"Sinh ra ở vùng quê Ninh Bình, cuộc sống đói khổ nên cả tuổi thơ chúng tôi chỉ mong ngóng đến ngày Tết”, Tiến sĩ mỹ học Nguyễn Thế Hùng - nguyên giảng viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, nói về Tết xưa. |
Tiến sĩ mỹ học Nguyễn Thế Hùng. |
Với ông, Tết là khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong năm, khi 5 anh em ông được xúng xính mặc quần áo mới. Trên mâm cơm xuất hiện đĩa thịt lợn - món ăn xa xỉ mà đứa trẻ nào sinh ra trong thời kỳ ấy cũng mơ ước.
“Gần Tết tôi thường rất háo hức bởi không chỉ có bánh chưng xanh mà hơn hết anh em tôi sẽ được gặp bố.
Khi ấy, ông đang làm phó hiệu trưởng trường ĐH Tài chính (Hà Nội). Mẹ con tôi vẫn ở quê.
Tết trong ký ức của tôi là những chiều 30, 5 anh em bồn chồn, ra cổng ngóng bố. Khoảnh khắc nghe tiếng xe đạp của bố lọc cọc về đến cổng, chúng tôi như vỡ òa vì hạnh phúc”, tiến sĩ Thế Hùng nhớ lại.
Ông Hùng kể, ngày ấy bố ông đạp xe gần 100 km về quê thăm vợ con. Suốt thời gian dài không có bóng dáng bố bên cạnh nên ngày Tết được bố ôm ấp, vỗ về với những đứa trẻ thực sự thiêng liêng.
Bữa cơm ngày Tết của gia đình nghèo tươm tất hơn với giò lụa, thịt lợn luộc, bánh chưng xanh nhưng có lẽ dư vị ngọt ngào hơn cả là món canh rau tập tàng.
“Tôi nhớ như in những buổi trưa ngày 28, 29 Tết, tôi còn bé loắt loắt nhưng chịu khó ra đồng hái rau tập tàng. Thứ rau dân dã đó gồm rau dền cơm, rau rệu, rau sam. Sau khi nhặt, rửa sạch sẽ, mẹ tôi lấy chút mỡ xào với hành rồi đổ rau vào nấu.
Bát canh chẳng có tôm hay thịt nhưng mang hương vị ngon ngọt, khó cưỡng. Nhà nào khá giả mới có bắp cải, su hào ăn Tết vì hai loại rau này thuộc hàng đắt đỏ. Canh măng, bóng, mọc, súp lơ là những đồ quá xa vời”, người đàn ông này kể tiếp.
Năm 7 tuổi, gia đình tiến sĩ Thế Hùng chuyển ra Hà Nội. Lúc này, với cậu học trò nhỏ, Tết là được nghỉ học dài ngày, được đi chơi và mừng tuổi.
 |
Phút giây thảnh thơi bên khung đàn của nguyên giảng viên đại học. |
Thế nhưng vị tiến sĩ thừa nhận, khi trưởng thành, lập gia đình, ông lại sợ Tết vì gánh nặng cơm áo gạo tiền.
“Đồng lương nhân viên eo hẹp mà Tết phải lo đủ các lễ cho bố mẹ, thầy giáo, họ hàng và gia đình nhỏ.
Cách đây 40 năm, Tết của tôi gắn với hai từ cơ hàn. Tôi phải cặm cụi vẽ tranh đến tận đêm giao thừa để kịp giao cho khách, lấy tiền sắm Tết.
Một mình vợ vất vả lo dọn dẹp, bày biện nhà cửa. Trước giao thừa 1 tiếng, tôi mới buông cọ vẽ, ra phố mua cành đào giá rẻ về chưng trong nhà”.
Cũng theo vị tiến sĩ, ông từng gặp tình huống méo mặt vì cảnh túng thiếu.
“Lần đó, tôi chuẩn bị 1 xấp tiền trong túi đi thăm bạn bè. Chẳng ngờ đến chúc Tết, gia đình có đông trẻ con. Tôi không đủ tiền mừng tuổi, đến cháu cuối cùng thì hết tiền. Khi ấy tôi phải thú nhận là đã hết tiền mừng tuổi”, ông Hùng kể.
Thời bao cấp, mọi thứ đều khan hiếm và được phân phối. Trong suy nghĩ của người làm trụ cột gia đình, tiến sĩ Thế Hùng luôn nung nấu ý nghĩ kiếm thêm thu nhập cho vợ con.
“Nhà tôi ở khu phố cổ. Thú vui của tôi là được len lỏi khắp các phố phường, tham khảo thị trường. Một gia đình trên Hàng Mã còn thuê tôi sơn những con sư tử và dán đèn lồng…
Tôi nhận thấy nhiều nhà không có lịch treo tường nên nghĩ ra cách mua bìa cứng quét màu lên, lấy xốp trổ hình thù 12 con giáp, dán vào và gửi bán.
Mỗi tấm lịch tôi giao cho cửa hàng với giá 7 đồng. May mắn sản phẩm bán chạy, được nhiều người đặt hàng. Năm đó, tôi lo được cho vợ con một cái Tết ấm no”, ông Hùng bộc bạch.
Khi nghèo sợ Tết là vậy nhưng kinh tế đủ đầy, ông lại mong Tết đến. “Tôi tìm đến góc quán quen cùng vài người bạn thưở hàn vi, ngắm người lao động nghèo đi sắm Tết, hồi tưởng lại một thời quá vãng.
27, 28 Tết tôi đi chợ hoa, dùng máy ảnh ghi lại những hình ảnh dung dị thường nhật xung quanh. Với tôi Tết bắt đầu từ khi hoa đào khoe sắc trên phố.
Tuy nhiên tôi đánh giá cao sự tiết kiệm, tránh lãng phí trong dịp Tết. Một cành đào nho nhỏ giá 100 nghìn bày lên ban thờ cũng là không khí Tết, không nhất thiết phải cành đào lên đến vài chục triệu.
Tôi quan niệm Tết cần tiết kiệm, chi tiêu hợp lý. Đặc biệt, không sa đà vào cờ bạc, rượu chè, Tết là ngày vui nhưng đừng biến thành ngày sát phạt nhau.
Tết là ngày nghỉ ngơi, thư giãn sau 1 năm vất vả, nâng cao chất lượng sống”, vị Tiến sĩ mỹ học chia sẻ.

Phía sau manh áo mới cha mang về ngày 30 Tết
“Khác với những năm trước, 30 Tết năm đó, bố tôi đưa về cho chúng tôi mỗi người một cái áo, một cái quần. Số quần áo đó còn rất mới nhưng lại rộng thùng thình…”- ông Nguyễn Hùng Vỹ nhớ về kỷ niệm ăn Tết.
" alt=""/>Tết bao cấp: Khoảnh khắc vỡ òa ngày 30 Tết trong gia đình nghèo của vị tiến sĩ

 |
Ngôi nhà cổ và con số 1449 bí ẩn. |
Chủ nhân của ngôi nhà là bà Mai Thị Bạch Ba, có tên thường gọi là bà Ba, hiện đã mất. Bà Ba còn có một người anh trai lập nghiệp ở Sài Gòn. Do không có chồng con nên khi bà và anh trai mất, các cháu là con của anh trai bà được thừa kế căn nhà.
Hiện các người cháu này đang sinh sống ở nước ngoài, chỉ còn một người cháu ở TP.HCM thỉnh thoảng về nhang khói và chăm nom ngôi nhà. Hơn 10 năm kể từ ngày bà Ba mất, ngôi nhà không có người ở. Gia đình phải thuê người hằng ngày đến quét dọn và quản lý ngôi nhà.
Khi chúng tôi đến thì căn nhà vẫn đóng kín cửa. Liên hệ với những người hàng xóm và người thân của bà Ba đang sống ở Phan Thiết nhưng hầu như không ai biết chính xác con số 1449 có ý nghĩa là gì.
Quá trình thu thập thông tin chúng tôi nhận thấy có khá nhiều giả thuyết được mọi người đưa ra: đó là năm xây dựng ngôi nhà, số nhà, số hiệu bưu chính hay số hiệu kinh doanh...
Xét giả thuyết đó là năm xây dựng ngôi nhà. Lần theo lịch sử hình thành vùng đất Phan Thiết - Bình Thuận chúng ta thấy rõ, vùng đất này xưa là đất Chiêm Thành. Phải đến năm 1653 thì Phan Thiết mới có người Việt sinh sống. Vì vậy ngôi nhà này không thể được hình thành từ năm 1449 được.
Về giả thuyết số nhà, từ năm 1975 về trước đường Nguyễn Văn Trỗi chỉ là đường nhỏ, dài khoảng hơn một cây số, rất ít nhà dân, chủ yếu là các nhà lều chế biến nước mắm của các hàm hộ (tên gọi những người sản xuất nước mắm lớn tại Phan Thiết ). Các nhà lều thường có chiều rộng mặt tiền rất lớn, nên căn nhà trên con đường này không thể có số nhà nhiều lên đến con số 1449 được.
Giả thuyết khác có thể đây là số hiệu bưu chính hoặc số hiệu kinh doanh (giống số đăng ký kinh doanh ngày nay) của chủ nhân ngôi nhà. Tuy nhiên thông thường các cửa tiệm, hiệu buôn, hãng hay công ty thường khắc tên thương hiệu của mình lên ngôi nhà như Chánh Ngữ, Liên Thành, Hồng Hương, Hồng Sanh, ... chứ không ai khắc số hiệu bưu chính hay số hiệu kinh doanh lên mặt tiền ngôi nhà cả.
 |
Từ khi bà Ba mất, người cháu của bà ở TP.HCM thi thoảng Phan Thiết về nhang khói và chăm nom ngôi nhà. |
Từ những vô lý về các giả thuyết nói trên đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về ngôi nhà này.
Tìm đến ông M.C.T là người đồng thừa kế, đang trực tiếp quản lý ngôi nhà. Ông T cho chúng tôi biết, mảnh đất xây dựng ngôi nhà này có nguồn gốc từ xưa là tài sản thừa kế của bà nội ông mang họ Dương. Sau khi lập gia đình với ông nội ông - họ Mai thì ông bà nội ông sinh sống tại đây.
Cũng như đa số người dân sống trong khu vực này, ông bà nội ông làm nghề buôn bán nước mắm đựng trong các tĩn bằng sành chở bằng ghe ra miền Trung và miền Bắc bán. Đến năm 1923 sau khi dành dụm đủ tiền, ông bà nội ông mới tiến hành xây dựng lại căn nhà như ngày nay.
Sau khi ông bà nội mất thì cô của ông T là bà Ba sinh sống tại căn nhà này, làm nghề buôn bán tạp hóa ra đảo Phú Quý và mua nông sản từ Phú Quý về Phan Thiết bán lại.
Về con số 1449, ông T nói cũng không xác định chính xác lắm, nhưng ông có nghe nói con số đó là thời điểm đánh dấu năm 1449 là năm khởi đầu của dòng họ ông bà tổ tiên ông ở Quãng Ngãi. Ông T chỉ biết đó là tổ tiên mình chứ không biết chính xác tổ tiên là phía ông nội hay bà nội ông, tức họ Dương hay họ Mai. Ông T cũng xác nhận với chúng tôi dù đó là họ Mai hay họ Dương thì con cháu họ Mai của ông vẫn tự hào và giữ gìn, thờ phụng suốt đời.
Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu chúng tôi có nghe một người bà con gần của bà Ba tên M.T.Đ nói rằng, lúc nhỏ có nghe người lớn nói số 1449 là số tiền gia đình bà Ba xây dựng căn nhà này. Họ ghi số tiền này lên để kỷ niệm và để đời sau biết giá trị của căn nhà.
Năm 1923 thời Khải Định, đất Bình Thuận thuộc xứ Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp. Năm 1923 cũng là thời điểm Ngân hàng thuộc địa Đông Dương phát hành tờ giấy bạc mới, tiền dùng chung cho 3 nước Đông Dương, ghi bằng 3 thứ tiếng Hán - Việt - Miên. Qua tham khảo tài liệu, năm 1923, ngân sách thuộc địa toàn xứ Nam Kỳ chỉ khoảng 13 triệu đồng thì so với số tiền 1449 đồng để xây dựng một căn nhà ở quả là khá lớn. Tuy nhiên, việc ghi số tiền xây dựng nhà lên mặt tiền cũng là một chuyện lạ và bà Đ cũng xác nhận rằng đây chỉ là thông tin bà nghe nói chứ không chắn chắn.
Xem ra có quá nhiều giả thuyết để lý giải và thực tế con số 1449 trên ngôi nhà số 38 đường Nguyễn Văn Trỗi - Phan Thiết vẫn còn là điều bí ẩn.

Đại gia mù lấy 3 vợ, xây biệt thự to nhất phố biển Phan Thiết
Ở Phan Thiết, vào cuối thế kỷ 20, ai cũng biết hoặc nghe nói đến rạp hát Hồng Lợi và ngôi biệt thự mang kiến trúc Pháp rất đẹp tại đường Phan Chu Trinh. Nhưng ít ai biết, chủ nhân của nó là một người đàn ông mù.
" alt=""/>Bí ẩn con số 1449 trên mặt tiền ngôi nhà cổ tại Phan Thiết