Vì quá khổ nên dù mới 62 tuổi nhưng tóc bà Mai Thị Lợi (ở thôn 2 Thanh Lạng, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) đã bạc trắng cả đầu. Chúng tôi đến nhà bà vào buổi trưa nắng gắt, thấy nhà có khách, chưa kịp hỏi gì bà đã khóc tu tu như một đứa trẻ con.
![]() |
Bà Lợi bật khóc trước tình cảnh của mấy mẹ con |
“Sau khi ông nhà đi bộ đội về, vợ chồng tôi cưới rồi lần lượt sinh được 5 người con gồm 2 gái và 3 trai. Năm 1989 ông ấy lâm bệnh rồi qua đời, một mình tôi nuôi các con khôn lớn.
Các con gái thì bình thường và đã có gia đình riêng, còn 3 con trai gồm Mai Văn Kiên (SN 1984), Mai Văn Cường (SN 1986) và Mai Văn Hùng (SN 1988) hiện đang ở với tôi, trong đó có 2 đứa bị bệnh tâm thần và đứa còn lại cũng không được khôn ngoan gì”, vừa kể bà vừa khóc.
Thấy nhà đông người, lại thấy mẹ khóc, anh Kiên đang bị xích ở góc nhà vừa kéo dây xích, vừa cười hềnh hệch man dại, trên người không một mảnh vải che thân.
![]() |
Anh Kiên bị xích đã gần 16 năm nay |
“Trong 3 đứa con trai thì Kiên bị nặng nhất, lúc nhỏ nó rất dại nên chỉ học đến lớp 2 là nghỉ. Càng lớn, bệnh tình càng trở nên trầm trọng, nó không nghe lời ai, toàn đi lang thang khắp nơi, phá phách, hò hét. Thỉnh thoảng còn đánh người nên năm 2003 tôi đành phải xích nó lại.
Bây giờ có xích to còn đỡ, hồi xưa cái dây xích bé tí nên mỗi lần lên cơn nó lại bứt đứt rồi chạy ra ngoài, cả xóm phải hò nhau vây lại bắt nó về giúp tôi chứ không gặp ai nó cũng đánh”, bà kể tiếp.
Trong góc nhà, bà nhờ người quây ít tấm ván lại để nhốt con. Tới bữa ăn chỉ dám đứng xa đưa cơm vào, thích thì anh ăn, không là ném văng tung tóe ra nhà, cái tô đựng cơm cũng móp méo không còn ra hình thù sau những lần bị ném.
Hai cái tô sắt bà đưa cơm đã bị con ném cho móp méo |
“Có lần Kiên túm được tóc tôi, nó giật cho đứt cả nắm, còn giật tay tôi và đánh thâm tím mình mẩy thì xảy ra như cơm bữa”, bà cho biết.
Bị xích 16 năm thì cũng đúng 16 năm nay anh không mặc áo quần, cứ đưa vào là anh xé tan tành. Mùa này còn đỡ, những ngày đông giá rét thấy con ngồi co ro nhưng đưa chăn màn gì vào anh cũng điên cuồng ngồi xé khiến bà đau như cắt từng khúc ruột.
Anh Kiên cũng đi vệ sinh luôn tại chỗ, trước đây bà phải múc nước để dội, nay nhà có bơm nên mỗi ngày bà đều cầm vòi xịt, những lần như thế anh lại múa may hò hét điên dại.
“Tôi đã quá khổ với thằng Kiên thì đến thằng Hùng cũng thế, nó phát bệnh từ lúc 4 tuổi. Cũng nói bậy bạ, đi lang thang khắp nơi, năm 2016 là năm nó bị nặng nhất. Năm đó tôi cũng phải xích nó gần 9 tháng trời”, bà cho hay.
Bà Lợi chỉ dám đứng đưa cơm từ xa vì sợ con đánh |
Sau một thời gian, gia đình đưa được Hùng đi khám và uống thuốc nên tình trạng có đỡ hơn nên được tháo xích ra. Hiện nay anh vẫn duy trì việc uống thuốc mỗi ngày, cứ uống vào lại ngủ li bì nên đỡ phá phách, hò hét.
Còn anh Cường, tình trạng đỡ hơn Kiên và Hùng, cũng có giúp được bà việc đồng áng nhưng thích thì làm, không thích thì thôi và chỉ cần bà nói nặng lời là phật ý, bỏ đi.
Gia đình bà có 1 sào đất ruộng và 2 sào đất hoa màu, tuổi đã cao nhưng bà vẫn cố gắng làm thêm để mẹ con có gạo ăn. Trời nắng nhưng ngày hai buổi, bà cứ quần quật giữa đồng, đêm về lại mất ngủ vì anh Kiên nói lảm nhảm khiến bà muốn kiệt sức.
Ngôi nhà cũ nát của mấy mẹ con bà Lợi |
“Trước đây tôi còn đi bẻ măng về bán, nhưng giờ tuổi cao, lại bị thằng Kiên đánh nhiều lần nên không đi được nữa. Nhiều khi chỉ muốn chết đi, nhưng nhìn lại đám con điên điên dại dại, khóc cười ngây ngô tôi lại không đành lòng”, vừa nói, bà vừa nức nở, trên khuôn mặt già nua, mồ hôi, nước mắt trộn lẫn vào nhau mặn chát.
Mặt trời chiếu ngọ, nắng xuyên qua mái ngói cũ hắt xuống nền nhà nóng rát, chúng tôi chào bà ra về. Vừa bước ra đã nghe tiếng xích va vào nhau loảng xoảng, tiếng anh Hùng ú ớ chào khách trước hiên nhà, ngoài góc sân, mấy bắp ngô khô cong nằm lăn lóc…
Hải Sâm
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: bà Mai Thị Lợi ở thôn 2 Thanh Lạng, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019. 119 (gia đình bà Lợi) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Cậu bé có dáng người mảnh khảnh, miệng cười để lộ má lúm đồng tiền rất duyên. Nhìn bé cười, chúng tôi càng cảm thấy xót xa.
" alt=""/>Mẹ già bật khóc đau đớn vì tự tay xích con 16 nămVideo bàn thắng U19 Việt Nam 1-2 U19 Hàn Quốc:
Ghi bàn: Seyun Choi (31'), Minjae Kwon (42') - Công Đến (90'+2)
Đội hình ra sân:
U19 Việt Nam: Nguyễn Văn Bá, Trần Lâm Hào, Vũ Tiến Long, Nguyễn Duy Triết, Trần Quang Thịnh, Hồ Khắc Lương, Giáp Tuấn Dương, Trần Mạnh Quỳnh, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Văn Tùng, Huỳnh Công Đến
U19 Hàn Quốc: Kim Jeonghoon, Hyun Teak Cho, Sangjun Oh, Youngjun Goh, Jaehwan Hwang, Minjae Kwon, Wonchang Choi, Jinyong Lee, Hyeokkyu Kwon, Yool Heo, Seyun Choi
![]() |
U19 Việt Nam vs U19 Hàn Quốc |
Theo lịch, trận chung kết giải giao hữu GBS Bangkok Cup 2019 giữa U19 Việt Nam và U19 Hàn Quốc sẽ diễn ra vào lúc 19h ngày 12/10.
Nếu giành ngôi vô địch trên đất Thái sẽ là sự chuẩn bị hoàn hảo cho HLV Philippe Troussier và các học trò trước khi bắt đầu vòng loại U19 châu Á vào đầu tháng 11 tới đây.
Ở vòng loại giải U19 châu Á 2020, U19 Việt Nam nằm cùng bảng J với Nhật Bản, Mông Cổ và Guam. Đáng chú ý, tất cả các trận đấu này sẽ cùng khởi tranh tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 6-10/11.
Video highlight U19 Thái Lan 0-1 U19 Việt Nam:
Q.C
" alt=""/>Link xem U19 Việt Nam vs U19 Hàn Quốc, 19h ngày 12/10Thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra trong hai ngày
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; phù hợp với nội dung tinh giản chương trình đã được Bộ GD-ĐT công bố. Đề thi dùng chung cho cả học sinh giáo dục THPT và học viên giáo dục thường xuyên.
Bộ GD-ĐT xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương để tổ chức thi đồng loạt cùng một thời điểm trong cả nước nhằm đảm bảo mặt bằng chất lượng chung trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Về công tác tổ chức thi (coi thi, chấm thi, phúc khảo), Bộ trưởng cho biết các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi ở địa phương mình bảo đảm an toàn, nghiêm túc. Các địa phương thành lập các hội đồng thi để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh của địa phương theo quy định của quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT ban hành.
Hội đồng thi thực hiện các khâu in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định của quy chế thi; mỗi hội đồng thi có các điểm thi được bố trí đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh. Cán bộ tham gia công tác tổ chức thi là cán bộ, giáo viên của địa phương (cán bộ coi thi, giám sát thi sẽ là giáo viên của tỉnh và có sự đổi chéo giáo viên giữa các trường với nhau).
Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được các Sở GD-ĐT dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Học sinh học hết chương trình nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng trường THPT hoặc Giám đốc trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
Học sinh lớp 12 quay trở lại việc học tập tại trường, gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT
Về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, các trường đại học sẽ thực hiện theo tinh thần tự chủ với các phương thức tuyển sinh như sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả học THPT (học bạ), phỏng vấn, kiểm tra... hoặc bổ sung cách đánh giá khác cho phù hợp.
Các trường top đầu, mức độ cạnh tranh cao có thể tổ chức kỳ thi riêng theo quy định của Bộ GD-ĐT để tuyển sinh. Kỳ thi này do các trường tổ chức độc lập hoặc liên kết thành nhóm tuyển sinh. Các trường cũng có thể tổ chức tuyển sinh nhiều đợt trong năm như hiện tại.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định: “Rút ngắn thời gian thi trong 2 ngày với 4 buổi thi sẽ làm cho kỳ thi gọn, nhẹ hơn các năm trước; đề thi sẽ được xây dựng phù hợp với mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và nội dung chương trình tinh giản đã công bố (cả về nội dung, độ khó, thời gian làm bài thi) cũng sẽ giảm bớt áp lực cho học sinh".
Tuy nhiên, phương án này cũng có một số hạn chế như các địa phương phải chủ động tổ chức kỳ thi trong khi thời gian chuẩn bị không nhiều nên có thể phát sinh sai sót, làm ảnh hưởng đến an toàn của kỳ thi. Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường các giải pháp khắc phục hạn chế này.
Ngoài ra, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng có thể bị xáo trộn do nhiều trường chưa đủ thời gian để chuẩn bị đầy đủ cho phương án này. Việc tuyển sinh đầu vào của nhiều trường, ngành đào tạo có thể bị ảnh hưởng với các nguyện vọng ảo; thí sinh các tỉnh có thể phải tập trung về thành phố lớn để dự thi một số trường.
"Căn cứ tình hình kiểm soát dịch bệnh hiện nay và dự báo thời gian tới, trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, hạn chế của phương án, Bộ GD-ĐT sẽ chuẩn bị kỹ để phối hợp với các địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 an toàn, nghiêm túc", Bộ trưởng cho biết.
Thúy Nga
Những lớp không phải cuối cấp có thể để lại một số nội dung dạy học sang đầu năm học mới. Khâu kiểm tra cuối kỳ cũng không nên nặng nề, áp lực.
" alt=""/>Thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra trong hai ngày