Kết quả, có 17.981 cán bộ, giáo viên tham gia ý kiến. Trong đó, có tới gần 60% chọn Lựa chọn 2+2 môn thi.
Theo Bộ GD-ĐT, Lựa chọn 2+2có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi cũng giảm 1 số buổi thi so với hiện nay.
Ngoài ra, điều này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em, tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp.
Thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào đại học. Tuy nhiên, nhược điểm là ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.
Trước đó, Bộ GD-ĐT lấy ý kiến cán bộ, giáo viên các trường THPT trên cả nước, xin ý kiến lãnh đạo các Sở GD-ĐT về hai phương án.
Phương án 1, Lựa chọn 4+2, thí sinh phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Thí sinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ) phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Phương án 2, Lựa chọn 3+2, thí sinh phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Lịch sử).
Thí sinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ), thí sinh phải thi 4 môn, gồm thi bắt buộc 2 môn (Ngữ văn, Toán) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.
Bộ GD-ĐT tiếp tục xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 theo ba phương án lựa chọn 4+2, 3+3 và 2+2.
Cuộc thi bao gồm 4 vòng: đăng ký, sơ khảo, đối đầu và tranh hạng. Các thí sinh có thể đăng ký tham gia theo hình thức cá nhân hoặc theo đội (tối đa 2 người) và được chia thành 2 bảng đấu tùy thuộc vào ngôn ngữ thi đấu tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Tại vòng thi đăng ký, thí sinh có hơn 1 tháng (từ 2/11 - 9/12) để gửi tới BTC ý tưởng dự thi. Vòng sơ khảo sẽ được thực hiện qua hình thức trực tuyến. Các thí sinh được chọn sẽ gửi 1 video clip hùng biện tối đa 7 phút về ý tưởng đã đăng ký tại vòng đăng ký. Từ vòng đối đầu, các thí sinh sẽ thi đấu đối kháng trực tiếp để tìm ra những cá nhân/đội thi xứng đáng nhất bước vào vòng tranh hạng dự kiến tổ chức tại Trường Đại học VinUni vào ngày 23/3/2024.
Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và các giải phụ cho mỗi bảng thi đấu. Riêng cá nhân/đội thi xuất sắc nhất sẽ giành được giải thưởng trị giá 3,4 tỷ đồng, bao gồm: phần thưởng hiện kim lên đến 100 triệu đồng, học bổng toàn phần cho chương trình cử nhân 4 năm tại Trường Đại học VinUni, xe máy điện VinFast EVO200, kỳ nghỉ dưỡng tại Vinpearl Nha Trang và nhiều giải thưởng giá trị khác…
Đặc biệt, cuộc thi còn có giải phụ dành cho “Trường có sự hưởng ứng cao nhất” và “Trường có thí sinh đạt giải nhất cuộc thi”, với mỗi giải trị giá 100 triệu đồng, được trao bằng hiện vật có giá trị tương đương.
“Cuộc thi hùng biện - tranh biện “Tiếng nói Xanh” là một trong nhiều hoạt động cụ thể của Quỹ Vì tương lai xanh, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy xã hội chung tay hành động vì một tương lai tốt đẹp. Tham gia cuộc thi, các thí sinh không chỉ có cơ hội được thể hiện bản lĩnh và khả năng tư duy sáng tạo, mà còn được tham gia các buổi đào tạo kỹ năng hùng biện - tranh biện với các chuyên gia hàng đầu và được học hỏi các kiến thức mới từ các giáo sư, học giả nổi tiếng thế giới trong các hội đồng chuyên môn”, đại diện Quỹ Vì tương lai xanh bày tỏ.
Thí sinh xem chi tiết thể lệ cuộc thi và tiếp tục đăng ký tham gia qua cổng thông tin chính thức: https://talkgreenfuture.net, được mở đến 23h59 ngày 9/12/2023.
Thế Định
" alt=""/>Vingroup phát động cuộc thi hùng biện, tranh biện ‘Tiếng nói Xanh’