Các điện thoại dòng "s" của Apple thường sở hữu thiết kế tương tự phiên bản tiền nhiệm. Tuy nhiên, theo trang tin tức Đức Giga.de, iPhone 7s có thể nhỉnh hơn iPhone 7 đôi chút xét cả về độ dày, chiều rộng và chiều dài.
Mặc dù thay đổi rất nhỏ, nhưng trang Giga phỏng đoán, điều này có thể vì Apple sẽ sử dụng một lớp ốp bằng kính cho các điện thoại dòng 7s. Lớp ốp kính có thể nhằm phục vụ khả năng năng sạc không dây ở điện thoại, một tính năng mong chờ từ lâu, được đồn sẽ xuất hiện ở các mẫu iPhone đời mới.
Các đồn đoán và thông tin rò rỉ gần đây cho biết, iPhone 7s sẽ là lựa chọn rẻ tiền hơn, thay thế cho iPhone 8, mẫu điện thoại flagship dự kiến sẽ sở hữu thiết kế mang tính đột phá cùng vô số tính năng mới hấp dẫn. iPhone 8 được tin sẽ có màn hình OLED gần như không mép viền và các tính năng tăng cường thực tại ảo (AR) tân tiến. Nếu các đặc tính cao cấp dẫn tới giá bán cao ngất ngưởng cũng như sự khan hàng của iPhone 8, bộ đôi iPhone 7s và iPhone 7s Plus sẽ mang tới các mẫu máy nâng cấp với giá "mềm" hơn.
Đây không phải là lần đầu tiên Apple tăng kích cỡ của điện thoại. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa người dùng có thể phải mua ốp điện thoại mới nếu lên đời iPhone.
Theo nguồn tin của Giga.de, có một cách giúp iPhone 7s nhỏ hơn là giảm kích thước phần nhô ra của camera chính ở mặt sau. Thay đổi dù nhỏ (chỉ 1/4mm) nhưng có thể giúp tổng thể máy iPhone 7s trông thanh mảnh và đẹp nuột nà hơn.
Dù vẫn chưa có thông báo chính thức về ngày ra mắt của iPhoen 8, iPhone 7s và iPhone 7s Plus, nhưng Táo khuyết dự kiến sẽ tổ chức buổi lễ giới thiệu các mẫu smartphone mới vào tháng 9 này.
Apple hiện từ chối bình luận về các thông tin trên.
Tuấn Anh (Theo CNET)
" alt=""/>iPhone 7s sẽ dày hơn iPhone 7, so sánh iPhone 7s và iPhone 7Webometrics vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới. Theo đó, thứ hạng của các trường đại học của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể so với 2 đợt xếp hạng gần đây nhất là đợt 1/2017 và đợt 2/2016.
Cụ thể, theo kết quả đánh giá và xếp hạng đợt 2 năm 2017 của Webometrics, Đại học Bách khoa Hà Nộilà trường đại học của Việt Nam có xếp hạng cao nhất, hạng 1.101 thế giới, tăng 663 bậc so với đợt xếp hạng đầu tiên của năm nay và tăng 737 bậc so với bảng xếp hạng đợt 2/2016. Đồng thời, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã vượt qua Đại học Quốc gia Hà Nội để dẫn dầu trong bảng xếp hạng các trường đại học của Việt Nam.
Đặc biệt, trong 4 chỉ số được Webometrics đánh giá tại bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới, chỉ số về mức độ ảnh hưởng (Impact) của Đại học Bách khoa Hà Nội đã tăng lên 2.919 bậc, từ vị trí 3.459 trong đợt 1/2017 lên xếp thứ 540). Chỉ số về kết quả nghiên cứu xuất sắc (Excellence) của Đại học Bách khoa Hà Nội tăng 126 bậc, từ vị trí 1.915 lên thứ 1.789.
Trong khi đó, ở đợt xếp hạng thứ hai của năm 2017 này, Đại học Quốc gia Hà Nội - cơ sở đào tạo đã liên tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng các trường đại học của Việt Nam trong 2 đợt xếp hạng lần 2/2016 và lần 1/2017, đã tụt xuống vị trí thứ 2. Xếp hạng của trường này trên thế giới mặc dù tăng 73 bậc, từ vị trí 1.580 lên 1.507 trong các trường đại học trên thế giới, song mức độ cải thiện này vẫn không đủ để Đại học Quốc gia Hà Nội giữ được vị trí dẫn đầu, tụt xuống vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam.
Kết quả đánh giá và xếp hạng đợt 2/2017 của Webometrics cũng cho hay, trong Top 20 trường đại học hàng đầu Việt Nam, ngoài 2 vị trí đầu tiên thuộc lần lượt thuộc về Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội, một số trường cũng đã có những cải thiện thứ hạng nhất định so với thứ hạng trong 2 đợt xếp hạng trước.
" alt=""/>Lần thứ hai liên tiếp PTIT thăng hạng trong bảng xếp hạng đại học Việt NamKể từ ngày 3/8, khi người dùng Facebook Mỹ lướt qua các liên kết phổ biến – bao gồm cả các liên kết chứa thông tin sai lệch – trên bảng tin, họ sẽ nhìn thấy một loạt bài báo khác có cùng chủ đề phía dưới. Tính năng “tin bài liên quan” này là một phần trong nỗ lực hạn chế thiệt hại từ thông tin sai lệch của Facebook.
Trong vài tháng gần đây, Facebook đã giới thiệu vài tính năng tương tự để hối thúc người dùng suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ một câu chuyện nào đó nhưng không ngăn cản họ chia sẻ. Mạng xã hội cũng kết hợp với các đối tác xác thực nguồn tin khác như Snopes.com để đánh dấu các liên kết dẫn đến bài báo có nội dung sai lệch.
Động thái cho thấy chiến lược của Facebook trong việc hạn chế sự hiện diện của tin giả trên nền tảng của mình mà không cần phải kiểm duyệt, vai trò mà họ không mong muốn. Dù có quy định cấm phát ngôn thù địch và các loại khác, Facebook lại không có chính sách xoay quanh tính chính xác của tin tức.
Năm 2016, công ty của Mark Zuckerberg bị chỉ trích vì không ngăn cản được các tin giả mạo bị phát tán trong suốt cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Sau khi phủ nhận những lời chỉ trích, cuối cùng Zuckerberg phải thừa nhận trách nhiệm của Facebook trong việc này.
Cách tiếp cận của Facebook cũng tương tự của Google. Hãng tìm kiếm Internet lớn nhất thế giới đang hợp tác với các bên thứ ba để xác thực nguồn tin và gần đây cải tiến công cụ tìm kiếm để chặn đứng các website chứa tin giả mạo, lừa đảo… xuất hiện trên kết quả hàng đầu.
" alt=""/>Chống tin giả mạo, Facebook hiển thị tin bài liên quan trên News Feed