 là một trong 22 thành viên may mắn sống sót trong vụ chìm tàu ở Hội An chiều ngày 26/2. Huy và em trai của mình là Nguyễn Huy Vũ (SN 2011) trở về nhà (ở thôn Đoài, xã Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội) trong tình trạng sức khỏe ổn định, lúc 9 giờ sáng ngày 27/2. </p><p>Nhưng cùng chuyến tàu đó, bố mẹ của Huy là anh Nguyễn Xuân H. (SN 1980) và chị Ngô Thị N. (SN 1988) cùng em gái Nguyễn Mai A. (SN 2019, hiện đang mất tích) đã bị sóng biển cướp đi sinh mạng.</p><table class=)
 |
Huy không thể ngờ chuyến đi đó lại trở thành định mệnh của cuộc đời. (Ảnh: Toàn Vũ). |
Cả ngày nay, Huy đi lại lầm lũi trong phòng không nói với ai câu gì. Cứ mỗi lần Huy nhìn thấy ba bức di ảnh của bố mẹ và em gái mình trên bàn thờ là một lần Huy bật khóc. Đến giờ phút này, cậu bé 16 tuổi vẫn không hiểu được chuyện gì đã xảy ra khi chuyến đi gia đình 5 người, nay chỉ có hai người trở về.
Đằng sau lớp khẩu trang đã che nửa khuôn mặt, Huy cố nói chậm để giọng mình nghe không mếu máo nhưng đôi mắt đỏ hoe của em không thể nào giấu được nỗi buồn. Huy bảo: "Chỉ một đợt sóng đi qua mà tỉnh dậy thấy không còn ai bên cạnh mình".
Theo lời kể của em, chuyến ca nô di chuyển từ Cù Lao Chàm đến Cửa Đại (Hội An, Đà Nẵng) kéo dài gần 30 phút, trong lúc ca nô chạy trên biển, mọi người vẫn rôm rả trò chuyện với nhau và còn gọi điện video về khoe với ông bà ở nhà.
 |
Không khí tang thương bao trùm gia đình các nạn nhân. (Ảnh: Toàn Vũ). |
Lúc chỉ còn khoảng 5 phút nữa ca nô sẽ cập bến, bất ngờ có một cơn sóng ập đến, sóng đập vào mạn thuyền khiến cả chiếc ca nô lật úp, lúc đó Huy đang ngồi cạnh em trai mình bất ngờ không kịp trở tay. Mọi thứ diễn ra quá nhanh chỉ trong khoảng 10 giây.
Khi bị lật xuống biển, Huy gần như không nghĩ được gì mà chỉ vùng vẫy theo bản năng của người biết bơi. Sau khoảng 1 tiếng dưới biển, Huy được cứu lên bờ và ngất lịm đi.
Nhưng khoảnh khắc hoảng sợ nhất không phải là lúc chiếc ca nô bị lật mà là lúc Huy tỉnh dậy trên giường bệnh và nhận tin bố mẹ và em gái đã tử nạn.
"Em không biết chuyện gì đã xảy ra, không giải thích được vì sao bố mẹ và em gái mình lại mất, chỉ sau 10 giây em không còn một ai cả." - Huy bật khóc thành tiếng.
Hiện tại, Huy và em trai đang ở nhà ông bà nội trong tình trạng sức khỏe bình thường nhưng tâm lý vẫn còn nhiều bất ổn, chưa thể vượt qua được cú sốc mất người thân. Gia đình không dám để hai anh em Huy nhìn thấy di ảnh ở phòng khách.
"Nó khóc quằn quại cả buổi sáng nay từ lúc vừa mới về nhà đã khóc, không ăn gì, ai hỏi cũng không nói gì, mãi đến chiều tối mới đi lại được. Cháu Huy rất nghe lời và bện bố mẹ, không biết đến khi nào mới có thể nguôi ngoai được" - Chị Ngô Hiền, người thân trong gia đình cho biết.
 |
Bên ngoài cổng gia đình nạn nhân, hàng xóm, người thân tập trung đến chia buồn. (Ảnh: Toàn Vũ). |
Bên ngoài cổng, ông nội Huy vững vàng hơn khi có thể bình tĩnh lo toan công việc gia đình, nhưng đôi mắt cũng đã đỏ hoe và sưng húp. Chia sẻ với phóng viên, ông C. cho biết, mấy anh em trong gia đình rủ nhau mua vé đi chơi lâu rồi nhưng do dịch bệnh Covid-19 nên hoãn tới giờ mới đi được.
"Năm nay có đợt đi nên kéo nhau đi, ban đầu bảo đi Đà Nẵng nhưng không biết thế nào lại đi Hội An. Chúng nó đi từ hôm thứ 5, đáng lẽ bình thường là chiều nay về đây. Gia đình tôi có 2 vợ chồng con trai với đứa cháu chưa được 3 tuổi đi hết rồi", ông C. đau đớn nói.
Theo ông C. trong lúc đang di chuyển trên ca nô, con dâu ông vẫn gọi điện về để bà nội nói chuyện với các cháu và khoe ông bà cảnh trong đó đẹp lắm. Bà vẫn còn mải miết xem ảnh các cháu, ông C. nhận tin từ chiều 26/2 nhưng mãi đến sáng hôm sau mới dám nói cho bà biết.
Bà khóc đến xé lòng rồi được người thân, hàng xóm dìu lên phòng. Đi tới đâu là khóc tới đấy, bà nói nhìn đâu cũng thấy hình bóng con cháu mình.
Hiện tại, cả gia đình ông C. vẫn từng giây, từng phút ngóng tin về cháu gái 2 tuổi vẫn đang mất tích trên biển. Qua đêm nay, thi thể của con trai con dâu ông sẽ được gửi về trước, dự kiến khoảng 9 - 11 giờ ngày 28/9 sẽ về tới nhà ở Đông Anh, Hà Nội.
Ông C. đưa mắt vào trong buồng nhìn đứa cháu trai ngồi thẫn thờ mà thấy lòng như thắt lại: "Từ nay Huy sẽ phải cố gắng thêm nhiều phần và phải sống thay cho phần đời của bố mẹ và em gái mình."
Như Dân trí đã thông tin, khoảng 13h chiều 26/2, một chiếc ca nô mang tên Phương Đông (chưa rõ số hiệu, người điều khiển) chở khoảng 39 người, trong đó có 36 hành khách, từ đảo Cù Lao Chàm về đất liền thuộc TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Khi vào gần đến bờ thuộc khu vực biển Cửa Đại, chiếc ca nô bất ngờ lật úp khiến toàn bộ hành khách rơi xuống biển. Ngay sau đó, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đã khẩn trương triển khai công tác tìm kiếm nạn nhân.
Tuy nhiên, đến tối 26/2, tất cả các phương tiện đã ngừng tìm kiếm nạn nhân mất tích vì trời quá tối và lạnh, khu vực ca nô gặp nạn thời tiết xấu, sóng to, gió lớn.
Hậu quả, đã có 13 nạn nhân tử vong, 4 người mất tích trong vụ việc này. Trong đó tại xã Nam Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội) có 6 người tử vong, 2 người mất tích.
Ông Nguyễn Tiến Dương - Chủ tịch UBND xã Nam Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, những người gặp nạn đều thuộc 3 gia đình có quan hệ thông gia với nhau. Những gia đình này đang tổ chức chuyến đi du lịch vào Hội An thì gặp nạn. Đoàn có 14 người đi thì 6 người thoát nạn, 6 người tử vong; hiện còn 2 cháu nhỏ vẫn đang mất tích.
UBND huyện Đông Anh đã quyết định hỗ trợ gia đình các nạn nhân, phối hợp với gia đình lo công tác hậu sự. Ngoài ra, UBND xã Nam Hồng hỗ trợ gia đình các nạn nhân tử vong mỗi người 5 triệu đồng.
Theo Dân trí

Clip vụ chìm ca nô 13 người tử vong, 4 người còn mất tích ở Quảng Nam
Lực lượng cứu hộ cứu nạn đã vớt được 35 người, trong đó có 13 người tử vong, cứu được 22 người, hiện đang tiếp tục tìm kiếm 4 người còn mất tích.
" alt=""/>Lời kể đẫm nước mắt của cậu bé được cứu sống trong vụ chìm ca nô ở Hội An
Đã bao giờ bạn nghe thấy con dâu phàn nàn về mẹ chồng? Có thểbạn sẽ cần biết đến 7 điều căn bản sau:1, " Con nên làm cái này/ con cần phải làm cái kia"
Con dâu bạn đã trưởng thành, nghĩa là cô ấy có thể tự xử lýcác vấn đề cá nhân. Trừ khi con dâu bạn cần lời khuyên bảo hay sự giúp đỡ, hãynói với con dâu là "con hãy làm theo cách mà con con cảm thấy tốt nhất" chứ đừngáp đặt theo kiểu :"con nên làm theo cách này/ con phải làm theo cách kia thì mớiđúng"
 |
Ảnh minh họa |
2, "Con đừng để cháu làm vậy"
Hãy nhớ rằng, cháu là con của mẹ nó, chứ không phải là conbạn. Cách đứa trẻ được nuôi dạy như thế nào là do cha mẹ chúng quyết định, ôngbà không nên can thiệp vào quá trình nuôi dạy nào.
Tuy nhiên, nếu khi bạn cảm thấy cháu mình đang gặp nguy hiểmbởi cách ứng xử, dạy dỗ của bố mẹ chúng, thì cũng nên có quyết định can thiệp
3, "Tại sao con lại làm vậy?"
"Tại sao lại xếp bát đũa như vậy? Trông không gọn gàng"" Saolại để máy giặt ở vị trí kia?"" Sao lại cho cháu ăn thức ăn này?" Những câu hỏi"tại sao" của mẹ chồng thường gây ức chế cho con dâu, bởi chúng đem lại cảm giác"mẹ chồng luôn đúng". Con dâu cũng sẽ có cảm giác bị kiểm soát, ngay cả khi côấy đã sống riêng.
4, "Khi nào thì tôi có cháu đây?"
Việc quyết định khi nào sinh con chỉ nên là vấn đề của riênghai vợ chồng. Khi bạn hỏi và thúc giục chuyện này thì con dâu bạn sẽ cảm thấykhó chịu và có cảm lực. Hãy nhớ rằng, ngay cả khi bạn đã sẵn sàng trông cháunhưng con bạn chưa sẵn sàng làm cha mẹ, thì cũng tuyệt đối tôn trọng điều này.
5, "Con cho cháu ăn đồ ăn nhanh, xúc xích, khoai tây rán...là không tốt cho sức khỏe. Mẹ không bao giờ cho con mẹ ăn những thứ này khichúng còn trẻ"
Cách sống, cách nuôi dậy con cái như thế nào phụ thuộc vàotừng kiểu cha mẹ. Bạn có thể đưa lời khuyên nhưng khi nào con trai/ con dâu bạnthực hiện theo lời khuyên đó lại không phụ thuộc vào bạn.
 |
Ảnh minh họa
|
6," Nhưng con trai mẹ luôn làm như vậy"
Đừng tạo ra trạng thái cạnh tranh giữa mẹ chồng- nàng dâu vớimột người đàn ông. Nếu bạn luôn nói như vậy thì con dâu bạn sẽ tìm cách làmngược lại. Cô ấy không muốn đối xử với chồng như cách mà mẹ chồng đối xử vớichồng cô ấy.
7, "Cháu có thể ngủ đến 9h sáng hoặc đi ngủ muộn nếu ở vớiông bà. Chỉ đôi lúc thôi mà"
Ranh giới và luật lệ được thiết lập đều có lý do của nó, vàmẹ chồng cũng nên tôn trọng những luật lệ mà con dâu và con trai đã đặt ra chocháu mình. Nếu bạn liên tục tìm cách phá những "thiết quân luật" này, có thể condâu bạn sẽ bắt đầu tìm cách giảm thời gian cho cháu được ở với ông bà.
H.H (Theo Asian Parent)
Tin liên quan:
Khách nào đến mua nhà, bố mẹ chồng cũng ra đuổi" alt=""/>7 điều mẹ chồng không bao giờ được nói với nàng dâu