Lý do bởi UBND huyện Thanh Oai xác định lại mức giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với 114 thửa đất trên địa bàn xã Cao Dương theo quyết định của UBND TP Hà Nội.
Trước đó, theo thông báo, 57 thửa đất tại khu vực Đầm thôn Mục Xá, xã Cao Dương có diện tích dao động từ 74,63-134,69m2, giá khởi điểm 8,097 triệu đồng/m2.
Với giá khởi điểm trên (chưa bao gồm các loại thuế, phí, lệ phí), tiền đặt trước cho các thửa đất dao động từ gần 121-218 triệu đồng.
Được biết, trong tháng 8, huyện Thanh Oai không tổ chức thêm phiên đấu giá đất nào khác.
Ngày 10/8, huyện Thanh Oai đã tổ chức đấu giá 68 lô đất ở khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Phiên đấu giá này đã gây xôn xao giới đầu tư bất động sản lẫn dư luận khi giá trúng cao gấp 7-8 lần giá khởi điểm. Từ giá khởi điểm 8,6-12,5 triệu đồng/m2, giá trúng cao nhất đã vượt ngưỡng 100 triệu đồng/m2.
Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ buổi đấu giá này thu hút đông nhà đầu tư là do giá khởi điểm thấp. Với mức giá khởi điểm như trên, nhà đầu tư chỉ phải đặt cọc 20%, tương đương với khoảng 200 triệu đồng.
Huyện vùng ven đấu giá 19 lô đất hút gần 700 hồ sơ
Ngày 19/8, huyện Hoài Đức tổ chức đấu giá quyền sử dụng 19 thửa đất tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên. Diện tích của các thửa đất đưa ra đấu giá dao động khoảng 74-118m2.
Cũng tại đây, ngày 26/8, Hoài Đức tiếp tục đấu giá 20 thửa đất ký hiệu LK01 và LK02, diện tích dao động khoảng 89,6-145,6m2. Giá khởi điểm đấu giá là 7,3 triệu/m2.
Trong khi đó, PV khảo sát các tin rao bán nhà đất khu vực Tiền Yên (Hoài Đức) trong hai quý đầu năm 2024 thì nhận thấy xu hướng tăng. 3 tháng qua đang ở mức trung bình 43 triệu đồng/m2, tăng 10 triệu/m2 so với quý I.
Các xã lân cận rao bán nhiều cũng ở ngưỡng tương tự. Như tại Vân Côn giá rao bán phổ biến ở mức 41 triệu đồng/m2, Đức Thượng 62 triệu đồng/m2.
Theo thông tin tìm hiểu của PV VietNamNet, khu đấu giá thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên có 71 lô, huyện chia làm 3 lần đấu giá với mục đích vừa làm vừa điều chỉnh nếu có điểm chưa phù hợp, lần đầu đấu giá 19 lô. Hiện đã có 700 bộ hồ sơ với 400 khách hàng tham gia.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, thời gian qua do quá trình sửa luật, làm luật kéo dài dẫn đến thị trường bật động sản ít biến động.
Ngay tại Hà Nội trong 3-4 năm nay gần như không có dự án mới chính thống tham gia thị trường. Các dự án về đất đai cũng gần như không có. Nhiều phiên đấu giá đất trong năm 2022-2023 không thành công.
Vị này đánh giá, nguồn cung bất động sản yếu nhưng lực cầu rất mạnh. Đó là lý do có vài nghìn người quan tâm đến vài chục lô đất, khoảng nghìn người mua hồ sơ tham gia đấu giá.
Theo ông Đính, việc đẩy giá do người tham gia có sự tính toán tuy nhiên sẽ có sự điều chỉnh của cung - cầu khi vài ngày gần đây đất đấu giá tại Thanh Oai đã có người cắt lỗ. Vì vậy người tham gia thị trường cần có kiến thức và chuyên môn.
" alt=""/>Vì sao huyện Thanh Oai, Hà Nội bất ngờ dừng đấu giá đất, trả tiền cọc?Nhà trường xác định tổ hợp tự chọn phù hợp thực tế
Theo ông Thuyết, từ cuối năm 2020 Bộ GD-ĐT đã có công văn 5512 hướng dẫn thực hiện CT, trong đó có việc xây dựng kế hoạch giáo dục.
Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý về xây dựng kế hoạch giáo dục (module 4). Một số Sở GD-ĐT cũng đã có công văn hướng dẫn rất cụ thể, rõ ràng.
![]() |
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông 2018 |
“Cho nên, nếu các trường đã nghiên cứu kĩ công văn của Bộ, của Sở và chuẩn bị sẵn sàng từ trước thì sẽ không lúng túng.
Về phía học sinh và phụ huynh, việc cần làm là cân nhắc để có sự lựa chọn phù hợp.
Chuyển đổi từ chỗ học theo kế hoạch cố định sang tự do lựa chọn môn học dĩ nhiên ban đầu sẽ có chút bối rối nhưng đây là cơ hội để HS được tự mình quyết định việc học của mình. Tôi tin rằng những bối rối này, nếu có, sẽ nhanh chóng qua đi với sự tư vấn và tổ chức phù hợp của nhà trường”.
Trước những băn khoăn của nhiều lãnh đạo trường học cũng như giáo viên về vấn đề thừa – thiếu giáo viên có thể xảy ra khi học sinh có quyền lựa chọn môn học, cũng như có tới gần 100 tổ hợp môn học mà học sinh có thể chọn, ông Thuyết khẳng định “Thực ra, câu chuyện không phức tạp đến thế”.
“Thứ nhất, học sinh lựa chọn môn học có nghĩa là chọn học các chuyên đề của 3 môn học phù hợp nhất với định hướng nghề nghiệp của mình. Ví dụ: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục dục Kinh tế và pháp luật.
Thứ hai là chọn thêm 2 môn học ở nhóm khác. Ví dụ: Sinh học, Tin học (hoặc Công nghệ, Âm nhạc).
Còn về các trường thì cách làm đơn giản nhất là: Thứ nhất, tổ chức các lớp học cố định để học các môn học bắt buộc như trước nay; Thứ hai, tổ chức các lớp học chuyên đề; xác định sĩ số mỗi lớp theo đúng quy định. Thứ ba, sắp xếp học sinh vào các lớp chuyên đề theo nguyện vọng; nếu số HS đăng kí vào một lớp vượt quá sĩ số quy định thì chuyển học sinh vào lớp chuyên đề khác theo nguyện vọng 2. Căn cứ để chọn nguyện vọng 1 là “độ dốc” của điểm thi đầu vào hoặc điểm tổng kết môn học đó ở THCS” – ông Thuyết giải thích.
“Trên cơ sở quy định của Chương trình, nguyện vọng của học sinh, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của mình, các trường sẽ xác định những tổ hợp phù hợp với thực tế”.
2 phương án trước mắt giải quyết thiếu giáo viên
Về bài toán thiếu – thừa giáo viên của những môn học như Âm nhạc, Mỹ thuật hay Công nghệ, ông Thuyết đưa ra một số hướng giải quyết như: “Để khắc phục khó khăn trước mắt về biên chế giáo viên, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có thể điều động hoặc kí hợp đồng giảng dạy với giáo viên có đủ điều kiện giảng dạy những môn học này từ các cấp học khác, các trường chuyên nghiệp.
Ngành giáo dục cũng có thể cho phép học sinh học những môn này ở các trường chuyên nghiệp trên địa bàn, công nhận kết quả học tập của các em như đối với các môn học ở trường THPT.
Dĩ nhiên, nếu không nhiều học sinh địa phương có nguyện vọng học các môn này thì không cần áp dụng các giải pháp nói trên”.
![]() |
Năm học 2022-2023 chương trình lớp 10 mới sẽ được triển khai. Ảnh: Thanh Tùng |
“Chương trình Giáo dục phổ thông mới được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển rất đa dạng của học sinh, cả trong thời điểm hiện tại lẫn tương lai, khi điều kiện dạy và học sẽ thay đổi” – ông Thuyết lưu ý.
Nói thêm về việc triển khai chương trình mới ở lớp 1, lớp 2 và lớp 6, ông Thuyết nhận định có thể có những bất cập ở một vài khâu nào đó nhưng về cơ bản, chương trình các lớp này đã được triển khai suôn sẻ, nếu không kể ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đặc biệt, chưa có những bất cập về kế hoạch dạy học.
“Tuy nhiên, từ năm thứ ba này có khả năng sẽ xuất hiện khó khăn khi học sinh bắt đầu học Ngoại ngữ, Tin học như những nội dung giáo dục bắt buộc.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16 về việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, trong đó có đề cập vấn đề biên chế giáo viên và cơ sở vật chất. Tôi tin rằng vì quyền lợi của con em mình, các địa phương sẽ có giải pháp thu hút anh chị em được đào tạo về Ngoại ngữ, Tin học và các môn học đặc thù khác về công tác ở ngành giáo dục, mặc dù thực sự là ngành này thu nhập thấp mà áp lực lại rất cao”.
Về thi cử, đánh giá đối với học sinh lớp 10 nói riêng cũng như toàn bộ các lớp học bậc THPT khi triển khai chương trình mới, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết vấn đề này được thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. “Tôi chỉ xin nói về một tình huống mà Ban soạn thảo CT đã lường trước, đó là trường hợp HS ở lớp 10 chọn một tổ hợp môn học, đến lớp 11, lại có nguyện vọng thay đổi thì giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này, nhà trường bảo lưu kết quả học tập của HS ở lớp 10 để HS đó được lên lớp, nếu đủ điều kiện. Nhưng để có đủ kiến thức, kĩ năng theo học các môn học ở tổ hợp mới, dĩ nhiên, HS đó phải học lại chuyên đề của môn học mới ở lớp 10”. |
Phương Chi
Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng cho bậc THPT từ năm học 2022-2023. Một trong những điểm mới, thay vì 13 môn học như hiện nay, học sinh sẽ chỉ học 12 môn trong đó 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn.
" alt=""/>Tổng Chủ biên nói về gần 100 tổ hợp tự chọn trong chương trình lớp 10 mới![]() |
Liverpool chuẩn bị chiêu mộ Kostas Tsimikas |
Dự kiến Kostas Tsimikas đến Liverpool tuần này để hoàn tất thủ tục kiểm tra y tế trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng 5 năm với đội chủ sân Anfield.
Nếu thương vụ thành công, Tsimikas sẽ trở thành tân binh đầu tiên của nhà tân vô địch Premier League trong kỳ chuyển nhượng hè 2020. Số tiền mà Liverpool phải chi cho Olympiakos khoảng 12 triệu bảng.
HLV Jurgen Klopp đưa Tsimikas về dự phòng bên hành lang cánh trái cho Andy Robertson, trong bối cảnh James Milner luống tuổi và thường xuyên chấn thương.
Hồi tuần trước, Liverpool đã trả giá 10 triệu bảng hỏi mua hậu vệ cánh trái của Norwich là Jamal Lewis nhưng bị từ chối.
Đội bóng vừa phải xuống hạng đòi mức phí xấp xỉ 20 triệu bảng cho cầu thủ chạy cánh người Bắc Ailen. Lãnh đạo Liverpool sau vài ngày xem xét đã quyết định chuyển hướng sang Kostas Tsimikas.
Tuyển thủ Hy Lạp vừa gây ấn tượng khi Olympiakos chạm trán Wolves tại vòng 1/8 Europa League. Trong 46 lần ra sân mùa 2019/20, Tsimikas đã có 7 đường kiến tạo cho đồng đội lập công.
Sự xuất hiện của Tsimikas có thể là dấu chấm hết cho sự nghiệp của hậu vệ cánh trái 19 tuổi Yasser Larouci. Nhiều khả năng cầu thủ này sẽ nói lời chia tay sân Anfield để có cơ hội ra sân chơi bóng nhiều hơn.
* An Nhi
" alt=""/>Liverpool vung tiền mua tân binh đầu tiên hè 2020