Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 18-23/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Lễ khai mạc sẽ được tổ chức tối 18/11 trên sân khấu nổi và được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV.
Sự kiện nhằm tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững đất nước; Tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" 2022 sẽ có sự tham gia của khoảng 200 đồng bào, trong đó hơn 100 đồng bào các dân tộc là đại diện các gia đình, người có uy tín, các chức sắc tôn giáo, trí thức, con em của 15 dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng và 90 đồng bào là các cộng đồng tham gia hoạt động sự kiện thuộc dân tộc Chăm Islam (tỉnh An Giang); dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk); dân tộc Gia Rai tỉnh Gia Lai…
Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" sẽ có những hoạt động chính: Tổ chức Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc; giải vô địch anh tài vật dân tộc quốc gia; tái hiện lại những lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc; hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc...
Chia sẻ về liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Dân tộc Nguyễn Thị Hải Nhung cho biết, hoạt động thu hút sự tham gia của đồng bào 22 dân tộc với gần 500 nghệ nhân, diễn viên quần chúng. Để đảm bảo tính chân thực của các trang phục, Bộ VH-TT-DL đã phối hợp với các địa phương để lựa chọn các trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc ở 17 tỉnh, thành phố. Các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số sẽ trực tiếp trình diễn, mỗi địa phương sẽ có từ 30-40 nghệ nhân, diễn viên quần chúng tham gia.
Trong khuôn khổ Tuần đại đoàn kết sẽ diễn ra giải vô địch Anh tài Vật dân tộc quốc gia năm 2022 nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Bên cạnh đó là các hoạt động giới thiệu phong tục tập quán cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ với nhiều lễ hội, di sản văn hóa truyền thống với các điểm nhấn văn hóa là sắc màu văn hóa của cộng đồng các dân tộc, thể hiện sự hội tụ, sức mạnh khối đại đoàn kết, kết tinh trong giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam.
" alt=""/>Tôn vinh, phát huy giá trị di sản 54 dân tộc Việt NamTrong bối cảnh tình hình đại dịch đang diễn biến phức tạp, phong tục đón năm mới của người dân Trung Quốc năm nay sẽ có ít nhiều khác biệt so với thường lệ. Ngoài việc tuân thủ quy tắc 8 người trong các cuộc tụ họp cũng như sử dụng phong bao lì xì điện tử thay vì bao lì xì truyền thống, tất cả người dân đều phải đeo khẩu trang khi đến nhà nhau chúc tết.
Giống như thói quen thăm hỏi ở nhiều quốc gia phương Đông, người Trung Quốc cũng rất hay hỏi thăm người trẻ về tình trạng kết hôn, sinh con. Chính vì thế, năm nay, một số nhà sản xuất khẩu trang đã đưa ra ý tưởng vô cùng độc đáo, đó là thông báo tình trạng của “khổ chủ” ngay trên chiếc khẩu trang mà họ đang đeo.
Được thiết kế dành riêng cho Tết Nguyên đán, những chiếc khẩu trang sẽ được in những dòng chữ như: “Chúc mừng năm mới. Cháu chưa có bạn trai. Cháu cũng không có bạn gái”.
Với những người hay bị hỏi khi nào thì kết hôn, chỉ cần mua chiếc khẩu trang có dòng chữ: “Chúc mừng năm mới. Cháu vẫn chưa muốn kết hôn”.
Với những cặp đôi đã kết hôn mà chưa sinh con, họ có thể chọn chiếc khẩu trang in: “Chúc mừng năm mới. Cháu vẫn chưa muốn có con”.
Ngoài ra, thị trường khẩu trang cũng đưa ra rất nhiều mẫu mã với những ý tưởng độc đáo như khẩu trang thiết kế giống các món ăn vặt, hình mèo thần tài, hoa văn xường xám đỏ… phù hợp với không khí ngày Tết.
Nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu mới đây cho thấy người trẻ Trung Quốc đang kết hôn ngày càng muộn hơn và ngại sinh con do sự thay đổi của văn hoá, xã hội gây ảnh hưởng tới nhận thức của người dân.
Xem thêm video: Người máy Nhật Bản nhắc nhở đeo khẩu trang mùa Covid-19
Đối với nhiều người, “không con cái, không nhẫn cưới” có vẻ như là cách duy nhất để duy trì sự độc lập của họ.
" alt=""/>Khẩu trang ‘chưa muốn lấy chồng’ nở rộ vào dịp Tết