Ra mắt chính thức vào tháng 6/2016, Fastsell được cộng đồng đón nhận với hơn 20.000 lượt tải ứng dụng từ Appstore và Playstore. Ứng dụng này ghi nhận sự hài lòng của khách hàng bằng trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, gắn kết người mua và người bán trong phạm vi gần và đánh giá uy tín sau mỗi giao dịch. Theo kế hoạch, ứng dụng sẽ được hoàn thiện và bổ sung các tính năng mới.
Ông Nguyễn Hoàng Anh, sáng lập viên/ CEO của Fastsell chia sẻ: “Mua bán và sáp nhập thường diễn ra khi một công ty to muốn thâu tóm một công ty khác. Đây là câu chuyện hi hữu trong các startup Việt, các nhà sáng lập tìm đến nhau, khi tương đồng ý tưởng và thống nhất hợp nhất để tồn tại và phát triển. Fastsell có một cơ hội lớn khi kế thừa toàn bộ cơ sở dữ liệu người dùng chất lượng được xây dựng từ năm 2010, như vậy sẽ bứt tốc nhanh và hiệu quả hơn.
" alt=""/>Fastsell và Cần Bán Nhanh sáp nhậpTheo thông tin từ Bộ Công Thương, ngày 10/3/2016, Cục Thương mại điện tử và CNTT thuộc Bộ Công Thương đã có khuyến cáo về việc giao dịch “tiền ảo” trên các website thương mại điện tử.
Cục Thương mại điện tử và CNTT cho biết, gần đây, một số website, diễn đàn và mạng xã hội phổ biến nhiều thông tin về các loại “tiền ảo” như Swisscoin, Bitcoin, Onecoin, Gem coin, IL coin… với nhiều lời chào mời các nhà đầu tư tham gia mạng lưới “tiền ảo” để thu lãi “khủng”.
Tuy nhiên, ngày 27/2/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có thông báo khẳng định Bitcoin và các loại “tiền ảo” tương tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc sở hữu, mua bán, sử dụng “tiền ảo” như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và CNTT cũng đã khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên thực hiện các giao dịch liên quan đến các loại “tiền ảo” này.
" alt=""/>Lừa đảo bằng tiền ảo: Hồi chuông cảnh tình cho người dùng ViệtTheo ước tính của các chuyên gia phân tích Bloomberg, "đại gia" công nghệ Hàn Quốc có thể phải chi tới 1 tỉ USD để thu hồi và thay thế toàn bộ 2,5 triệu chiếc Galaxy Note 7 đã xuất xưởng trong vòng 2 tuần vừa qua, kể từ khi chính thức mở bán mẫu flagship này ra thị trường. 1/24 số điện thoại Galaxy Note 7 có thể đang mang một bộ pin lỗi, dễ gây cháy hoặc phát nổ trong khi sạc.
Vì sự cố nói trên, Samsung nhiều khả năng sẽ phải gánh mức tổn thất tài chính tương đương gần 5% của 20,6 tỉ USD lợi nhuận ròng dự kiến cho năm 2016. Một phần pin sạc lỗi được cho là do Samsung SDI, một công ty thuộc tập đoàn Samsung, cung cấp tới 70% pin cho công ty Samsung Điện tử, chế tạo. Hiện Samsung SDI đã bị ngưng đơn đặt hàng pin sạc cho Galaxy Note 7.
Giới quan sát nhận đinh, việc phải thu hồi và thay thế các smartphone đời mới nhất cho khách hàng đã khiến Samsung mất lợi thế về thời gian khi cho ra mắt Galaxy Note 7 trước iPhone 7.
Mặc dù Galaxy Note 7 giành được nhiều bình luận đánh giá cao và hưởng lợi từ chiến dịch marketing hùng hậu của Samsung, nhưng doanh số bán ra ban đầu của máy có được một phần cũng nhờ sự thiếu vắng mẫu iPhone đời mới. Đáng tiếc là, hiện tại, Samsung đã phải ngưng bán ra mẫu phablet này tại 10 thị trường lớn và danh tiếng của Galaxy Note 7 cũng bị tổn hại ít nhiều.
Chuyên gia phân tích Bryan Ma thuộc công ty tư vấn IDC Singapore phỏng đoán, Samsung sẽ bị sụt giảm doanh thu đáng kể trong quý này. Tuy nhiên, ông Ma không tin đây là ảnh hưởng dài hạn nếu công ty tìm được cách khắc phục sự cố nhanh chóng. Cho tới hiện tại, Samsung đã phản ứng tương đối nhanh bằng quyết định thu hồi sản phẩm, dù sự cố pin lỗi gây cháy, nổ ở Galaxy Note 7 chắc chắn làm tổn hại đến hình ảnh thương hiệu và tình hình tài chính của công ty.
Tuấn Anh(Theo Phonearena)
" alt=""/>Samsung tốn 1 tỉ USD để thu hồi Galaxy Note 7