Theo đó, điều kiện về hộ khẩu dự tuyển vào trường THPT công lập được văn bản hướng dẫn này nêu rõ: học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Học sinh hoặc bố mẹ đã hoàn thành thủ tục nhập hộ khẩu thường trú, có giấy hẹn nhận kết quả của công an quận, huyện, thị xã.
12 khu vực tuyển sinh của Hà nội như sau: - KV 1: gồm quận Ba Đình, Tây Hồ |
Riêng Trường THPT Chu Văn An, ngoài những học sinh có đủ điều kiện về hộ khẩu như trên thì học sinh ở các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra có xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực giỏi năm học lớp 9 và đạt giải chính thức trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh được đăng ký dự tuyển.
Sở GD-ĐT cũng chia toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Học sinh được đăng ký dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3, trong đó NV1, NV2 phải vào trường THPT thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh hoặc bố, mẹ có hộ khẩu thường trú, NV3 có thể vào trường THPT thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ.
Hướng dẫn cũng nêu rõ các trường hợp không theo quy định về khu vực tuyển sinh, gồm: Học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên tại các trường THPT chuyên và các trường có lớp chuyên; học sinh đăng ký dự tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập; học sinh đăng kí dự tuyển học chương trình thí điểm đào tạo song bằng tú tài; học sinh đăng kí dự tuyển học chương trình tiếng Pháp song ngữ hoặc chương trình tiếng Pháp tăng cường; một số trường hợp đặc biệt khác được quy định.
Được đổi khu vực tuyển sinh
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nêu rõ, những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú... được phép đổi khu vực tuyển sinh với điều kiện: NV1 và NV2 phải đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong khu vực tuyển sinh đã thay đổi, NV còn lại (nếu có) thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.
Học sinh có nguyện vọng này cần có đơn xin đổi khu vực tuyển sinh (theo mẫu của Sở GD-ĐT), trong đơn nêu rõ lý do đổi và được thủ trưởng cơ sở giáo dục xác nhận.
Như vậy, quy định về đổi khu vực tuyển sinh năm nay về cơ bản không có thay đổi gì so với năm trước.
Lịch thi vào lớp 10 THPT công lập ở Hà Nội năm nay như sau:
![]() |
Thanh Hùng
UBND TP Hà Nội vừa có công văn chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT về thời gian tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT năm học 2021-2022.
" alt=""/>Hướng dẫn cách đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà NộiTIN BÀI KHÁC
Hồi âm đơn thư Bạn đọc tháng 02/2016" alt=""/>Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 3/2016![]() |
En Nguyễn Hà Trang đang chống chọi với căn bệnh ung thư xương |
Nguyễn Hà Trang từ khi nằm trong bụng mẹ đã không có bố. Hiểu con gái sẽ phải chịu sự thiệt thòi, chị Hà dồn hết tình thương cho con. Một mình "vượt cạn" rồi vò võ nuôi con, dù hết sức vất vả nhưng chị luôn cố gắng để con được đủ đầy, không phải tủi thân với bạn bè.
Tháng 7/2021, khi vừa thi đỗ vào trường THPT Quế Võ 1 của tỉnh, chỉ sau 1 đêm, chân Hà Trang sưng lên đau đớn. Chị Hà nghĩ con chạy nhảy, va đập vào đâu đó, nhưng không ngờ, đến hơn 1 tuần sau, chân lại càng sưng to hơn.
Chị Hà đưa con đến Bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ, qua thăm khám, bác sĩ thấy triệu chứng viêm khớp, cho thuốc về uống. Tình trạng không mấy khả quan, chị lại ròng rã hơn 1 tháng đưa con đến Bệnh viện đa khoa Kinh Bắc cơ sở 2, rồi các bệnh viện tư mới phát hiện con có 1 khối u nhầy kích thước 44 cm. Lo sợ điều chẳng lành, chị đưa con sang Bệnh viện K Tân Triều.
![]() |
Một mình chị Hà gồng gánh nuôi con |
Nhưng khoảng tháng 8/2021, do Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội, Bệnh viện K Tân Triều cũng hạn chế tiếp nhận bệnh nhân. Chị Hà đành đưa con sang Bệnh viện Việt Đức. Qua xét nghiệm, bác sĩ kết luận Hà Trang mắc ung thư xương ác tính. Tin dữ ập đến kéo theo chuỗi ngày đau khổ với 2 mẹ con chưa biết khi nào chấm dứt.
Giữa tháng 9/2021, Trang nhập viện Bệnh viện K Tân Triều để truyền hoá chất. Từng giọt hoá chất đau đớn xâm nhập cơ thể con, chứng kiến từng mảng tóc con rụng đi từng ngày, chị Hà phải chạy ra ngoài hành lang mà khóc.
Một mình nuôi con vốn đã vất vả, thu nhập lao động tự do ít ỏi, hai mẹ con chị có cuộc sống hết sức chật vật. Từ ngày con đi bệnh viện, chị Hà phải thanh toán số tiền điều trị lên đến hơn 80 triệu đồng. Mỗi đợt truyền hoá chất 6 triệu đồng/đợt, lần gần nhất tốn hơn 30 triệu đồng tiền thuốc kháng sinh, chị gần như kiệt sức vì xoay sở.
![]() |
Hoàn cảnh đáng thương của cháu Nguyễn Hà Trang đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Đưa con đi chữa bệnh, chị Hà phải vay mượn khắp nơi hơn 100 triệu đồng. Thời điểm hiện tại, tình trạng của Trang vẫn chưa ổn định. Bác sĩ đánh giá em phải truyền hoá chất xong mới có thể phẫu thuật được.
Bác sĩ điều trị trực tiếp cho Nguyễn Hà Trang chia sẻ, em Trang nhập viện từ tháng 6, qua thăm khám xác định mắc căn bệnh ung thư xương, chưa di căn. Hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn, hiện tại một mình mẹ Trang chăm sóc con ở bệnh viện.
Ở dưới quê, gia đình ông bà ngoại Trang cũng rất khó khăn. Ông mắc bệnh phổi phải thường xuyên nhập viện. Bà ngoại chỉ bán rau, nhặt nhạnh tiền lẻ sống qua ngày. Mới đây, bà bảo nếu tiền thuốc quá nhiều, bà sẽ bán căn nhà duy nhất của gia đình đang ở để cứu cháu.
Nhìn con đau đớn nằm thở dốc trên giường bệnh, chị Hà rơi nước mắt. Đúng lúc đó, Trang thều thào: "Mỗi người một số phận rồi, mẹ cố lên, không phải lo nghĩ gì cả. Con chữa bệnh xong khoẻ lại, con sẽ đi làm kiếm tiền nuôi mẹ".
Hoàn cảnh đáng thương của mẹ con chị Hà giờ đây đang cần lắm sự giúp đỡ từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: