Thời gian gần đây, người ta không ngừng cảm thán và ngưỡng mộ trước những đám cưới xa hoa, hoành tráng của các cặp đôi từ dàn siêu xe đón dâu cho tới đồ trang trí đám cưới lên đến cả tỷ đồng.
Thế nhưng ngày xưa, đám cưới của các ông các bà mình cũng không hề thua kém về sự hoành tráng và "chịu chơi". Những thước ảnh quý hiếm ghi lại ở các đám cưới ngày xưa ấy khiến giới trẻ bây giờ thực sự choáng ngợp, thích thú.
Đặc biệt nhất có lẽ phải kể tới đám cưới xa hoa trên phố Tràng Tiền (Hà Nội) giữa 2 gia tộc nổi danh nhờ kinh doanh buôn bán vải, may đồ vào năm 1952.
![]() |
Đám cưới xa hoa bậc nhất giữa 2 gia tộc nổi danh nhờ kinh doanh buôn bán vải và may đồ vào năm 1952. |
Nhà trai đã chuẩn bị 10 "siêu xe" màu đen xếp dọc cả phố và tới nhà gái ở phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội) để đón dâu.
Thời điểm ấy, đám cưới đã thu hút rất nhiều sự tò mò, đoàn xe rước dâu đi tới đâu cũng khiến người xung quanh tụ tập 2 bên đường theo dõi.
Được biết, 2 nhân vật chính của đám cưới này là ông Nguyễn Đức Chiểu, con trai của chủ tiệm may Á Đông và bà Nguyễn Thị An, là đại tiểu thư gia đình quyền quý, giàu có nổi tiếng tại phố Sinh Từ ngày ấy.
Không chỉ dừng ở đây, đám cưới thời xưa còn tiếp tục khiến giới trẻ ngày nay phải trải qua nhiều trạng thái tò mò và bất ngờ.
Ngày ấy, gia đình phải có của lắm thì trong đám cưới mới sử dụng xe ô tô rước dâu. Chú rể mặc vest còn cô dâu thì thường vấn tóc gọn gàng, diện những bộ áo dài trắng giản dị mà vẫn cực đẹp mắt, sang trọng.
(Theo Thế giới trẻ)
1. Học và thi lấy bằng lái xe sẽ khó hơn
Theo thông tư 58/2015/TT - BGTVT, từ 1/4 tới đây việc học và thi lấy bằng lái xe các hạng B1, B2, D và E… sẽ khó hơn.
![]() |
Cụ thể, điểm mới trong các bài thi lái xe là người lấy các bằng B1, B2 và D, E còn phải thực hiện thêm bài thi mới là ghép xe ngang. Hình ghép ngang (tượng trưng cho việc bạn tiến, lùi xe tấp vào lề đường để đậu trong khi khoảng giữa còn trống và “bị khóa” ở đầu và đuôi bới hai xe đã đậu trước đó) có chiều dài chỉ 6,45 m và rộng 2,2 m.
Với người lấy bằng B1 và B2 có thêm phần học và thi sát hạch trên loại xe số tự động.
2. Phí bảo hiểm dành cho xe cơ giới tăng 20%
Kể từ ngày 1/4/2016, Thông tư số 22/2016/TT-BTC quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chính thức có hiệu lực.
Theo đó, mức phí bảo hiểm trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ tăng từ 10% - 20% đối với 13 dòng xe có tỷ lệ tai nạn, rủi ro cao.
13 dòng xe nằm trong danh mục điều chỉnh phí bảo hiểm gồm: Xe dưới 6 chỗ ngồi, xe 16 chỗ ngồi, 24 chỗ ngồi và trên 25 chỗ ngồi; Xe tải từ 8 đến 15 tấn, trên 15 tấn; Một số loại xe khác (taxi, xe chuyên dùng, đầu kéo rơ-moóc, xe máy chuyên dùng).
Như vậy, phí bảo hiểm đối với xe ôtô dưới 6 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải tăng lên mức 437.000 đồng/năm (tăng 40.000 đồng/năm so với trước).
Các xe ô tô 16 chỗ ngồi kinh doanh vận tải là 3,054 triệu đồng/năm (tăng 509.000 đồng/năm) và xe ôtô 24 chỗ ngồi kinh doanh vận tải là 4,632 triệu đồng/năm (tăng 772.000 đồng/năm).
3. Mức bồi thường bảo hiểm bắt buộc 100 triệu đồng/người/vụ
Theo Thông tư 22/2016/TT-BTC ngày 16/2/2016 có hiệu lực từ 1/4/2016, mức trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/vụ.
![]() |
Cùng với đó, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
Theo Autodaily
Choáng với thú chơi xe của giới siêu giàu" alt=""/>3 quy định mới về ôtô có hiệu lực từ 1/4![]() |
Bổ sung vitamin C mỗi ngày để giúp bé tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện. |