Khẩu súng sáu nòng xoay M61 Vulcan Gatling xả một loạt đạn xuống khu vực diễn tập tại đảo Vlieland, còn chiếc F-16 khi liệng xuống đã dính ngay một viên đạn lạc vừa bắn ra. Tốc độ vượt trội của nó đã bay tới được cả viên đạn vừa bắn.
Theo báo cáo từ cơ quan tin tức NOS của Hà Lan, buổi diễn tập được tổ chức vào ngày 21 tháng Giêng, với hai chiếc F-16. Bị trúng đạn đột ngột, phi công đã phải hạ cánh khẩn cấp chiếc máy bay xuống Căn cứ Không quan Leeuwarden. Tai nạn cho ta thấy ngay ý tưởng tồi: rõ là không nên lắp súng máy vào những chiếc máy bay chiến đấu sở hữu tốc độ khủng khiếp.
Chưa hết, khẩu súng mạnh kinh hoàng bắn được 6.000 viên một phút, nhưng do chỗ để đạn giới hạn, súng chỉ mang được 511 viên, đủ để chiếc F-16 trút thịnh nộ lên kẻ thù được tận … 5 giây rồi hết đạn. Đạn bay được tới 3780 km/h (1050 m/s) nhưng bầu khí quyển đã khiến viên đạn bay chậm lại. Nếu phi công liệng sai hướng, họ có thể trúng ngay viên đạn mình vừa bắn ra.
Đây cũng không phải lần đầu xuất hiện sự kiện hi hữu: trong một buổi thử nghiệm năm 1956, một chiếc Grumman F-11 Tiger cũng đã tự trúng đạn của mình, sau khi phi công bắn xuống mặt biển, rồi bổ nhào xuống hòng thực hiện một cú vọt lên tốc độ siêu thanh.
Sau khi hoàn thành vụ điều tra tai nạn mới nhất, trưởng ban kiểm tra là Wim Bargerbos có lời: tai nạn của chiếc F-16 "quả thật nghiêm trọng, chúng tôi muốn tìm hiểu rõ điều gì đã xảy ra và làm sao để ngăn chặn điều tương tự xảy đến".
Có lẽ ông đang nói về việc Không lực Hà Lan dự định thay thế dòng F-16 bằng một series máy bay hiện đại hơn, Lockheed F-35A; dự kiến, 8 chiếc máy bay mới sẽ được đưa vào hàng ngũ quân đội Hà Lan nội trong 2019 này. Điểm ấn tượng của Lockheed F-35A: nó mang trên mình khẩu súng bốn nòng General Dynamics GAU-22 Equalizer, mang tới tận 182 viên đạn 25mm trong băng. Ít đạn hơn thì rõ ràng tỉ lệ tự bắn trúng mình sẽ thấp hơn.
Theo GenK
" alt=""/>Hà Lan: Phi cơ bay nhanh quá nên bị trúng đạn do chính mình bắn ra1,5 tấn
Là khối lượng kim loại dùng để chế tạo ra vũ khí trong phim.
10
Là số quốc gia mà đoàn làm phim Game of Thrones đã ghi hình gồm: Bắc Ireland, Cộng hòa Ireland, Morocco, Malta, Tây Ban Nha, Croatia, Iceland, Mỹ, Canada và Scotland.
73
Là tổng số tập của Game of Thrones tính luôn cả mùa 8 sắp lên sóng. 6 phần đầu tiên có 10 tập còn mùa 7 và 8 thì lần lượt chỉ có 7 và 6 tập.
80
Là số phút của tập phim dài nhất cho đến thời điểm hiện tại là The Dragon and the Wolf.
80,5
Phim có phong cách thời trang khá ấn tượng.
Là số km vải dùng để may trang phục trong phim.
132
Là số đề cử Emmy mà loạt phim nhận được và giành chiến thắng 47 trong số đó.
186
Là số nhân vật bỏ mạng xuyên suốt 7 mùa phim, chỉ tính trong tổng số 330 nhân vật quan trọng. Con số này khiến tỉ lệ "tử vong" ở Westeros tăng lên đến 56,4%, cao hơn bất kì bộ phim truyền hình nào.
2000
Là số nhân sự chính thức của đoàn phim Game of Thrones.
12.137
Là số bộ tóc giả được sử dụng trong phim.
12.986
Là số lượng diễn viên quần chúng góp mặt trong phim.
13.250
Là số cảnh quay dùng đến kỹ xảo trong 7 mùa đầu của Game of Thrones. HBO đã phải nhờ tới 40 đội ngũ từ 13 quốc gia khác nhau gồm Mỹ, Canada, Anh, Bắc Ireland, Tây Ban Nha, Đức, Úc, New Zealand, Ireland, Trung Quốc, Pháp, Thụy Điển và Ấn Độ để hoàn thiện phần hiệu ứng cho bộ phim.
20.907
Là số ngọn nến được dùng trong suốt những bối cảnh của 7 mùa phim. Dĩ nhiên một loạt phim thời trung cổ như Game of Thrones thì các nhân vật không sử dụng đèn điện được rồi.
1,4 triệu
Là số lượng ảnh mà đoàn làm phim đã chụp xuyên suốt các mùa phim.
32,8 triệu
Là số lượt người xem trung bình của mùa 7. Game of Thrones là loạt phim hiếm hoi có số lượng người xem tăng dần đều qua các năm khi mùa 1 chỉ có 9,3 triệu lượt xem.
90 triệu USD
Trong đó, cát xê cho các diễn viên chính đã lên tới 500.000 USD/tập.
Là tổng kinh phí thực hiện mùa 8 của Game of Thrones, tương đương 15 triệu USD/tập.
Ngoài ra, các bộ phận xây dựng của loạt phim còn dùng đến 1200 km gỗ xây dựng, 60,000 tấm ván ép, 20 triệu con vít và bu lông, 65,000 túi thạch cao, 1,320 lít keo gỗ, 1.200 khối polystyrene, 1.000 tấm bảng lửa, hơn 1600 km dây cáp,...
Với những con số khủng trên, Game of Thrones xứng đáng là loạt phim truyền hình đắt đỏ bậc nhất lịch sử. Phim hiện đang công chiếu vào thứ 2 hàng tuần lúc 9h00 trên HBO.
Theo GenK
" alt=""/>15 con số kỉ lục khó có loạt phim nào bì kịp 'Game of Thrones'Phóng viên Ian Sherr của Cnetđã được Apple mời tới nhà máy và phòng thí nghiệm có tên Material Recovery Lab của hãng để chứng kiến các nỗ lực của Apple trong việc tái chế iPhone. Năm 2018, Apple giới thiệu Daisy như một công cụ để tái chế, thu hồi các vật liệu trong iPhone một cách hiệu quả hơn.
Giờ đây họ đang mời những nhà khoa học và các công ty khác tìm hiểu rõ hơn về Daisy. Apple muốn chia sẻ những thành quả của mình để giúp các công ty khác trong quá trình tái chế sản phẩm.
“Mục đích của chúng tôi là làm tất cả những sản phẩm của mình từ các nguyên liệu tái chế. Chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như cần rất nhiều sự đột phá”, bà Lisa Jackson, phó chủ tịch về môi trường, chính sách và xã hội của Apple chia sẻ.
Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, lượng rác thải điện tử trên toàn thế giới năm 2016 lên tới 44,7 tiệu tấn. Trong số đó, chỉ có 20% được tái chế.
Hầu hết thiết bị điện tử như laptop, màn hình, máy in được tái chế bằng cách phá hủy, đập nát để lấy lại các nguyên liệu bên trong. Quá trình này thường khiến cho các chất bị lẫn với nhau, làm giảm giá trị của chúng. Những người tái chế chỉ chọn và lấy đi những gì giá trị nhất, phần còn lại trở lại làm rác thải.
Apple muốn thay đổi quá trình này. Họ cho rằng nếu những người tái chế có thể tháo rời thiết bị dễ dàng hơn, họ sẽ thu lại được nhiều nguyên liệu hơn. Đây là mục đích họ tạo ra những robot tái chế.
![]() |
Bà Liam Jackson, Phó chủ tịch về môi trường của Apple là một chuyên gia về chính sách môi trường. Ảnh: Getty. |
Sau hơn 10 năm, đã có gần 1,5 tỷ chiếc iPhone được bán ra. Số lượng iPhone này đủ để xếp vòng quanh Trái đất 13 vòng. Đồng thời, nó cũng tạo ra nhu cầu lớn với hàng loạt chất liệu như nhôm, đồng, cobalt, vàng, nhựa…
“Ai cũng cần những chất liệu này, và nhu cầu đang tăng lên nhanh chóng”, bà Callie Babbitt, giáo sư tại đại học Rochester nhận xét. Bà cho rằng một số chất sẽ không còn đủ để cung cấp trong vòng 50 năm nữa.
Nền công nghệ hiện đại cũng luôn khuyến khích người dùng nâng cấp thiết bị. Lúc dó, thiết bị cũ thường được cất hoặc bỏ đi. Đôi khi nó được đem tới cơ sở tái chế, nhưng thường thì trở thành rác. Khi mà các thiết bị ngày càng khó tháo rời để sửa chữa, áp lực đối với những người tái chế cũng tăng lên.
Kyle Wiens, trưởng bộ phận hướng dẫn sửa chữa trực tuyến tại iFixit là 1 trong những người đi đầu trong phong trào kêu gọi các công ty làm thiết bị dễ sửa chữa hơn. Ông cho rằng cần đưa ra “quyền được sửa chữa” cho người dùng, và các công ty cần phải cung cấp tài liệu, công cụ giúp người dùng tự sửa chữa thiết bị của họ.
“Văn hóa bí mật của Apple là một thách thức”, ông Wiens nhận xét. Quả táo luôn cố gắng giữ bí mật trong mọi hoạt động, từ kế hoạch sản phẩm tương lai tới cách sửa chữa các thiết bị. Điều đó khiến cho người ngoài rất khó đánh giá những nỗ lực của Apple là thực lòng hay chỉ là quảng cáo.
Daisy được tạo ra để tháo rời những chiếc iPhone đã hết vòng đời hoặc bị đổi trả. Chi phí để làm mới những chiếc máy này và bán theo dạng “hàng tân trang” quá cao, nên chúng được đưa vào Daisy nhằm lấy ra những chất có thể tái chế như đồng, nhôm, cobalt… Các chất này sau đó có thể sử dụng để làm các thiết bị mới.
" alt=""/>‘Kiếp sau’ của những chiếc iPhone