
Ở tuổi 70, ông có thể bị nhầm là một cư dân của viện dưỡng lão này, nhưng thực ra ông Tasaka chưa hề nghĩ đến chuyện nghỉ hưu sớm thế. Thay vào đó, ông đang làm công việc thứ hai trong cuộc đời mình sau nghề làm đậu phụ thời trẻ, đó là nhân viên chăm sóc người già ở viện dưỡng lão Cross Hearts của Tokyo.
“Tôi luôn thích công việc chăm sóc, trong khi những người già ở Nhật Bản thì không được chăm sóc nhiều. Vì thế, tôi thực sự biết ơn khi nhận được cơ hội này” - ông Tasaka chia sẻ với CNN.
“Tôi cũng già nên tôi có thể hiểu những gì họ phải trải qua. Tôi thực sự cảm thấy giống như mình đang giao lưu với các cư dân ở đây, chứ không phải đang chăm sóc họ”.
Một quốc gia “siêu già”
Với tỷ lệ sinh giảm nhanh và dân số già ngày càng tăng, Nhật Bản được coi là quốc gia “siêu già”, nơi có hơn 20% dân số từ 65 tuổi trở lên. Tính đến năm 2020, chỉ có 13 quốc gia như vậy trên thế giới.
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng tăng - vốn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, và với hy vọng phục hồi nền kinh tế, Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích những người cao tuổi và các bà nội trợ tham gia vào lực lượng lao động.
Bằng nhiều cách, ông Tasaka là một trong số những người tiên phong cho phong trào này. Trong 5 năm qua, ông làm nhiệm vụ đưa đón các cư dân từ nhà tới viện dưỡng lão và ngược lại, cũng như giúp họ ăn uống và đồng hành cùng họ.
Ông sống trong một căn hộ ở gần viện và cũng là một trong số hơn chục nhân viên trên 65 tuổi ở đây. Họ làm việc cùng với cả những nhân viên trẻ hơn và lao động người nước ngoài. Ở nhiều quốc gia phát triển, công việc này thường được làm bởi lao động người nước ngoài, nhưng việc Nhật Bản thiếu chính sách nhập cư đã khiến những công dân lớn tuổi phải làm việc lâu hơn trước khi về hưu.
![]() |
Biểu đồ cho thấy dân số già Nhật Bản đang có xu hướng tăng lên. |
Viện dưỡng lão Cross Heart - nơi có hàng trăm khách hàng đang ở trong danh sách chờ - đặt ra tuổi nghỉ hưu chính thức là 70, nhưng vẫn cho phép những người tự nguyện làm việc đến 80 tuổi. Tuổi nghỉ hưu phổ biến ở Nhật Bản là từ 60 đến 65 tuổi, nhưng gần đây các bác sĩ đã khuyến nghị tăng độ tuổi này lên 75.
Bất chấp điều đó, theo một cuộc khảo sát năm 2015 được tiến hành bởi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, vẫn có 80,5% doanh nghiệp ở nước này vẫn đưa ra tuổi nghỉ hưu chính thức là 60.
Năm 2013, Chính phủ đã thông qua một điều luật yêu cầu các công ty tăng tuổi nghỉ hưu bắt buộc lên 65 tuổi. Nhưng phải đến năm 2025, điều luật này mới được áp dụng một cách bắt buộc.
Theo ông Atsushi Seike, nhà kinh tế học ở ĐH Keio, chính điều này đã gây ra một tình trạng: nhiều công ty tuyển dụng nhân sự cấp cao với mức lương thấp hơn khi họ đã đến tuổi nghỉ hưu.
“Cần có nhiều áp lực hơn đặt ra cho các doanh nghiệp để họ kéo dài tuổi nghỉ hưu bắt buộc lên 65 tuổi vì mức lương giảm sẽ không thực sự khuyến khích lao động lớn tuổi tiếp tục làm việc”.
![]() |
Tình trạng thiếu hụt lao động của Nhật Bản so với một số quốc gia khác. |
Phát triển sự nghiệp thứ hai
Chia sẻ với CNN, giám đốc điều hành viện dưỡng lão Cross Hearts, bà Seiko Adachi chia sẻ: “Già đi là bước đầu tiên khiến bạn mất đi một thứ gì đó. Đó là thể anh em, bố mẹ hay vị trí của bạn trong xã hội… Có một điều tốt ở những nhân viên lớn tuổi ở đây, đó là họ thực sự hiểu cảm giác của những cư dân cao tuổi”.
“Đó cũng là công việc tốt cho họ khi họ thấy mình có một nơi để đến - điều sẽ giúp họ tiếp tục sống tốt”.
Theo bà Adachi, chìa khoá để thu hút lao động lớn tuổi là giúp họ tập trung vào công việc chăm sóc, không phải như một công việc kiếm tiền bán thời gian, mà như một sự nghiệp thứ 2 mà họ có thể phát triển.
Với một số người, khả năng đó là vô tận.
“Tôi muốn học để có giấy phép chăm sóc người già và có thể đảm nhiệm vai trò quản lý sau này” - ông Tasaka cười nói. “Tôi không cảm thấy bị giới hạn bởi tuổi tác của mình”.
![]() |
Ông Tasaka trò chuyện cùng các đồng nghiệp trẻ. |
Ông Michiharu Kimura sống ở trung tâm bảo trợ xã hội 11 năm nay vì không thể thuê được một căn hộ bên ngoài.
" alt=""/>Viện dưỡng lão Nhật Bản, nơi nhân viên già hơn khách hàngThấy em gái không có chỗ ở ổn định, vợ tôi bàn với chồng cho em ở nhờ một thời gian. Sau đó, em tìm được chỗ mới sẽ chuyển đi.
Căn hộ tập thể khá chật chội nhưng thương cho hoàn cảnh không may của em, tôi cũng đồng ý. Thế là em vợ chuyển vào nhà tôi sinh sống.
Từ ngày em vào sống chung, gia đình tôi có không ít xáo trộn. Em là người có lối sống khá bừa bộn nên nhà tôi như bãi chiến trường. Nhưng những việc đó cũng không quá nặng nề.
Chỉ có điều em không ý tứ khiến tôi nhiều phen muối mặt. Quần áo thay ra, em không cho vào giỏ đồ bẩn cạnh máy giặt mà bỏ tứ tung khắp nơi.
Nhiều hôm vào nhà tắm, tôi còn thấy em treo quần áo lót lủng lẳng trên mắc mà chỉ biết ngao ngán lắc đầu. Bên cạnh đó, em ăn mặc rất phóng khoáng. Trời mùa hè nóng, em chỉ mặc áo 2 dây, quần soóc đi lại trong nhà.
Nếu như có chị gái em ở nhà, tôi còn đỡ ái ngại. Đằng này có những hôm vợ tôi đi vắng, nhà chỉ có anh rể, em cũng ăn mặc như vậy. Tôi chỉ dám ở trong phòng và làm việc, không ra ngoài để khỏi chạm mặt em.
Tôi nói với vợ để cô ấy góp ý cho em gái. Nhưng vợ tôi là người vô tư, không suy nghĩ nhiều, cô ấy gạt đi. Cô ấy nói, em gái là người cá tính, phóng khoáng, từ ngày trước đã ăn mặc như vậy. Nay em ở đây chỉ một thời gian ngắn, cứ để em thoải mái, tự nhiên.
Một lần, gia đình tôi làm cơm mời các bạn tôi đến ăn vào ngày cuối tuần. Có tất cả 5 cặp vợ chồng cùng con cái đến ăn uống rất vui vẻ. Lúc này, em vợ đi làm vừa về. Vợ tôi bảo em thay quần áo rồi ra ăn cùng.
Hỡi ôi, lúc em vợ vừa thay quần áo ra, mọi người đều đổ mắt vào em ấy. Em ấy mặc một chiếc váy bó sát, phía trên cổ áo xẻ sâu khoe cả khoảng ngực lồ lộ.
Em ngồi vào mâm khiến không khí bữa ăn đổi khác. Các bà vợ cố giấu vẻ bức xúc, ngao ngán. Cánh đàn ông cắm cúi ăn. Nhưng rồi khi có men rượu vào, một anh bạn tôi không kiềm chế được đã buông lời khiếm nhã với em. Vợ anh ấy nổi điên lên, kéo chồng về nhà.
Từ sau hôm đó, vợ tôi chú ý hơn và nhắc nhở em gái. Nhưng lời của chị như gió thoảng ngang tai, em vợ tôi vẫn ăn mặc hết sức phóng khoáng. Em nói, sau ly hôn, em muốn được sống thoải mái, tự do. Không nói được em, vợ quay sang dè chừng tôi.
Khi tôi có lời nói, cử chỉ nào đó với em vợ, vợ đều quy là tôi có tình ý với em. Một lần, vào nửa đêm, tôi đi vệ sinh thì gặp em vợ cũng từ nhà vệ sinh đi ra. Như mọi lần, em ăn mặc hết sức hở hang, chỉ với chiếc áo ngủ mỏng tang.
Chỉ có thế, vợ tôi nhìn thấy và làm toáng lên. Cô ấy khóc lóc cho rằng, chúng tôi có tư tình. Hai chị em họ cãi nhau to khiến em vợ xách quần áo bỏ ra nhà nghỉ ngay giữa đêm. Tôi rơi vào cảnh tình ngay lý gian, không biết giải thích với vợ thế nào.
Một thời gian sau, mọi chuyện mới dần nguôi ngoai.
Tôi kể câu chuyện của gia đình tôi với các độc giả để nói rằng, chuyện ăn mặc vô cùng quan trọng. Nếu cứ cẩu thả, vô tư, đôi khi bạn gây họa không chỉ cho bản thân mà cả những người bên cạnh.
Bạn nghĩ thế nào về chuyện ăn mặc của người Việt? Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến của bạn qua bình luận phía cuối bài hoặc gửi bài viết về email: [email protected]. Những ý kiến/bài viết hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Anh rể vạ lây vì em vợ mặc hớ hênh đi ra từ nhà tắm![]() |
Câu chuyện của ông bà mang lại cho người xem một niềm hi vọng – hi vọng về một tình yêu vĩnh cửu. |
![]() |
Bộ ảnh về ông Mel và bà Vera được thực hiện ở nước Anh – nơi ông bà sinh sống. |
![]() |
“Tôi muốn ông ấy là của tôi ngay từ khoảnh khắc tôi nhìn thấy ông ấy, và tôi đã làm được” – bà Vera, năm nay 90 tuổi, vẫn còn đỏ mặt khi kể lại. |
![]() |
Ông Mel, năm nay 95 tuổi, nói đùa: “Thế là tôi sớm nhận án chung thân”. |
![]() |
72 năm ở bên nhau, trong đó có 4 năm hẹn hò và 68 năm hôn nhân, không làm phai nhạt đi tình yêu của họ. |
![]() |
Khi được hỏi bí quyết của một cuộc hôn nhân hạnh phúc là gì, họ nói: “Bạn phải kiên trì theo đuổi nó. Hãy luôn ở bên nhau”. |
![]() |
Trong suốt cuộc đời, ông Mel và bà Vera đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn. |
![]() |
![]() |
Mới đây nhất là đại dịch Covid-19 đã khiến ông bà phải sống xa con cháu. |
![]() |
Dù vậy, họ vẫn tuyệt đối tin rằng việc có được người kia là niềm hạnh phúc nhất cuộc đời mình. |
“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng ở tuổi này rồi mà vẫn nhiều người muốn xem ảnh của mình đến như vậy” - cụ bà Hsu Hsiu-e, 84 tuổi chia sẻ.
" alt=""/>Bộ ảnh cưới xúc động khiến nhiều người tin vào tình yêu vĩnh cửu