![]() |
Everton khiến MU phải trả giá đắt vì hàng thủ tệ |
Tuy nhiên, một hàng thủ nghiệp dư đã khiến Quỷ đỏ phải trả giá, tạo cơ hội cho Everton rút ngắn và gỡ hòa 2-2.
Phút 70, McTominay mang lại lợi thế cho Quỷ đỏ một lần nữa. Nhưng MU đã đánh rơi chiến thắng những giây cuối bởi pha kết thúc của Calvert-Lewin.
Với tâm trạng đầy thất vọng sau trận, Bruno Fernandes cho hay: “Tôi nghĩ rằng, MU đã ném đi công sức của mình, 2 lần cho đi.
Sau khi dẫn trước 2-0 trong 45 phút đầu tiên, sang hiệp 2 cách chúng tôi làm thực sự tệ hại”.
![]() |
Bruno Fernandes quá thất vọng với cảnh MU công làm, thủ phá |
Bruno Fernandes ngán ngẩm với cảnh MU công làm thủ phá: “Chúng tôi để thủng lưới mỗi trận. Chúng tôi để thủng lưới rất nhiều lần và trên sân nhà.
Quá nhiều kết quả kém cỏi trên sân nhà và điều này không thể tiếp tục nữa.
Tôi nghĩ, khi đã dẫn trước tới 2-0, chúng tôi nhất định phải nắm lấy chiến thắng trong tay. Thế nhưng chúng tôi để thủng 2 bàn sau đó.
Và khi chúng tôi vượt lên, đội để để thủng lưới. MU không thể để thủng lưới thêm một lần nữa theo cách như thế này. Từ một quả phạt bên nửa sân, chúng tôi nhận bàn thua. Chúng tôi đã để đối thủ ghi bàn dễ dàng vậy đấy.
MU cần phải tập trung hơn nữa, khiêm tốn hơn nữa cũng như phải làm nhiều thứ tốt hơn nữa”.
L.H
" alt=""/>Bruno Fernandes tức giận MU công làm thủ pháVề việc này, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu UBND TP Hà Nội chỉ đạo giải quyết phản ánh, kiến nghị của chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Sau chỉ đạo trên của Phó Thủ tướng, Văn phòng UBND TP Hà Nội mới đây có văn bản gửi UBND quận Cầu Giấy cho biết, sau khi báo cáo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Văn phòng UBND TP chuyển văn bản nêu trên đến UBND quận Cầu Giấy xem xét, giải quyết theo quy định; báo cáo kết quả về UBND TP để tổng hợp báo cáo Thủ tướng.
![]() |
UBND TP Hà Nội giải quyết phản ánh liên quan đến việc giải phóng mặt bằng tại Dự án xây dựng kinh doanh hạ tầng KĐTM Dịch Vọng…theo đúng quy định, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ |
Về vướng mắc tại dự án, theo lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất, dự án khu đô thị mới Dịch Vọng do Công ty CP phát triển đô thị Từ Liêm làm chủ đầu tư từ năm 2003 đến nay trải qua các thời kỳ có nhiều thay đổi; có hiện tượng mua bán chuyển nhượng đất nông nghiệp trái phép; một số hồ sơ tài liệu không được lưu giữ đầy đủ qua các thời kỳ chuyển giao nên ảnh hưởng nhiều đến việc giải quyết dứt điểm các tồn tại của dự án. Trong đó có trường hợp ông Nguyễn Đức Thành và 11 hộ dân khác phản ánh: ông và 11 hộ là người mua đất của ông Nguyễn Văn Liên, hiện vẫn đang quản lý sử dụng khu đất này. Trong khi đó, ông Liên đã nhận tiền và ký biên bản bàn giao diện tích hơn 2160m2 đất ông Liên đứng tên quản lý, sử dụng cho công ty còn hơn 785m2 trên mặt bằng hiện trạng có dãy nhà cấp 4 ông Thành và một số hộ dân khác kiến nghị và yêu cầu công ty phải thoả thuận mua lại phần diện tích này.
Trước đó, vào cuối tháng 1/2021, theo báo cáo của UBND phường Yên Hoà, UBND phường cũng đã nhiều lần mời ông Nguyễn Đức Thành làm việc, tuy nhiên ông Thành vắng mặt hoặc có mặt nhưng không cung cấp được các giấy tờ chứng minh liên quan đến quyền sử dụng đất. Ông Thành không chấp hành việc di dời tài sản và tháo dỡ công trình vi phạm tại ô đất để bàn giao cho dự án.
Đề giải quyết dứt điểm các tồn tại của dự án, Trung tâm phát triển quỹ đất đã đề xuất UBND quận giao UBND phường Yên Hòa phối hợp với các đơn vị liên quan thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm trật tự xây dựng và báo các các cơ quan thẩm quyền tổ chức cưỡng chế theo quy định.
Liên quan đến vấn đề này, sau khi nhận được văn bản của TP Hà Nội, ngày 25/3 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trần Hùng Cường đã chủ trì làm việc với các phòng ban, ngành, UBND phường Yên Hòa…, Công ty CP phát triển đô thị Từ Liêm-chủ đầu tư để giải quyết các vướng mắc, tồn tại về công tác GPMB dự án xây dựng KĐTM Dịch Vọng.
Theo đó, đối với hộ gia đình ông Nguyễn Văn Liên, lãnh đạo quận Cầu Giấy giao UBND phường Yên Hòa chủ trì phối hợp với Công ty CP phát triển đô thị Từ Liêm và các đơn vị liên quan thiết lập hồ sơ vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp. Đồng thời, báo cáo UBND quận, Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư đề xuất phương án xử lý theo quy định.
Huỳnh Anh
Bỏ tiền tỷ ra mua đất, gần 10 năm qua, nhiều khách hàng tại dự án Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội) “mắc kẹt” trên mảnh đất không có sổ đỏ, không được xây dựng…
" alt=""/>Hà Nội xem xét báo cáo Thủ tướng dự án 16 năm vướng mặt bằngHạ tầng - yếu tố thúc đẩy giá trị BĐS
Hạ tầng vẫn là yếu tố then chốt - xung lực thúc đẩy cho tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng nhanh chóng của khu Nam TP.HCM. Với nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ, hàng loạt dự án hạ tầng “khủng” đã được đưa vào lộ trình phê duyệt. Trong vòng 10 năm trở lại đây, hạ tầng khu vực phía nam TP.HCM đã có sự phát triển nhanh vượt bậc với loạt công trình giao thông được đầu tư nâng cấp tạo nên sự đồng bộ, kết nối cho khu vực.
Hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) đã khởi công giai đoạn 1. Dự án cầu Thủ Thiêm và cầu Thủ Thiêm 4 với quy mô đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cũng đang được TP.HCM đẩy nhanh thực hiện. Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đưa vào sử dụng đoạn từ Bến Lức - Hiệp Phước trong năm 2019, đoạn từ Hiệp Phước - Long Thành trong năm 2021…
Ngoài ra, một loạt dự án trọng điểm khác tại khu vực này đang được đẩy nhanh như cầu Nguyễn Khoái - quận 7 kết nối với quận 4 (vốn đầu tư 1.250 tỷ đồng); dự án mở rộng đường Nguyễn Tất Thành (quận 4); dự án đường trục Bắc - Nam kết nối khu vực trung tâm với các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè có tổng kinh phí dự trù hơn 8.500 tỷ đồng; dự án mở rộng các tuyến đường huyết mạch như Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Tạo, Lê Văn Lương…
Đồng thời, TP.HCM đang xây dựng đề án phát triển hạ tầng 2020 - 2025, trong đó tiếp tục xem xét, phê duyệt các dự án cần sớm thực hiện để tạo cú hích cho khu Nam trong tương lai gần. Tầm nhìn đến năm 2025, các khu đô thị hình thành tại khu vực này như Cần Giuộc sẽ trở thành một trong những đô thị vệ tinh của TP.HCM, giúp thành phố phát triển kinh tế, xã hội và giảm bớt áp lực dân số cho khu vực trung tâm.
Sự hoàn thiện hạ tầng giao thông luôn kéo theo “làn sóng” gia tăng giá trị BĐS và khu vực phía nam TP.HCM cũng không ngoại lệ. Kể từ khi khu Nam được định hướng phát triển mở rộng và là một trong các khu thương mại trung tâm mới của thành phố thì giá trị BĐS ngay tại khu Nam và các vùng lân cận đã chuyển biến theo hướng tích cực.
Bên cạnh sức bật của hạ tầng, Nam Sài thành còn thu hút giới đầu tư, cộng đồng cư dân tương lai khi Nhà Bè - khu vực trọng điểm đang sở hữu nhiều cơ hội để nhanh chóng chuyển mình từ huyện thành quận trong năm 2025. Với sự tương trợ mạnh mẽ từ hạ tầng và tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, cùng cơ hội lên quận sớm, Nhà Bè hứa hẹn là động lực thúc đẩy các khu vực lân cận phát triển theo.
Dự án tối ưu cho khách hàng ở thực lẫn đầu tư
Thời gian tới, các khu đô thị lân cận được kỳ vọng là biểu tượng cho những giá trị mang hơi thở của thời đại. Trong đó, khu đô thị mới Mizuki Park được Tập đoàn Nam Long phát triển trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh đang thể hiện được những giá trị sống hiện đại cho tạo nên sức hút lớn cho khu Nam.
Đại diện Tập đoàn Nam Long cho biết, với lợi thế sở hữu dự án dần hoàn thiện, Nam Long sẽ nhanh chóng đưa ra thị trường nguồn căn hộ giai đoạn tiếp theo của dự án Flora Mizuki để đón sóng đầu tư hạ tầng mới đây.
Đại diện Nam Long đồng thời cho biết, ngày 25/4/2021, tập đoàn và hai đối tác Nhật Bản: Hankyu Hanshin, Nishi Nippon Railroad đã chuyển đổi 600 căn hộ biệt lập dòng Flora Mizuki MP6, MP7, MP8 cho khách hàng tham gia chương trình Tiết kiệm nhà ở lần 3 từ tháng 8/2020. Doanh số ước đạt hơn 2.000 tỷ đồng chỉ trong vòng 5 giờ đồng hồ.
![]() |
Phối cảnh Flora Mizuki MP6, MP7, MP8 |
Các khối nhà Flora Mizuki MP6, MP7, MP8 đã cung cấp thêm cho khu vực Nam Sài thành một nguồn cung nổi bật về số lượng lẫn chất lượng. Lợi thế của 3 khối nhà này là có cảnh quan riêng phía trước như hệ thống kênh đào bao quanh, liền kề quảng trường Event Park và Vườn Nhật trung tâm, phía sau là hệ thống trường học các cấp.
Bên cạnh tiện ích biệt lập, cư dân còn có thể sử dụng hệ sinh thái tiện ích đẳng cấp của khu đô thị theo quy hoạch hiện đại với hệ thống tiện ích cao cấp gồm 17.000m2 kênh đào; 2,5 km đường xe đạp; 103.000m2 cây xanh; các công viên chủ đề về gia đình; cùng hạ tầng xã hội nội khu như trường học, trung tâm thể thao, khu y tế đang ngày một hoàn thiện giúp khu đô thị trở nên thu hút hơn.
![]() |
Không gian sống và tiện ích của khu đô thị Mizuki Park |
Những lợi thế về hạ tầng đã tạo động lực giúp thị trường BĐS khu Nam bộc lộ tiềm năng mạnh mẽ cùng với yếu tố phát triển bền vững mà giới đầu tư chuyên nghiệp cần đến. Ngoài ra, làn sóng KCN ở các tỉnh lân cận phát triển mạnh mẽ cùng vốn đầu tư ngoại đổ về ngày càng nhiều khiến nguồn cầu của thị trường nhà ở tăng trưởng ổn định.
Giới chuyên gia cho rằng các dự án chất lượng tại khu vực này sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho số đông khách hàng có nhu cầu ở thực lẫn giới đầu tư sành sỏi.
Tấn Tài
" alt=""/>Nhà đất Nam Sài gòn, vì sao luôn hút mạnh giới đầu tư BĐS?