Theo cáo trạng, Yangyang Zhou là người chịu trách nhiệm nhập iPhone giả vào Mỹ cũng như gửi iPhone thật về Trung Quốc. Quan Jiang chịu trách nhiệm gửi iPhone giả tới bộ phận chăm sóc của Apple theo cả hình thức đăng ký trực tuyến lẫn ở cửa hàng. Tiền lời được chuyển vào tài khoản của mẹ Jiang, sau đó chuyển ngược lại về Mỹ cho anh này.
Zhou bị cáo buộc xuất khẩu hàng hóa trái phép, còn Jiang bị cáo buộc buôn hàng giả và lừa đảo. Luật sư của cả 2 biện hộ rằng họ không hề biết đây là iPhone giả.
“Ông Zhou không biết rằng đây là hàng giả, nên chúng tôi tin rằng ông ấy có thể rũ bỏ các tội danh”, luật sư của Zhou cho biết.
![]() |
Nhân viên tại Apple Store rất khó kiểm chứng iPhone có phải hàng thật hay không nếu không thể bật máy. Ảnh: Gabe Trumbo |
Cáo trạng giải thích lý do bộ đôi này lừa đảo thành công là các nhân viên tại Apple Store không thể bật máy, do đó khó xác minh được iPhone mang đến là thật hay giả. Những kẻ lừa đảo thì liên tục nói rằng iPhone vẫn còn bảo hành, nên cuối cùng Apple vẫn đổi cho họ iPhone mới. Trong quy trình bảo hành của Apple, không có yêu cầu người mua phải chứng minh họ mua iPhone ở đâu.
Jiang cho biết mỗi lần anh nhận một thùng khoảng 20 – 30 iPhone được gửi từ Trung Quốc. Jiang đã gửi tới Apple tổng cộng 3.069 chiếc iPhone giả, và thành công khi nhận iPhone mới 1.493 lần. Với giá trị trung bình khoảng 600 USD mỗi máy, Apple đã thiệt hại gần 900.000 USD.
FBI tiến hành cuộc điều tra vào tháng 4/2017 sau khi hải quan phát hiện nhiều gói hàng được chuyển từ Hong Kong với tem, nhãn của Apple có dấu hiệu giả mạo. Vào tháng 6/2017, Apple đã gửi thông báo tới Jiang rằng họ nhận biết được anh này đang nhập khẩu iPhone giả, nhưng Jiang phớt lờ thông báo đó.
Năm 2018, một sinh viên Trung Quốc sống tại New Jersey cũng bị buộc tội lừa đảo khi bán iPhone, iPad giả trong gần 10 năm và kiếm được 1,1 triệu USD. Người này đã phải nhận mức án hơn 3 năm tù.
Theo Zing
Từng là chuẩn mực cho nhiếp ảnh di động, giờ đây iPhone phải đuổi theo các đối thủ Android từ phía sau.
" alt=""/>Kiếm gần triệu USD bằng cách đổi iPhone giảCó thể kể đến rất nhiều cái tên đình đám dành cho những bạn yêu thích môn thể thao vua, nhưng trong bài viết này, hãy tạm nhắc đến 5 bộ anime bên dưới đây thôi đã nhé! Tranh thủ trong lúc chờ trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan diễn ra vào thứ 7 tuần này, cầy tạm thôi.
Inazuma Eleven
Mười năm sau, danh tiếng bóng đá Nhật đã gia tăng rất nhiều kể từ khi Inazuma Nhật Bản đoạt chức vô địch Football Frontier thế giới. Ngôi trường Raimon giờ đây cũng trở nên nổi tiếng về đào tạo bóng đá. Bây giờ, hãy cùng nhau tận hưởng câu chuyện về những khó khăn, thử thách mới của những người hùng mới trường Raimon.
Captain Tsubasa
Cậu bé Ozora Tsubasa là một thần đồng bóng đá. Cậu luôn ước mơ được thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản và giành chức vô địch Giải vô địch bóng đá thế giới. Khi chuyển tới Nankatsu, Tsubasa lọt vào mắt xanh của Robert Hongo - một cựu cầu thủ tài năng của đội tuyển bóng đá quốc gia Brazil, ông đã dạy Tsubasa những kĩ năng bóng đá đầu tiên và thuyết phục cậu bé tham gia đội bóng của trường Nankatsu. Câu chuyện bắt đầu từ đây…
Giant Killing
Giant Killing là câu chuyện xoay quanh đội bóng East Tokyo United và cầu thủ tại năng kiêm chức đội trưởng đội bóng Takeshi Tatsumi. Trong lúc cả đội bóng đang ở thời kì đỉnh cao thì Takeshi đột ngột chuyển sang 1 đội bóng khác khiến thành tích của đội cũng như tinh thần mọi người đều giảm sút rõ rệt.
Sau nhiều năm, cuối cùng Takeshi cũng trở lại nhưng với vai trò huần luyện viên với mong muốn đưa đội bóng lấy lại thời kì huy hoàng trong quá khứ nhưng có rất nhiều khó khăn trước mắt cần phải vượt qua…
DAYS
Nội dung phim xoay quanh hai chàng trai tên là Tsukushi và Jin. Trong khi Jin được xem là một thiên tài bóng đá thì Tsukushi là một cậu bé không có tài năng gì đặc biệt. Bất ngờ vào một đêm mưa bão, Tsukushi gặp Jin và họ bị lôi kéo vào thế giới của bóng đá….
Area no Kishi
Aizawa Kakeru là em trai của Aizawa Suguru - đội trưởng đội bóng đá trường Kamakura . Nếu như người anh có năng khiếu bẩm sinh về bộ môn bóng đá và là cầu thủ đại diện cho U-15 Nhật Bản, thì người em lại chơi bóng đá rất tệ, đó là lí do tại sao Kakeru lại được đặt cho biệt danh là Mr.No Goal. Thế nhưng, số phận của Kakeru đã hoàn toàn thay đổi sau một tai nạn bất ngờ xảy ra.
Nếu 5 bộ anime này vẫn chưa “đủ nhiệt” khiến người xem “đã con mắt, rộn ràng con tim” thì vẫn còn rất nhiều bộ phim hoạt hình khác cũng về đề tài đá bóng để mọi người thưởng thức đấy. Ví dụ như: Offside, Whistle, Moero! Top Striker, Hungry Heart: Wild Striker, Ginga e Kickoff, Angel Cup, Be Blues! Ao ni Nare, Shinju no Kusari (Chain of Pearls), Uwasa no Midori-kun!!,… Cứ từ từ mà cày nhé.
Theo GameK
" alt=""/>Gợi ý 5 bộ phim hoạt hình cực hay về bóng đá cho fan anime xem thời điểm này