Xem video: Đội phát cơm di động hỗ trợ người nghèo chống dịchĐội phát cơm, thực phẩm di động
10h trưa, trời nắng chói chang, anh Trang Thanh Hải (40 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) điều khiển chiếc xe có gắn thùng chứa thực phẩm phía sau vào căn nhà số 10B (đường số 2, phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM).
Anh Hải vừa tình nguyện tham gia đội phát cơm di động do anh Nguyễn Tuấn Khởi, một giám đốc đam mê công tác thiện nguyện thành lập, để đưa thực phẩm đến cho người nghèo miễn phí.
 |
Mỗi ngày, bếp cơm yêu thương nấu hơn 1.500 phần cơm để chờ đội phát cơm di động đến chở đi phát cho người nghèo. |
Mỗi ngày, anh đều đến địa điểm trên nhận các phần cơm, thực phẩm rồi rong ruổi trên khắp các tuyến đường để phát tặng người nghèo.
Trước đây, anh Khởi thành lập mô hình tủ lạnh cộng đồng để tặng thực phẩm cho người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, khi khu vực đặt tủ lạnh có ca nhiễm Covid-19, anh quyết định thành lập đội xe phát cơm di động.
 |
10h mỗi sáng, đội phát cơm di động tập hợp, chở cơm đi khắp các ngả đường tặng người cần. |
“So với mô hình trước, đội cơm phát cơm di động sẽ đảm bảo công tác phòng dịch hơn vì người dân sẽ không tập trung một chỗ để nhận quà. Hơn thế, khi các tình nguyện viên chở cơm, thực phẩm đến tận tay cho người cần cũng sẽ hạn chế được tình trạng một người nhận cơm, quà nhiều lần”, anh Khởi nói.
Ngay khi hoàn tất ý tưởng và ra lời tuyển tình nguyện viên, anh Khởi đã nhận được rất nhiều lời đề nghị gia nhập đội phát cơm di động. Đến nay, đội đã có hơn 10 tình nguyện viên.
Mỗi ngày, khoảng 9h sáng, bếp cơm yêu thương tại số 10B (đường số 2, phường Hiệp Bình Chánh) của anh Khởi sẽ tổ chức nấu các phần cơm. 10h cùng ngày, các phần cơm đã được mọi người đóng gói cẩn thận, đợi đội xe đến nhận để chở đi phát.
 |
Anh Hải đóng thùng chứa thực phẩm, chuẩn bị đi phát cơm. |
Anh Khởi cho biết, mỗi ngày, bếp yêu thương chuẩn bị khoảng 1500 phần cơm và đều được đội phát cơm di động chở đi phát tặng người nghèo. Anh nói: “Hoạt động này đã diễn ra từ ngày 30/6 với khoảng 10 tình nguyện viên luân phiên nhau nhận nhiệm vụ giao cơm”.
“Mọi người đều có nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có anh từng là giám đốc, có người đang chạy xem ôm, làm bảo vệ… Dịch bệnh, mọi người dù đang thất nghiệp nhưng vẫn tham gia, chở cơm đi tặng người nghèo”, anh Khởi nói và nhanh tay xếp những hộp cơm vào thùng chứa phía sau chiếc xe tay gas của anh Hải.
Chất đầy khoảng 50 phần cơm vào thùng, dù lưng đẫm mồ hôi, anh Hải vẫn tươi cười, kiểm tra lại xe, chuẩn bị cho một chuyến phát cơm trên các cung đường của quận Gò Vấp. Cùng lúc đó, các thành viên khác của đội cũng có mặt, tất tả chất cơm vào thùng.
 |
Lên đường... |
Ai cũng cố gắng nhanh tay xếp các phần cơm để được đi phát cơm nhanh hơn. Họ lo nếu đi quá trễ, người nghèo sẽ không kịp nhận các phần cơm, canh, trái cây còn nóng, ấm.
Anh giám đốc, bác xe ôm đi phát cơm từ thiện
Đeo thêm một lớp khẩu trang, anh Hải chia sẻ, anh vốn là giám đốc một doanh nghiệp có trụ sở tại quận Gò Vấp. Tuy nhiên, khi dịch bùng phát, công việc làm ăn ngưng trệ, anh chuyển sang kinh doanh tự do.
“Trước đây, tôi vẫn thường xuyên làm từ thiện. Khi biết tin anh Khởi cần tình nguyện viên chở cơm đi phát tặng người nghèo, tôi xin tham gia. Tôi chở cơm vào các hẻm nhỏ, tuyến đường thường có người bán vé số, ve chai, xe ôm… ở quận Gò Vấp”, anh Hải nói.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Tâm (50 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) lại cho biết, anh sẽ chở cơm đến phát tại quận Bình Thạnh. Anh Tâm vốn chạy xe ôm mưu sinh. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, anh gần như không có khách, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
 |
Gửi tặng cơm cho người cần. |
“Ế ẩm quá, tôi đến chỗ anh Khởi xin cơm từ thiện rồi tình cờ biết anh ấy cần tình nguyện viên chở cơm đi phát. Sẵn nghề chạy xe ôm, tôi xin tham gia và được nhận luôn. Những tưởng chỉ được góp chút sức giúp người khó khăn hơn, ai ngờ tôi còn được anh Khởi tặng quà, gửi tiền xăng”, anh Tâm nói.
Anh Khởi cho biết, dù có nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng các thành viên đội xe phát cơm di động hoạt động rất năng nổ, nhiệt tình và không cần bất cứ khoản hỗ trợ nào. Tuy nhiên, anh vẫn hỗ trợ chi phí xăng xe, tặng quà và bồi dưỡng thêm khoảng 300.000 đồng/tuần/người.
Sau ít phút sắp xếp các phần cơm, túi thực phẩm vào thùng, đội xe lần lượt nổ máy, rời bếp cơm yêu thương, tỏa đi các hướng để giao cơm miễn phí cho người cần.
 |
Ngoài cơm, đội còn tặng các phần thực phẩm. |
Trên đường đi, mọi người điều khiển xe sát lề đường, chú ý quan sát, tìm người bán vé số, vô gia cư... Càng về trưa, trời càng nắng.
Sức nóng khiến chiếc áo khoác anh Hải đang mặc như ướt sũng mồ hôi. Di chuyển được ít phút, anh phát hiện chị Nguyễn Thị Mai (40 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa) đang đội nắng nhặt ve chai.
Anh dừng xe, mở thùng chứa cơm, lấy phần quà gồm trứng gà, mì tôm, xúc xích, bột nêm… đến gửi cho chị. Bất ngờ được nhận quà từ người lạ, chị Mai có phần bỡ ngỡ.
Chị ngơ ngác một hồi lâu và chỉ mỉm cười, nói lời cám ơn khi nhìn thấy dòng chữ “Cơm di động miễn phí” in trên chiếc thùng màu xanh đặt phía sau yên xe máy của anh Hải.
Cũng như anh Hải, những thành viên khác của đội phát cơm di động đều rong ruổi trên các tuyến đường tặng cơm, thực phẩm cho người nghèo. Họ quên đi cái đói, cái nắng như đổ lửa của đường phố Sài thành đi đưa cơm để nhận về lời cám ơn từ những người xa lạ.
Bài, ảnh, clip: Nguyễn Sơn

Việt kiều gửi gạo, nấu cơm từ thiện cùng người nghèo chống dịch
Nhận gạo, kinh phí từ những kiều bào ở nước ngoài, nhóm người thất nghiệp vì dịch Covid-19 cùng nhau mở bếp cơm từ thiện, nấu và phát cơm miễn phí cho người nghèo chống dịch.
" alt=""/>Đội xung kích đặc biệt: Giám đốc, xe ôm 'đua' nhau chuyển cơm phát thịt
Điều quan trọng nhất với anh là đồng nghiệp, người thân và những người khuyết tật được thụ hưởng biết anh đang làm gì.Đi để hiểu hơn về người khiếm thị
Do ảnh hưởng của Covid-19 nên kế hoạch đạp xe xuyên Việt của anh Đặng Thế Lâm, 36 tuổi - người sáng lập tổ chức hỗ trợ cộng đồng người khiếm thị Việt Nam và những người bạn (VAF) - bị trì hoãn từ sau Tết âm lịch cho đến giữa tháng 3 năm nay.
Ngày 15/3, với chiếc xe đạp đã được trang bị đầy đủ, anh Lâm bắt đầu hành trình xuyên Việt từ địa đầu tổ quốc Hà Giang. Anh chạm đích tại Cà Mau vào ngày 11/5 và trở lại Hà Nội vào ngày 15/5 sau đúng 60 ngày.
Anh Lâm chia sẻ: “Thời điểm tôi thực hiện hành trình thì dịch bệnh lắng xuống. Sau khi hoàn thành hành trình cũng là lúc dịch bệnh bắt đầu bùng phát trở lại”.
Là một người yêu thích bộ môn đạp xe, anh Lâm đã sử dụng chính sở thích của mình để thực hiện mục đích gây quỹ 200 triệu đồng cho dự án Thư viện sách nói miễn phí cho người khiếm thị trên điện thoại thông minh.
 |
Anh Đặng Thế Lâm bắt đầu hành trình tại Hà Giang và kết thúc ở Cà Mau. Ảnh: NVCC |
Sau 11 năm đồng hành cùng người khiếm thị, anh nhận ra rằng cơ hội giáo dục chính là khoảng cách lớn nhất giữa người khiếm thị và người bình thường. Thư viện sách nói ra đời một phần với mong muốn được thu hẹp khoảng cách đó.
Trong hành trình 60 ngày, anh Lâm đã dành thời gian ghé thăm Hội người khiếm thị ở các tỉnh mình đi qua để trò chuyện, tìm hiểu thêm về cuộc sống, những khó khăn của người khiếm thị.
‘Điều khó khăn nhất với người khiếm thị tại các tỉnh mà tôi đi qua vẫn là khó khăn để tiếp cận với giáo dục và cơ hội việc làm để có thể dần dần độc lập về tài chính, đỡ phụ thuộc hay là gánh nặng cho những người thân. Người khiếm thị trong độ tuổi lao động thì phải mưu sinh xa nhà tại các trung tâm thành thị hay thành phố lớn để kiếm thêm thu nhập.
Còn một nhóm đối tượng gặp vô cùng khó khăn là những người khiếm thị lớn tuổi. Họ không được tiếp cận với giáo dục, phục hồi chức năng khi họ còn trẻ, về già lại thiếu thốn về các đời sống tinh thần”.
Giải thích về việc chọn hoạt động đạp xe xuyên Việt để gây quỹ, anh Lâm cho biết, mục đích chính của hành trình là tìm hiểu về cuộc sống của người khiếm thị tại những nơi mà anh đi qua. Phần khác, đây cũng là cơ hội để anh khám phá đất nước, gặp gỡ mọi người trên đường đi. Còn việc gây quỹ hoàn toàn được anh thực hiện trên mạng xã hội Facebook.
“Tôi chia sẻ mục đích của hành trình, nhật ký hành trình với mọi người thông qua kênh này. Đầu tiên chỉ những người bạn biết đến, dần dần là những người bạn của bạn, sau đó là những người mà tôi chưa từng gặp mặt. Tôi hoàn toàn không gây quỹ trên đường.
Tôi đã vượt mục tiêu gây quỹ trong 55 ngày với số tiền hơn 206 triệu. Số tiền này sẽ giúp VAF duy trì được nền tảng ứng dụng, máy chủ trong vòng 2 năm và giúp chúng tôi sản xuất được 100 cuốn sách nói”.
Hành trình cảm nhận sự tử tế
 |
Anh Lâm dành thời gian ghé thăm những người khiếm thị trên đường đi. Ảnh: NVCC |
Anh Lâm là một người thích đạp xe, chạy bộ và sử dụng xe đạp như một phương tiện để đi làm hằng ngày. Nhưng để sẵn sàng cho hành trình dài ngày này, anh Lâm cũng phải chuẩn bị thể lực và phương tiện rất kỹ càng.
Anh mang theo dụng cụ sửa xe để tự sửa những hỏng hóc nhỏ. Tính đến thời điểm dừng chân ở TP.HCM, chiếc xe đạp chỉ bị thủng săm 3 lần. Ngoài ra, anh cũng mang đủ dụng cụ cắm trại để có thể hạ lều ở bất cứ địa điểm nào.
“Khó khăn lớn nhất đối với đạp xe đường dài, đặc biệt tôi lại đi một mình là bạn cần chuẩn bị kỹ về thể lực, bởi vì thời tiết thay đổi liên tục theo địa hình từ lạnh trên vùng núi miền Bắc đến nắng nóng gay gắt tại miền Trung. Kỹ năng sửa xe cũng là một yếu tố cần thiết. Và đặc biệt là phải đối mặt với sự cô đơn trong cả hành trình vì không có bạn đạp cùng. Bạn phải tự tìm thấy niềm vui cho chính mình trong cả hành trình” - anh Lâm chia sẻ.
Rất nhiều kỷ niệm đẹp anh đã được trải nghiệm trong suốt 60 ngày từ Hà Giang tới mũi Cà Mau. Nhưng có 2 kỷ niệm đặc biệt nhất mà anh muốn chia sẻ. Đó là sự khó khăn mà ít người biết đến của những người khiếm thị sinh ra và lớn lên ở vùng sâu vùng xa. “Không chỉ là những khó khăn về địa lý, họ còn vấp phải những khó khăn về dân trí, tư tưởng lạc hậu khi cho rằng khiếm thị là do con ma nó làm. Tư tưởng đó khiến họ khó tiếp cận với sự chăm sóc y tế và giáo dục”.
Một kỷ niệm khác lại cho anh cảm nhận rõ ràng hơn bao giờ hết sự ấm áp giữa người với người khi được 2 cậu bé tặng 2 quả dưa hấu giữa cái nắng chang chang của vùng đất Quãng Ngãi.
“Chuyến đi này mang lại cho tôi rất nhiều thứ ngoài ngân sách gây quỹ được. Nó cho tôi thấy sự tử tế của con người dọc đất nước. Đó cũng là một hành trình ‘chậm chạp’ mà không phải lúc nào bạn cũng làm được”.
Thư viện sách nói đã sản xuất được hơn 720 file âm thanh trên ứng dụng Open Road Audiobooks ở hai nền tảng iOS và Android. Người khiếm thị có thể đăng ký sử dụng ứng dụng qua các Hội người mù mà mình sinh hoạt hoặc tự đăng ký trên ứng dụng. Tuy nhiên, với các trường hợp tự đăng ký, người khiếm thị cần cung cấp thông tin để xác minh mình chính là đối tượng thụ hưởng của dự án, ví dụ như giấy xác nhận là người khuyết tật… |
Nguyễn Thảo

Chuyện tình của chàng trai Hà Nội ‘cãi’ gia đình, cưới cô gái khiếm thị
Khi nhận được lời tỏ tình từ một anh chàng điển trai, hiền lành, vì mặc cảm, chị Kim Dung đã tìm cách ‘chạy trốn’.
" alt=""/>Đạp xe xuyên Việt 60 ngày gây quỹ sách nói cho người khiếm thị