Để thay đổi khẩu vị cho cả nhà, chị em hãy thay đổi các cách chế biến cá giúp bữa ăn thêm ngon và phong phú hơn nhé.Cá nướng sả ớt
Nguyên liệu:
- 1 con cá (loại cá nào bạn thích)
- 1 nhánh sả, 1 trái ớt sừng, 5 lá chanh, 1miếng gừng nhỏ
- 2 muỗng sốt mayonnaise, 1 muỗng cà phê bột ớt, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu trộn chung trong một bát
Thực hiện:
Bước 1: Sả, ớt thái lát, lá chanh thái nhỏ, gừng thái lát nhỏ.
Bước 2: Cá rửa sạch lau khô, dùng dao khứa trên mình cá vài đường. Sau đó cho cho hết sả, ớt, gừng và lá chanh vào bụng cá. Thoa hết chén muối ớt mayonnaise lên mình cá. Lấy lá chuối bọc cá rồi cho lên khay nướng.
Bước 3: Lò nướng mở trước 10 phút ở nhiệt độ 230 độ C. Cho khay cá vào nướng 25 phút là cá chín. Mở lá chuối ra, nướng lửa trên 1-2 phút cho mình cá vàng như ý là hoàn tất.
Cho cá nướng sả ớt cho ra đĩa đã xếp sẵn bún, xà lách, dưa leo và các loại rau thơm.
Bạn có thể gỡ thịt cá cho vào bánh tráng, cuốn với rau sống và bún rồi chấm với nước mắm chua ngọt ăn vô cùng hấp dẫn.
Chạo tôm cá
Nguyên liệu:
- 300 gr tôm nõn tươi, 300 gr thịt cá đã lọc xương
- Sả thái khúc dài, 2 muỗng canh sả băm, 1 củ hành tím băm, 2 muỗng canh hành lá thái nhỏ
- 1 muỗng cà phê tiêu, 2 lòng trắng trứng gà, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê bột nêm, 1/2 muỗng cà phê đường, 30 gr tinh bột bắp
- Cách pha nước chấm: 2 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước lạnh, 2 muỗng canh giấm. Khuấy đều tất cả, sau đó cho ớt và tỏi băm vào quấy đều.
Thực hiện:
Bước 1: Tôm và cá rửa sạch, thấm khô rồi cho hết vào ngăn đá tủ lạnh 30 phút. Qua 30 phút lấy ra cho tôm, cá vào máy xay nhuyễn.
Đổ tôm cá ra tô, trộn chung với hành tím, sả băm, nước mắm, bột nêm, đường, tiêu, hành lá vào tô trộn đều. Cuối cùng cho tiếp lòng trắng trứng gà, bột bắp vào trộn tiếp.
Lúc này tôm cá hơi sền sệt. Bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh 1 tiếng.
Bước 2: Nắm hỗn hợp cá, tôm quanh cây sả rồi xếp cho ra đĩa. Nấu 1 nồi nước sôi, cho đĩa tôm cá bọc sả vào xửng hấp 5 phút.
Bước 3: Bắc chảo dầu lên bếp (không cần dầu nhiều), cho từng cây chạo tôm cá bọc sả vào chiên với lửa hơi cao. Khi tôm cá có màu vàng như ý thì gắp ra đĩa.
Chạo tôm cá bọc sả ăn với bún cùng nước mắm chua cay rất ngon. Bạn cũng có thể dùng món này làm món khai vị cho bữa cơm gia đình.
Cá thu sốt cà chua
Nguyên liệu:
- Cá thu 500g
- Dưa chua: 1 bát
- Cà chua: 2 quả
- Hành lá, hành, tỏi khô
- Gia vị vừa đủ
Thực hiện:
Bước 1: Cá cắt khúc, rửa sạch tẩm ướp gia vị cho ngấm. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào để nóng già rồi cho cá vào rán vàng 2 mặt.
Bước 2: Cà chua thái hạt lựu. Dưa chua để nguyên không cần rửa lại.
Bước 3: Sau khi cá đã rán vàng hai mặt, gắp ra đĩa, lấy luôn chảo rán cá cho tỏi băm nhỏ vào phi thơm, sau đó cho cà chua xắt hạt lựu vào đảo đều để làm nước sốt.
Bước 4: Tiếp đến cho dưa chua vào đảo đều.
Bước 5: Cho thêm ít nước để sốt cà chua và dưa được mềm. Sau đó cho cá đã rán vàng hai mặt vào sốt cùng.
Đun lửa nhỏ trên bếp. Khi nào thấy nước sốt sánh lại thì tắt bếp, rắc lên cá ít hành hoa và gắp cá ra đĩa ăn với cơm nóng.
Cá rô phi rim xì dầu
Nguyên liệu:
- 1 con cá rô phi
- 1 cọng hành lá
- 1 củ gừng
- Vài nhánh tỏi
- Gia vị nước sốt: xì dầu, muối, đường, rượu trắng.
Cách làm:
Bước 1: Cá đánh vảy, cắt vây đuôi, moi bỏ bụng, rửa sạch và khía vài đường lên mình cá để cá nhanh chín và dễ thấm gia vị hơn.
Bước 2: Hành hoa thái nhỏ, gừng thái sợi, tỏi băm nhỏ.
Bước 3: Lấy 1 ít muối xát lên đều lên mình cá để khi chiên không bị nát cá và thịt cá sẽ đậm đà ngon hơn.
Bước 4: Cho chảo lên bếp và cho dầu ăn vào, dầu nóng thì cho cá vào chiên.
Khi cá chiên đã vàng, giòn thì vớt ra đĩa sau đó cũng cái chảo ấy cho tỏi băm và gừng vào phi thơm rồi cho cá vào.
Tiếp đến cho xì dầu, đường vào và thêm 1 chút xíu nước, rim cho cá thấm gia vị. Trong khi rim, dùng thìa múc phần nước sốt rưới lên thịt cá cho cá thấm đều. Thời gian rim cá tầm 2 - 3 phút, sau đó nêm gia vị xem vừa khẩu vị chưa. Cuối cùng, cho chút rượu trắng vào rắc hành hoa lên trên và múc cá ra đĩa thưởng thức.
Theo Eva
" alt=""/>4 món ngon từ cá đổi vị cho bữa cơm cuối tuần
Dù muối rất quan trọng đối với cơ thể con người, tuy nhiên, ăn thừa muối cũng là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não và các bệnh không lây nhiễm khác… Nhiều người chưa biết mình đang ăn quá nhiều muối
Tại Hội thảo báo chí truyền thông vận động giảm ăn muối để phòng chống các bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế tổ chức gần đây, ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo kết quả điều tra toàn quốc gần đây nhất, trung bình một người trưởng thành ở Việt Nam tiêu thụ 9,4g muối/ngày - mức cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO).
 |
Người Việt Nam ăn muối nhiều gần gấp đôi lượng mà WHO khuyến cáo. |
Kết quả này cũng cho thấy, có đến 89,2% số người Việt nấu ăn luôn cho muối, mắm, gia vị mặn khác vào thực phẩm khi chuẩn bị chế biến; 70% thường xuyên trộn, chấm mắm, muối, bột ngọt, nước tương, mì chính và các gia vị có muối khác vào thức ăn trong khi ăn; 19,5% thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như: dưa, cà muối, mì ăn liền, lạc rang, thịt muối và các loại thịt chế biến khác như xúc xích, giò, chả...Trong khi đó, một gói mì ăn liền trung bình chứa 4,2 g muối, tương ứng 5-7g muối trong mỗi 100g sản phẩm, trong 100g xúc xích cũng có 1,5-2,3 g muối.
Theo các chuyên gia y tế, muối rất quan trọng đối với cơ thể con người vì trong muối có Natri - là một trong hai nguyên tố chính cấu thành nên muối, đóng vai trò quan trọng điều chỉnh, duy trì cân bằng dịch thể, hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng, bảo đảm chức năng bình thường của tế bào. Tuy nhiên, ăn nhiều muối lại là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến mắc các bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...,thậm chí còn làm tăng nguy cơ suy thận, loãng xương và ung thư tiêu hóa, ví dụ như ung thư dạ dày.
Ông Trương Đình Bắc dẫn chứng, theo một số báo cáo gần đây, ở nước ta hiện nay, cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ trong 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tử vong do tai biến mạch máu não. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch có liên quan đến ăn nhiều muối. Hầu hết lượng muối ăn vào hằng ngày của người Việt là từ muối, gia vị thêm vào trong khi nấu ăn, hoặc do chấm/trộn mắm, muối, gia vị trên bàn ăn.
Đáng lo ngại, TS.Jun Nakagawa, Phó trưởng đại diện tổ chức WHO tại Việt Nam, cho biết, nhiều người không biết mình đang trong tình trạng ăn quá nhiều muối. Đặc biệt, là khi được hỏi bản thân có ăn mặn hay không thì chỉ có khoảng 16% số người được hỏi cho rằng mình ăn mặn.
Vì vậy, đại diện tổ chức WHO cho rằng, Việt Nam cần xây dựng khuyến nghị lượng muối tối đa trong 100g thực phẩm đối với những thực phẩm nhiều muối và phổ biến như mì ăn liền, xúc xích… và nhãn các sản phẩm thực phẩm cần công bố hàm lượng muối cũng như cảnh báo tác hại đối với sức khỏe của việc ăn thừa muối.
Mục tiêu hơn 90% số người trưởng thành biết tác hại do ăn nhiều muối
Theo khuyến cáo của tổ chức WHO, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5g muối/ngày để phòng chống bệnh tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác.
Chính vì vậy, để truyền thông vận động giảm muối trong khẩu phần ăn, đề phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não..., Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần giảm một nửa lượng muối ăn hàng ngày. Đối với trẻ em, cha mẹ nên rèn cho con thói quen giảm ăn muối ngay từ nhỏ. Còn với người có thói quen ăn nhiều muối, nên tuân thủ nguyên tắc giảm muối dần dần trong các bữa ăn hàng ngày.
Mới đây, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định 2033/QĐ-BYT về kế hoạch quốc gia truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn đề phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác.
Theo đó, mục tiêu của kế hoạch là nâng cao hiểu biết, thay đổi hành vi của người dân để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày với chỉ tiêu trên 90% người trưởng thành biết tác hại do ăn nhiều muối, nhận biết được các loại thực phẩm có nhiều muối và biết các biện pháp để giảm ăn muối; trên 60% người trưởng thành thực hiện ít nhất 1 biện pháp để giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày; giảm mức tiêu thụ muối trung bình của người trưởng thành xuống còn dưới 7 gam/người/ngày; trên 90% học sinh phổ thông có hiểu biết về tác hại của việc ăn nhiều muối và nhận biết được các loại thực phẩm chứa nhiều muối; trên 90% số người được phát hiện mắc tăng huyết áp, bệnh tim mạch và các bệnh liên quan khác được tư vấn, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giảm muối…
Tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định 1092/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam, trong đó có mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, giảm mức tiêu thụ muối của một người/ngày xuống dưới 8g và đến năm 2030 là dưới 7g.
Trước mắt, để giảm ăn muối, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên bắt đầu giảm lượng muối và gia vị khi chế biến thức ăn, hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn trong khi ăn và hạn chế lựa chọn, sử dụng thực phẩm có nhiều muối, thay bằng thực phẩm tự nhiên…
Lệ Thanh
" alt=""/>Dự phòng tăng huyết áp, đột quỵ bằng cách ăn giảm muối