Loại căn hộ diện tích nhỏ từ 25m2 đến 60m2 với giá trị dưới 1 tỷđồng/căn đang là tâm điểm của thị trường bất động sản,ănhộdiệntíchnhỏlênngôlich anh khi giao dịchthời gian qua chủ yếu là phân khúc này.
Loại căn hộ diện tích nhỏ từ 25m2 đến 60m2 với giá trị dưới 1 tỷđồng/căn đang là tâm điểm của thị trường bất động sản,ănhộdiệntíchnhỏlênngôlich anh khi giao dịchthời gian qua chủ yếu là phân khúc này.
Việc sử dụng lợn giúp cải thiện chất lượng đất và đa dạng sinh học. Ngoài ra, cách tiếp cận này phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của dự án, cung cấp giải pháp tự nhiên và thân thiện với môi trường cho việc quản lý thảm thực vật.
Trước đó, SUNY Cortland, một trường đại học tại Mỹ, đã đưa giống lợn nhỏ chăn thả trong trang trại điện mặt trời để thử nghiệm thay thế chiếc máy dọn cỏ chạy bằng xăng.
Kunekune, giống lợn bản địa của New Zealand, có thể dọn cỏ dại mọc um tùm xung quanh các tấm pin mặt trời. Vì tên của chúng có nghĩa là “béo và tròn” trong tiếng địa phương nên các chuyên gia cho rằng, những con lợn này có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Caleb Scott, một nhà cung cấp lợn, cho biết công ty của ông là một trong những đơn vị đầu tiên chăn thả cừu thương mại tại trang trại năng lượng mặt trời. Tương tự, đây sẽ là đàn lợn chăn thả trong trang trại năng lượng mặt trời đầu tiên.
Giống lợn Kunekune phù hợp với các trang trại năng lượng mặt trời. Theo Scott, gia súc lớn thì quá to, dê nhai dây điện và leo trèo khó kiểm soát. Các giống lợn khác lại phá hoại, đào bới đất.
Hệ thống năng lượng mặt trời của SUNY Cortland sử dụng 2.443 tấm pin để sản xuất 1.118 kW điện, khuôn viên trường sử dụng 100% điện tái tạo.
(Theo Swine)
" alt=""/>Thả lợn vào trang trại điện mặt trời để dọn cỏTheo thông tin từ Bộ Giáo dục Trung Quốc, giai đoạn từ 2015- 2022, số lượng thí sinh đăng ký thi tuyển sinh sau đại học trên toàn quốc có mức tăng trưởng cao ổn định, tăng bình quân 15,8% mỗi năm.
Năm 2023, số người nộp đơn đạt 4,74 triệu. Mặc dù có giảm nhẹ xuống còn 4,38 triệu vào năm 2024, đánh dấu mức giảm đầu tiên sau 8 năm, nhưng kỳ thi tuyển sinh sau đại học vẫn là một lựa chọn quan trọng đối với sinh viên mới tốt nghiệp, chiếm một phần lớn trong số hơn 10 triệu người tốt nghiệp từ các trường cao đẳng, đại học.
Việc chuyển từ trạng thái “tự chọn” sang “cần thiết” và “bắt buộc” để có thể tìm được việc đã biến kỳ thi tuyển sinh sau đại học thành “nỗi ám ảnh lần thứ hai” trong cuộc đời sinh viên, sau kỳ thi Cao khảo.
Sự thay đổi này không chỉ nêu bật thách thức ngày càng tăng trong việc đảm bảo cơ hội và tiêu chuẩn tuyển dụng cao hơn mà còn nhấn mạnh những lo lắng về học tập và việc làm mà sinh viên đại học Trung Quốc phải trải qua.
Nhiều sinh viên năm nhất từng đặt mục tiêu là "hoàn thành việc học và tìm việc làm" nhưng đã phải hướng đến tấm bằng thạc sĩ bởi đây là “yêu cầu thiết yếu” để đảm bảo có được một công việc tốt trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu giáo dục nhận định, hệ thống thi tuyển, mặc dù có những hạn chế, nhưng được nhiều người coi là cách công bằng và chính đáng nhất để tuyển chọn nhân tài và thúc đẩy sự dịch chuyển giai cấp trong xã hội. Dù là thi đại học, thi cao học hay kỳ thi công chức đều là “bàn đạp” để nhiều cá nhân bình thường thay đổi số phận.
Tuy nhiên, xu hướng dồn tất cả mọi người vào cùng một đường đua và tâm lý “có bằng thạc sĩ mới kiếm được việc” báo hiệu nguy cơ đi chệch khỏi mục đích ban đầu của giáo dục sau đại học.
Giáo dục cao học nhằm mục đích bồi dưỡng nâng cao các cá nhân có khả năng nghiên cứu và đổi mới trong khi mục đích cuối cùng của không ít sinh viên hiện nay chỉ là tấm bằng.
Tỷ lệ trầm cảm, nhập viện gia tăng
Việc tập trung quá độ vào trình độ học vấn đã làm nảy sinh "nỗi ám ảnh về học tập", nuôi dưỡng sự lo lắng, bối rối và tâm lý bầy đàn với người trẻ Trung Quốc. Nỗi sợ “hàng nghìn quân qua cầu một ván” đã ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các em.
Các báo cáo chỉ ra rằng quá trình chuẩn bị cho các kỳ thi cao học là một thử thách lớn đối với sức khỏe của giới trẻ quốc gia tỷ dân. Một cuộc khảo sát về tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên đại học cho thấy những người dự định học cao học có mức độ lo lắng cao hơn so với những người cùng lứa tuổi.
Trầm cảm ở sinh viên đại học cũng được báo cáo, do các yếu tố như chế độ học tập và nghỉ ngơi quá sức cũng như lo lắng quá mức về trình độ học vấn và việc làm.
Năm 2023, hãng truyền thông Muzhi Videos đưa tin, một nữ sinh từ thành phố Thái Châu, Chiết Giang, Trung Quốc đã ngất xỉu sau khi biết điểm số bản thân đã đạt được trong kỳ thi tuyển sinh sau đại học (429/500 điểm).
“Con gái tôi đã thuê trọ một mình để học ở Vân Nam và đã không về nhà trong suốt một năm trời để chuẩn bị cho kỳ thi khốc liệt này", mẹ cô gái chia sẻ.
Nữ sinh cũng không sử dụng điện thoại di động trong suốt thời gian dài học tập tại đây. Người mẹ phỏng đoán, sức khỏe của con gái bà không được đảm bảo do ôn thi quá sức và đó rất có thể là nguyên nhân khiến cô bị ngất.
Dù điều trị trong bệnh viện nhưng nữ sinh này vẫn học ngày học đêm cho buổi phỏng vấn tiếp theo mặc cho mọi người can ngăn.
Được biết, có 2 cách để các trường đại học Trung Quốc tuyển sinh cao học. Một là trực tiếp lựa chọn những học sinh ưu tú từ các trường được xếp hạng top đầu trong nước. Cách thứ hai phổ biến hơn là tổ chức kỳ thi tuyển sinh sau đại học.
Để vượt qua kỳ thi này, sinh viên Trung Quốc phải làm bài kiểm tra viết với tổng số điểm là 500 vào cuối tháng 12 hàng năm. Nếu đủ điều kiện, các em sẽ phải tiếp tục tham gia vòng phỏng vấn vào tháng 3 năm sau trước khi bắt đầu quá trình học cao học.
Tử Huy