Game Vương Quốc Bay được tuyên bố open beta vào 10h10 ngày 4/06/2009 nhưng đã bị dời lại để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ. Khi đó, nhà phát hành game buộc phải “chống chế” bằng bằng cách chuyển game sang giai đoạn close beta 2.
" alt=""/>Vương Quốc Bay cuối cùng thoát xác close betaNgoài những ngày hè nắng nóng đỉnh điểm chồng tôi tắm nước lạnh thì lúc nào anh cũng phải bật nước nóng. Giục đi tắm sớm thì chồng bày ra đủ lý do, nằm ườn nghỉ ngơi ở sofa không chịu đi. Đến giờ đi ngủ chồng lại kêu ngại, lười vì sợ lạnh. Có những hôm chớm thu mà 2-3 ngày chồng không chịu tắm. Mồ hôi dầu tiết ra, gối chăn vài ngày tôi phải giặt một lần.
Bình thường một ngày anh không tắm tôi đã khó chịu mùi mồ hôi đàn ông huống chi vài ngày. Năm ngoái, cũng vì chuyện giục tắm mà chúng tôi cãi nhau to. Chồng tự ái kêu làm vợ mà chê bai chồng bẩn.
“Chồng bẩn” là có thật và tôi cũng chẳng ngại góp ý thẳng. Bình thường nằm ngủ không sao nhưng chồng đâu có nằm im? Tuần hai lần chồng hỏi chuyện “chăn gối”. Nhưng người “bẩn” như thế thì “gối chăn” thế nào? Lần đó tôi tỏ thái độ, vậy là chồng giận gần 2 tháng không động vào vợ. Anh mang cái chăn lông cừu sang phòng bên ngủ riêng. Ban đầu tôi cũng giận lắm, mặc kệ chồng. Nhưng thấy vợ chồng ngủ riêng xa cách quá nên tôi đành phải xuống nước.
Một năm trôi qua, hôm nay trời đột nhiên đổ lạnh, tôi lại nhớ chuyện năm ngoái. Sáng sớm, chồng lôi áo phao, quần nỉ ra mặc như đại hàn. Nhìn cả buổi sáng anh chuẩn bị đồ đạc mà tôi ngán ngẩm. Bằng lòng là lạnh nhưng thân phụ nữ như tôi cũng chỉ mặc một cái áo khoác mỏng bên ngoài. Vậy mà…
Trưa nay, tôi đang làm thì chồng nhắn tin dài vài trăm chữ, truyền “tối hậu thư” cho vợ: “Em ơi, tối nay sinh nhật em nhưng em chịu khó nấu ăn ở nhà nhé. Lạnh thế này, mưa thế này, anh không muốn ra ngoài ăn đâu. Với lại, tối nay đừng đòi quà ‘đặc biệt’ nhé, anh là anh không cởi trần được đâu đấy. Anh chỉ thích cuộn chăn bông ngủ giấc cho khỏe thôi chứ đêm qua anh thức khuya lắm rồi”.
Nghe là tôi biết mùi chồng lại giận chuyện năm ngoái nên muốn “dằn mặt” vợ nhân dịp sinh nhật. Nhưng tôi cũng mặc kệ, không đoái hoài. Tôi thử xem, sinh nhật vợ anh làm được điều gì ý nghĩa?
Y như rằng, tối ăn cơm xong, vợ dọn dẹp, chồng nằm sofa xem tivi. Tôi giục đi tắm để nếu tối có gì thì chồng còn “tặng quà”. Nhưng nhắc được vài câu thì quay ra chồng đã ngủ khì trên sofa. Chẳng là tối nay nhà có món ngon, anh có uống hai lon bia. Sẵn cơn mệt thức khuya đêm hôm trước, hôm nay anh càng có cớ để ngủ sớm. Nhìn cảnh chồng ngáy trên ghế, gọi không chịu vào, tôi tức điên người. Tôi ném cho anh cái chăn bông rồi mấy mẹ con vào ôm nhau ngủ.
Sáng dậy, tôi chẳng nói chẳng rằng, cứ thế đi làm. Lần này, tôi định bụng sẽ giận cả tuần để xem chồng chuộc lỗi bằng cách nào. Nhưng tôi nghi, nếu mùa đông đã đến thì tôi giận cả tuần chứ cả tháng chồng cũng không hề hấn gì. Vì vốn anh sợ lạnh, sợ mùa đông và càng sợ chuyện “chăn gối” những ngày lạnh.
Còn tôi, dù muốn gần gũi chồng nhưng nếu anh cứ lười tắm, hôi hám thì có gạ tôi cũng chẳng… thèm.
Độc giả giấu tên
Theo nội dung văn bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng chỉ đạo, giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh để có phương án giải quyết đảm bảo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Như VietNamNet đã phản ánh, từ đầu năm học đến nay, nhiều trường ở các huyện miền núi Thanh Hóa vẫn chưa bố trí dạy được các môn tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc do thiếu giáo viên.
Nguyên nhân của việc trên, theo các cơ quan chức năng địa phương, là do thực trạng thiếu giáo viên, khó tìm nguồn tuyển và thiếu kinh phí trả thêm giờ…
Yếu tố lịch sử, chính trị
Tiếng Anh bắt đầu có chỗ đứng ở vùng lãnh thổ Palestine trong thời kỳ Ủy trị Anh (1920-1948) khi được sử dụng làm ngôn ngữ hành chính. Sau khi Israel thành lập vào năm 1948 và tiếng Hebrew được khôi phục làm ngôn ngữ chính thức thì tiếng Anh vẫn giữ vai trò quan trọng trong giáo dục, thương mại và ngoại giao.
Sự tiếp xúc sớm này đã tạo nền móng cho tầm ảnh hưởng của tiếng Anh tại Israel. Sự gắn bó chặt chẽ về mặt địa chính trị giữa Israel với các đồng minh chiến lược như Mỹ và Anh khiến tiếng Anh trở thành một công cụ quan trọng, không chỉ trong giao tiếp mà còn trong việc thực hiện chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia.
Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động hợp tác quân sự, đàm phán thương mại và nghiên cứu khoa học. Thành thạo tiếng Anh, do đó, trở thành trụ cột ưu tiên trong chính sách phát triển của Israel.
Chính sách tiếng Anh là ưu tiên cốt lõi
Hệ thống giáo dục Israel coi tiếng Anh là môn học chính và được giảng dạy bắt buộc từ bậc tiểu học (lớp 3) đến trung học phổ thông (lớp 12). Khả năng thông thạo tiếng Anh cũng là điều kiện bắt buộc để học sinh vượt qua kỳ thi Bagrut (tương đương kỳ thi tốt nghiệp phổ thông) và vào đại học.
Bộ Giáo dục Israel cũng thực hiện các cải cách để cải thiện việc giảng dạy tiếng Anh, chuyển từ học thuộc lòng sang phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp (CLT), chú trọng kỹ năng nói, nghe và hiểu.
Tuy nhiên, hiệu quả của các cải cách này không đồng đều, khi các trung tâm đô thị có thành tích tốt hơn so với các khu vực ngoại vi.
Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong các trường đại học ở Israel. Một số chương trình đào tạo sau đại học cũng được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, nhằm thu hút sinh viên quốc tế và thúc đẩy hợp tác toàn cầu.
Năm 2023, Hội đồng Giáo dục Đại học Israel đã quyết định đầu tư 50 triệu NIS (khoảng 335,3 tỷ đồng)/năm trong 5 năm để tăng số lượng sinh viên tham gia các khóa học bằng tiếng Anh trong suốt quá trình học tập, theo tờ Times of Israel. Dự án sẽ bắt đầu năm 2024 tại các trường đại học và cao đẳng học thuật, Haaretzđưa tin.
Với khuôn khổ cải cách này, trong vòng 5 năm tới, các cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ xây dựng phương pháp giảng dạy nhằm đảm bảo sinh viên đạt được các kỹ năng cơ bản về đọc, viết, hiểu và nói tiếng Anh. Các chương trình này sẽ dựa trên Khung Tham chiếu Ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR).
Hội đồng đã thống nhất rằng việc thành thạo các kỹ năng tiếng Anh là cần thiết trong các khóa học học thuật, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên hội nhập vào thị trường lao động.
Tuy nhiên, nỗ lực này đã gặp phải sự phản đối từ Viện Hàn lâm Ngôn ngữ Hebrew khi cơ quan này cảnh báo rằng việc nâng cao kỹ năng tiếng Anh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của tiếng Hebrew.
Phương tiện thúc đẩy "quốc gia khởi nghiệp"
Tinh thần "Quốc gia khởi nghiệp" của Israel đã biến tiếng Anh thành yếu tố thiết yếu cho thành công trong thị trường toàn cầu. Nhiều công ty công nghệ và trung tâm nghiên cứu, phát triển như Intel, Microsoft và Google đã thiết lập hoạt động tại Israel, nơi tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ chính cho tài liệu kỹ thuật, tiếp thị và quan hệ đầu tư.
Sự gắn liền với thị trường quốc tế đảm bảo rằng trình độ tiếng Anh không chỉ là mục tiêu học thuật mà còn là yêu cầu bắt buộc để phát triển kinh tế.
Ngành du lịch sôi động của Israel cũng thúc đẩy trình độ tiếng Anh. Đây là ngành có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, đóng góp 2,8% vào GDP và chiếm 3,5% tổng số việc làm, theoOECD.
Tại các thành phố như Tel Aviv và Jerusalem, tiếng Anh là ngôn ngữ chung thông dụng giữa dân địa phương và người nước ngoài.
Việc sử dụng phổ biến phương tiện truyền thông tiếng Anh, từ chương trình truyền hình, phim ảnh, âm nhạc đến các nền tảng trực tuyến cũng góp phần quan trọng vào việc học tiếng Anh thụ động trong đời sống hàng ngày của người dân Israel.
Sự tiếp xúc này đã nâng cao đáng kể khả năng nghe hiểu và việc học tập ngoài môi trường giáo dục truyền thống.