Trong tháng 7, HĐND nhiều tỉnh, thành đã thông qua mức học phí mới trước khi năm học 2023-2024 bắt đầu. Mức học phí này được áp dụng cho bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT và giáo dục thường xuyên.
Mức này căn cứ theo khung học phí năm học 2022-2023 của Chính phủ tại Nghị định 81, dao động 50-650.000 đồng/học sinh/tháng, mỗi năm được điều chỉnh nhưng không được tăng quá 7,5%.
Cụ thể như, tại Vĩnh Phúc, mức học phí 300.000 đồng/tháng được áp dụng chung cho học sinh ba cấp mầm non, tiểu học, THCS tại TP Vĩnh Yên và Phúc Yên. Học sinh vùng nông thôn đóng 100.000 đồng/tháng. Học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi đóng 50.000 đồng/tháng.
Đối với học sinh cấp THPT và giáo dục thường xuyên cấp THPT, học phí là 300.000 đồng/tháng áp dụng cho vùng thành thị; 200.000 đồng/tháng áp dụng cho vùng nông thôn; 100.000 đồng/tháng áp dụng cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Riêng học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc phải đóng mức học phí cao hơn là 360.000 đồng/tháng.
Tại Bắc Ninh, vùng thành thị áp dụng chung một mức 300.000 đồng/tháng với học sinh từ mầm non tới THPT và giáo dục thường xuyên bậc THPT. Tại nông thôn, học sinh mầm non, tiểu học và THCS đóng 100.000 đồng/tháng; học sinh THPT và giáo dục thường xuyên bậc THPT đóng 200.000 đồng/tháng.
Mức học phí này được Bắc Ninh áp dụng cho ba năm học từ 2023-2024 đến 2025-2026.
Bắc Giangthu cao hơn mức sàn một chút, dao động 55.000-320.000 đồng một tháng.
Theo nghị quyết, nếu học trực tuyến, các trường công thu 75-80% học phí theo mức đã ban hành, mức cụ thể khác nhau giữa từng địa phương. Nếu học trực tiếp và trực tuyến trong cùng tháng, hình thức học nào trên 14 ngày thu học phí theo hình thức đó.
Ngoài ra, năm học 2023-2024, Hà Nội, Long An, Bình Thuận, Điện Biên đều áp dụng mức học phí mới theo Nghị định 81.
Theo Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, mục đích của bộ quy tắc nhằm điều chỉnh cách ứng xử của người học, viên chức và người lao động của nhà trường phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc, đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của nhà trường.
Bộ quy tắc cũng góp phần xây dựng văn hoá công sở, văn hóa học đường, đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; đảm bảo sự liêm chính, chuyên nghiệp, phù hợp với trách nhiệm, nghĩa vụ của người học, viên chức và người lao động.
Bộ quy tắc của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi ứng xử tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong nhà trường và là cơ sở để thực hiện việc giám sát, đánh giá việc chấp hành quy tắc ứng xử của người học, viên chức và người lao động; là căn cứ để xem xét, quyết định việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật đối với người học, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
Sinh viên, giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM thực hiện tốt bộ quy tắc sẽ được biểu dương, khen thưởng theo quy định của nhà trường. Ngược lại, nếu sinh viên, giảng viên vi phạm quy tắc - tuỳ vào tính chất, mức độ sẽ nhắc nhở, phê bình. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Tính đến nay, nhiều trường đại học cũng đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trong trường học như: Trường ĐH Công Thương TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM...
Lê Na và nhóm PV, BTV" alt=""/>Lần đầu tiên có bộ quy tắc ứng xử người nhân văn của một trường đại học