Vùng cổ họng bệnh nhân biến dạng vì khối u (Ảnh: BV).
Bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật cắt trọn hầu - thực quản cổ - thanh quản, sụn giáp, cơ trước giáp thành một khối và nạo hạch cổ hai bên. Sau đó, ekip khoa Ngoại Ngực - Bụng, Ngoại Đầu cổ - Hàm mặt đã phối hợp lấy đoạn hỗng tràng (ruột non) cuống mạch máu đôi, theo kỹ thuật đã được cập nhật từ Viện Ung thư Quốc tế Osaka (Nhật Bản).
Nhằm đạt tỷ lệ thành công 100%, ekip tạo hình - vi phẫu thực hiện khâu nối hai cuống mạch máu, sau đó tiến hành tái tạo hầu - thực quản cổ bằng vạt hỗng tràng tự do.
Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi sát mỗi 2-3 giờ trong vòng 72 giờ đầu tiên, và mỗi 6 giờ trong 5 ngày sau đó. Trong quá trình hồi phục, người đàn ông được tiến hành tập vật lý trị liệu và thăm khám dinh dưỡng liên tục. Sau 18 ngày điều trị, vết mổ lành tốt, bệnh nhân đã có thể uống nước.
Kết quả chụp CT kiểm tra sau đó cho thấy, ống tiêu hóa của bệnh nhân sau tái tạo hoạt động tốt, không có dấu hiệu xì rò đoạn hầu - thực quản đã được tái tạo. Dự kiến, người đàn ông sẽ tiếp tục được xạ - hóa trị, nhằm phòng ngừa bệnh tái phát.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân sau mổ tái tạo hầu - thực quản (Ảnh: BV).
Phó giáo sư Nguyễn Anh Khôi, Trưởng khoa Ngoại - Đầu cổ - Hàm mặt cho biết, ung thư hạ hầu chiếm 3-4% ung thư vùng đầu và cổ. Đáng chú ý, khoảng 77% các trường hợp nhập viện ở giai đoạn 4. Bệnh có tiên lượng xấu nhất trong các loại ung thư ở phân vùng này, với tỷ lệ sống còn 5 năm chỉ khoảng 35%.
Bệnh có đặc điểm là bướu đa ổ, di căn hạch cổ sớm. Để điều trị ung thư hạ hầu cần có sự kết hợp của nhiều chuyên khoa, gồm phẫu thuật ung thư - tạo hình, xạ trị, nội khoa ung thư, chẩn đoán hình ảnh, phục hồi chức năng và dinh dưỡng.
Phẫu thuật trong ung thư hạ hầu được khuyến cáo với diện cắt rộng 2-3 cm, do đó sẽ tạo ra khuyết hổng rất lớn, chiếm trọn chu vi hầu - thực quản.
Sau phẫu thuật điều trị, phẫu thuật tái tạo là bắt buộc để phục hồi lại chức năng sống cơ bản của người bệnh. Nhưng đây là phẫu thuật rất phức tạp, chỉ có thể được thực hiện tại những trung tâm ung bướu có đầy đủ các chuyên khoa và được trang bị hiện đại.
Theo Phó giáo sư Khôi, trước đây để điều trị ung thư hạ hầu, bệnh nhân chỉ được phẫu thuật cắt rộng hạn chế và xạ trị, nhưng hiệu quả thường rất kém. Phương pháp tái tạo hầu - thực quản bằng vạt hỗng tràng cuống đôi giúp bác sĩ có thể cắt rộng tối đa và tái tạo lại ống tiêu hóa sinh lý nhất cho bệnh nhân.
" alt=""/>Loại ung thư 77% ca vào viện đã ở giai đoạn 4: Lâm nguy sau cơn nuốt nghẹnThanh Hóa chi hơn 343 triệu đồng thu hút 1 bác sĩ về Trạm Y tế xã Liên Lộc, thuộc Trung tâm Y tế huyện Hậu Lộc (Ảnh: Quang Tiến).
Nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn chi sự nghiệp y tế (kinh phí hỗ trợ chính sách thu hút bác sĩ trình độ cao và các bác sĩ làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập giai đoạn 2021-2025) trong dự toán ngân sách tỉnh Thanh Hóa năm 2024.
Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa giao Sở Y tế, Sở Tài chính chịu trách nhiệm toàn diện về tính pháp lý, thẩm quyền phê duyệt của nội dung tham mưu, thẩm định, số liệu báo cáo và việc đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo đúng quy định.
Sở Tài Chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa thực hiện các thủ tục nghiệp vụ hỗ trợ kinh phí cho Sở Y tế, đảm bảo theo đúng quy định hiện hành; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định đối với kinh phí hỗ trợ hàng tháng năm 2025 theo quy định, kịp thời tham mưu đề xuất, báo cáo nếu có khó khăn, vướng mắc khi thực hiện.
Sau khi kinh phí hỗ trợ được cấp vào tài khoản, Sở Y tế có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí được giao đúng chế độ, chính sách, công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí.
Đồng thời, Sở Y tế thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng chính sách và thực hiện thanh quyết toán theo đúng quy định; có trách nhiệm chủ động theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết các công việc liên quan đến tổ chức thực hiện.
" alt=""/>Khoản chi hơn 343 triệu đồng để hút 1 bác sĩ về trạm y tế xãPhát biểu tại đêm chung kết, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản.
Nhân lực y tế cơ sở từng bước được củng cố, 92% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc, số lượng nhân lực y tế có trình độ cao ngày càng tăng. Cơ sở vật chất, thiết bị được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tiến với gần 80% trạm y tế xã được đầu tư kiên cố.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận (Ảnh: Trần Minh).
Đội ngũ cán bộ y tế cơ sở được đánh giá là "cánh tay nối dài" của ngành y tế, góp phần vào thành công chung của toàn ngành. Y tế cơ sở không chỉ là nơi gần dân nhất, dễ tiếp cận nhất, mà còn là "lá chắn" đầu tiên trong phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
"Công việc của cán bộ y tế cơ sở không hề dễ dàng, thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực. Nhưng vượt lên trên tất cả, chính sự tận tâm và lòng yêu nghề đã làm nên hình ảnh cán bộ y tế luôn kiên trì, bền bỉ trên hành trình chăm sóc sức khỏe nhân dân", Thứ trưởng Luận nói.
Theo Thứ trưởng Luận, Bộ Y tế đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và toàn diện để củng cố hệ thống y tế cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ y tế tại tuyến này, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Trong đó, tiếp tục đầu tư nguồn lực (tài chính, nhân lực) cho y tế cơ sở; xây dựng danh mục dịch vụ kỹ thuật mà tuyến y tế cơ sở có thể thực hiện, làm cơ sở để giao nhiệm vụ và đặt hàng; hoàn thiện chính sách về tiền lương, chế độ ưu đãi để thu hút và giữ chân nhân viên y tế cơ sở.
Đồng thời, Bộ cũng tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho y tế cơ sở, mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại y tế cơ sở.
"Mỗi cán bộ y tế cần tiếp tục phấn đấu để luôn là một cán bộ y tế vừa có đức vừa có tài, tận tâm với nghề Y, xứng đáng với truyền thống "Lương y như từ mẫu" và sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân", Thứ trưởng Luận nói.
Cuộc thi "Y tế cơ sở giỏi năm 2024" có 16 đội tham dự (Ảnh đêm chung kết cuộc thi: Trần Minh).
Cuộc thi "Y tế cơ sở giỏi năm 2024" dành cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, có 16 đội tham dự. Qua đó, ban tổ chức đã chọn được 6 đội vào chung kết, gồm các đội thi của Hải Dương, Hải Phòng, Bình Định, Phú Yên, Bình Phước và Đồng Nai.
Các vấn đề y tế nổi bật ở tuyến cơ sở như chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, bài trừ các hủ tục tảo hôn, sinh đẻ tại nhà, an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh, quản lý các bệnh không lây nhiễm… được thể hiện sinh động.
Trong đó, giải Nhất trị giá 17 triệu đồng được trao cho đội thi Bình Phước, giải Nhì là đội thi Phú Yên, giải Ba là đội thi Đồng Nai, 3 giải Khuyến khích được trao cho các đội thi Hải Phòng, Hải Dương và Bình Định.
Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao 6 giải phụ như Trưởng Trạm Y tế xử lý tình huống tốt nhất, Nữ diễn viên xuất sắc nhất, Nam diễn viên xuất sắc nhất...
" alt=""/>Cần có chế độ ưu đãi để giữ chân nhân viên y tế cơ sở