực ASEAN và thứ 5 khu vực châu Á với hơn 4 triệu người dùng IPv6…
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng nhận định, công tác triển khai IPv6 tại Việt Nam vẫn còn một số tồn tại đó là, mặc dù kết quả triển khai IPv6 của Việt Nam đứng thứ 5 khu vực châu Á song vẫn còn thấp hơn so với trung bình chung toàn cầu, hiện tại tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam khoảng 10% trong khi tỉ lệ trung bình chung của thế giới xấp xỉ 23%.
Mức độ ứng dụng triển khai IPv6 trong mạng lưới, dịch vụ khối cơ quan Đảng, Nhà nước còn thấp. Hiện tại, mới có Bộ TT&TT đã kích hoạt hỗ trợ IPv6 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, còn các Bộ, ngành khác chưa triển khai.
Một hạn chế nữa, theo đánh giá của Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, là mức độ cung cấp dịch vụ IPv6 của doanh nghiệp còn chưa đồng đều, đặc biệt là chưa triển khai IPv6 trên dịch vụ 4G. Đây cũng là sự khác biệt với quốc tế, khi sử dụng IPv6 được coi là mặc định trong cung cấp dịch vụ 4G như các mạng lớn của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ... “Trong khi đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 4G tại Việt Nam chưa triển khai, mới đang thử nghiệm cung cấp IPv6 cho thuê bao 4G một cách dè dặt", Thứ trưởng cho hay.
![]() |
Đối với kế hoạch năm 2018, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải giao VNNIC - Thường trực Ban công tác phát triển IPv6 quốc gia tiếp tục đôn đốc thúc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 và Kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2018. Trong đó, tập trung vào một số nội dung: Tăng cường triển khai IPv6 trong ứng dụng CNTT của khối cơ quan Đảng, Nhà nước bao gồm Chính phủ điện tử; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; hệ thống máy tính kết nối Internet và các ứng dụng CNTT thuê/mua ngoài của cơ quan Đảng, Nhà nước, đảm bảo hỗ trợ IPv6.
" alt=""/>Việt Nam đặt mục tiêu đưa tỉ lệ ứng dụng IPv6 đạt 20% vào cuối năm 2018