Nhận định, soi kèo Farense vs Famalicao, 21h30 ngày 3/5: Chủ nhà buông súng
Dù được đánh giá cao hơn rất nhiều nhưng tuyển Australia đã gặp rất nhiều khó khăn trong chuyến làm khách trên sân của Mỹ Đình tối 7/9, và chỉ giành chiến thắng sát nút 1-0, vòng loại thứ 3 World Cup 2022. |
Australia thắng tối thiểu Việt Nam trong trận đấu có tình huống VAR gây tranh cãi |
HLV Graham Arnold thừa nhận đội bóng của mình đã có một trận đấu vất vả: “Thực sự tuyển Việt Namđã gây ra nhiều khó khăn với chúng tôi. Tôi luôn luôn nghĩ rằng khi tới đây không dễ dàng. Tuyển Việt Nam thường chơi rất hay trên sân nhà”.
Nói về tình huống VAR mà Australia đã có thể bị thổi phạt đền, HLV Graham Arnold cho biết:“Ở tình huống đó bóng đã chạm vào tay cầu thủ của tôi. Tôi khá lo lắng, nhưng quyết định của trọng tài đã đưa ra và tôi hoàn toàn đồng ý”.
HLV Graham Arnold khẳng định ông không thất vọng với cầu thủ nào của mình, dù đây là trận tuyển Australia đã chơi không thực sự tốt nhất.
“Tôi tự hào về các học trò của mình. Cầu thủ của tôi đã làm rất tốt. Tất nhiên họ có thể làm tốt hơn thế nhưng quan trọng là chúng tôi đã có 3 điểm ở Mỹ Đình.
Tuy nhiên chúng tôi còn nhiều trận đấu phía trước và sẽ cố gắng có thể chơi tốt nhất”.
 |
HLV Graham Arnold mừng vì trọng tài không thổi phạt đền cho Austrlia khi học trò đã để bóng chạm tay |
HLV Graham Arnold cũng cho biết thêm việc “chảo lửa” Mỹ Đình không có CĐV giúp cho các cầu thủ Australia giảm được rất nhiều áp lực.
“Việc SVĐ Mỹ Đình không có khán giả là một lợi thế cho chúng tôi. Có CĐV sẽ là sự cổ vũ to lớn với đội nhà”.
Nhà cầm quân này nói thêm: “Tôi không thể so sánh đội nào hơn đội nào ở trong bảng. Khi các đội vào tới vòng loại cuối World Cup thì tất cả đều khó chơi. Tuyển Việt Nam hôm nay đã chơi rất tốt. Tôi không muốn so sánh họ với các đội bóng khác”, Graham Arnold chốt lại.
Trong khi đó, cầu thủ Grant khẳng định bóng chỉ chạm lưng chứ không trúng tay trong tình huống dẫn đến VAR trong trận đấu.
Video Việt Nam 0-1 Australia (Nguồn: Truyền hình FPT)
Đại Nam

Việt Nam thua tối thiểu Australia: Trọng Hoàng, Hồng Duy hay nhất
Tuyển Việt Nam dù thua Australia nhưng một lần nữa chơi ổn để tất cả các học trò của HLV Park Hang Seo nhận điểm tương đối cao đặc biệt Trọng Hoàng, Hồng Duy.
" alt=""/>HLV Australia Việt Nam vs Australia: Rất lo khi trọng tài xem VAR
UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định kiện tòan Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch chung ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ.Theo quyết định trên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông là Trưởng ban. Ông Bùi Duy Cường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường là Phó Ban thường trực.
 |
Tiến độ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị ở Hà Nội còn ì ạch |
Ban chỉ đạo còn có 7 thành viên là lãnh đạo các sở, ngành như: Sở Xây dựng, Sở Công thương, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội; Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội...; các thành viên là Chủ tịch 12 quận nơi có cơ sở di dời và đại diện lãnh đạo các đơn vị có dự án di dời.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp UBND TP lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải di dời ra khỏi khu vực nội thành, trình Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định 130.
Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 130 của Thủ tướng về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội thành; đề xuất cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ khuyến khích thực hiện di dời, khai thác sử dụng quỹ đất tạo nguồn vốn tái đầu tư cho các cơ sở phải di dời.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện di dời.
Trước đó, năm 2015, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định lập Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị. Tuy nhiên đến nay, tiến độ thực hiện di dời các nhà máy diễn ra ì ạch.
Mới đây, trả lời cử tri về vấn đề này, UBND TP Hà Nội cho biết, đang chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp cùng các Sở ban ngành và các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, tổng hợp, báo cáo danh mục di dời cơ sở công nghiệp không phù hợp quy hoạch xây dựng ra khỏi khu vực nội thành.
Đồng thời, bổ sung báo cáo các Bộ, ngành thi hành Luật Thủ đô giải quyết các kiến nghị tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc.
Cụ thể, UBND TP Hà Nội sẽ đề nghị Bộ Xây dựng báo cáo đề xuất Thủ tướng điều chỉnh bổ sung thẩm quyền phê duyệt danh mục cơ sở nhà, đất phải di dời do gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị cũng như thống nhất tiêu chí cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị; và bổ sung cơ chế chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định của Luật Đất đai.
Sau khi xác định rõ tiêu chí, thẩm quyền và kết quả rà soát lại danh mục để đảm bảo đúng đối tượng thì UBND sẽ trình HĐND TP xin ý kiến thống nhất trước khi phê duyệt danh mục di dời các cơ sở không phù hợp với quy hoạch.
UBND TP Hà Nội cũng sẽ báo cáo Bộ Tài Chính đề xuất Thủ tướng ban hành cơ chế di dời trong đó có nội dung chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch và liên doanh liên kết để thực hiện dự án tại nơi di dời... nhằm tạo cơ chế phù hợp cho các cơ sở di dời thực hiện.
Vừa qua, trả lời kiến nghị của cử tri TP Hà Nội gửi tới Quốc hội trước Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV về việc di dời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, trường đại học, bệnh viện từ khu vực nội thành ra ngoài ngoại thành để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô, Bộ Xây dựng cũng thừa nhận việc tổ chức triển khai từ khâu lập quy hoạch, đề án di dời cho đến tổ chức thực hiện còn chậm.
Theo Bộ này có nhiều nguyên nhân như: Có sự thay đổi về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan ảnh hưởng tới tiến độ lập quy hoạch, đề án di dời; quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn trong huy động nguồn lực, bố trí nguồn vốn thực hiện trong khi công tác di dời đỏi hòi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn; sự chủ động, phối hợp thực hiện của các cơ quan có liên quan chưa cao…
Bộ Xây dựng cho biết, Bộ sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng để tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Thủ đô trong quá trình thực hiện; tạo sự liên kết không gian vùng, chia sẻ chức năng giữa các đô thị trong vùng, tạo động lực, sức hấp dẫn cho các đô thị vệ tinh, khai thác tiềm năng đô thị trung tâm nhằm giảm áp lực gia tăng dân số cơ học vào đô thị lớn…
Ngày 23/01/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội. Theo đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trong danh mục cần phải di dời ra ngoài nội thành với lộ trình và biện pháp di dời cụ thể được xác định phù hợp với điều kiện, địa điểm cụ thể và đặc điểm của từng cơ sở cần phải di dời, đảm bảo tính khả thi; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì thực hiện lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện đối với các cơ sở giáo dục đào tạo, Bộ Y tế chủ trì thực hiện đối với các cơ sở y tế cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. |
Thuận Phong

Trăm nhà máy ô nhiễm trong lòng thành phố, Hà Nội quyết di dời trong năm nay
- Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở công nghiệp, đề xuất nguyên tắc phân nhóm tiêu chí, thứ tự di dời…và xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời tổng số 117 cơ sở.
" alt=""/>Hà Nội kiện toàn ban chỉ đạo trình Thủ tướng việc di dời nhà máy khỏi nội đô

- Vụ tranh chấp dân sự thửa đất 13m2 có địa chỉ 589 Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) kéo dài 40 năm (từ năm 1976) đã có hồi kết bằng việc thỏa thuận của các đương sự. Thế nhưng, ông Trần Sâm vẫn chưa được cấp GCN quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo đúng quy định.
Vụ tranh chấp 13m2 đất kéo dài gần 40 năm đã có hồi kết. Báo VietNamNet đã phản ánh sự việc này trong bài viết vào ngày 01/3/2014 với nhan đề: “Một bản án vội vàng của TAND quận Tây Hồ?”.
Ngay sau thời điểm bài báo được đăng tải, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm. Bản án dân sự phúc thẩm số 74/2014/DSPT ngày 07 và 14/4/2014 của TAND thành phố Hà Nội đã sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm số 08 của TAND quận Tây Hồ buộc bị đơn phải thanh toán số tiền tương đương 13m2 cho nguyên đơn để tiếp tục được sở hữu, sử dụng nhà đất do không còn nơi ở nào khác.

|
Hình ảnh trước và sau khi sửa chữa công trình lấn chiếm trên đất hợp pháp của gia đình ông Trần Sâm do chủ hộ số nhà 591 xây dựng |
Bản án có hiệu lực pháp lý, ông Sâm và hai em gái đã thi hành bản án và nộp số tiền 1,3 tỷ đồng (tương đương với giá trị diện tích đất 13m2 cho bên nguyên đơn theo kết quả định giá tài sản trong vụ án).
Tuy nhiên, ngày 21/4/2015, gia đình ông Sâm bất ngờ nhận được Kháng nghị giám đốc thẩm số 23/2015/KN-DS của VKSNDTC kháng nghị hủy bản án phúc thẩm nêu trên của TAND thành phố Hà Nội để giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm của TAND quận Tây Hồ; mặc dù bản án đã có hiệu lực và đã được thi hành. Một lần nữa, gia đình ông Sâm lại đối mặt với hoàn cảnh không có chỗ ở.
Vụ việc được TAND tối cao thụ lý và đã đưa ra quyết định giám đốc thẩm số: 192/2015/DS-GĐT với nội dung là hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND quận Tây Hồ và bản án phúc thẩm của TAND TP Hà Nội, giao lại hồ sơ cho TAND thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại. Ngày 28/4/2016, các đương sự liên quan đến vụ việc đã tự thỏa thuận với nhau. TAND thành phố Hà Nội đã có Quyết định công nhận sự thỏa thuận thành của những người có liên quan trong vụ kiện.
Theo quyết định này, ông Trần Sâm (người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của bị đơn) có tránh nhiệm thanh toán số tiền 2.1 tỷ cho gia đình bà Vũ Thị Nguyệt Thu (nguyên đơn) để được sở hữu toàn bộ diện tích nhà đất tại số 115 phố Yên Thái; thửa số 77 tờ bản đồ số 2 làng Yên Thái, phường Bưởi, quận Ba Đình, Hà Nội. Theo bản đồ địa chính năm 1994 là thửa đất số 58, bản đồ 8E.IV.09, nay là số nhà 589 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Như vậy, vụ kiện kéo dài 40 năm đã có hồi kết. Ông Trần Sâm tiến hành thủ tục xin cấp GCNQSDĐ cho thửa đất này, tuy nhiên, lại phát sinh một tình tiết mới.

|
Lực lượng chức năng của UBND phường Bưởi tiến hành cưỡng chế công trình xây dựng của hộ ông Nguyễn Vũ Hậu (số nhà 591, Thụy Khuê) xây trái phép trên đất của gia đình ông Trần Sâm.
|
Ngày 14/3/2016, ông Nguyễn Vũ Hậu (số nhà 591, đường Thụy Khuê, liền kề với thửa đất vừa giải quyết xong tranh chấp của gia đình ông Trần Sâm) có đơn gửi TAND TP.Hà Nội trình bày về việc mẹ mình là cụ Vũ Thị Khuyến đã cho mượn 02m2 đất để chủ cũ số nhà 589 làm bếp.
Sự việc xảy ra gần 60 năm, những người liên quan đều đã mất. Và khi đó, sự việc như ông Hậu phản ánh thì lúc đó ông Hậu mới 1 tuổi (ông Hậu sinh năm 1956).
Tiếp tục, ngày 13/5/2016, ông Hậu có đơn đề nghị ngừng cấp sổ đỏ cho thửa đất tại số nhà 589 (ông Trần Sâm sở hữu) ra UBND phường Bười và UBND quận Tây Hồ cũng với lý do trên.
Tuy nhiên trước đó, ngày 14/11/1997, tại Biên bản xác định ranh giới, mốc giới của UBND phường Bưởi, ông Nguyễn Vũ Hậu đã ký xác nhận vào sơ đồ thửa đất nhà số 589 Thụy Khuê với tư cách là chủ sở hữu nhà đất số 591, liền kề với nhà đất số 589 để công nhận diện tích thực tế tại thời điểm đó của nhà đất số 589 Thụy Khuê, phường Bưởi.
“Nếu như có sự việc cho mượn 2m2 đất như trình bày thì ông Hậu đã có ý kiến ngay từ thời điểm đó (năm 1997) và không ký xác nhận vào sơ đồ bản vẽ phân định ranh giới nhà đất giữa các hộ liền kề” – ông Trần Sâm (chủ thửa đất số nhà 589 lập luận”.
Ngày 07/5/2016 ông Hậu đã lợi dụng lúc gia đình Sâm vắng nhà tự ý làm hàng rào sắt B40, lợp mái nhựa và mở cửa sổ lấn chiếm khoảng không phía trên công trình phụ của nhà ông Sâm. Sự việc này đã được ông Sâm mời cảnh sát khu vực và tổ trưởng dân phố tới nhà ông Hậu ở 591 Thụy Khuê lập biên bản. Sau đó ông Sâm làm đơn trình báo gửi UBND phường Bưởi và đã kiên trì bốn lần gửi đơn kiến nghị lên UBND phường Bưởi, đề nghị phường tiến hành cưỡng chế công trình sai phạm trên đất nhà mình của chủ hộ số nhà 591 (bao gồm hàng rào sắt B40, mái nhựa và cửa sổ chiếm giữ khoảng không của gia đình ông Sâm).
Vì tranh chấp phát sinh này, việc xin cấp GCNQSDĐ của gia đình ông Sâm đã bị đình trệ.
Sau nhiều lần ông Sâm làm đơn kiến nghị thì UBND phường Bưởi đã thuyết phục được ông Hậu tự tháo dỡ phần hàng rào sắt B40 nhưng vẫn để nguyên dầm sắt và mái nhựa cùng mấy cửa sổ mở trông ra hướng nhà ông Sâm. Không chấp nhận thái độ ngoan cố và chây ì của ông Hậu nên ông Sâm lại tiếp tục làm đơn kiến nghị gửi UBND phường Bưởi yêu cầu có biện pháp cưỡng chế công trình trái phép lấn chiếm của chủ nhà 591 Thụy Khuê, và ngày 05/8/2016 UBND phường Bưởi đã tiến hành cưỡng chế công trình trên đất lấn chiếm của gia đình ông Nguyễn Vũ Hậu cho dù ông Hậu đã có thái độ chống đối khi không chịu mở cửa và không ký vào biên bản.
“Vì những phát sinh nhỏ nhặt này mà việc cấp sổ đỏ hợp pháp cho gia đình tôi bị ách lại, rất mệt mỏi cho gia đình chúng tôi. Nay, những tranh chấp này đã giải quyết xong, chúng tôi đề nghị các cấp thẩm quyền tiến hành cấp GCNQSDĐ để gia đình tôi yên tâm sinh sống” – ông Sâm nói.
Thái Bình" alt=""/>Vụ kiện 40 năm đã có hồi kết