
Ảnh minh họa.
![]() |
Crème brûlée (Pháp): Đây là món tráng miệng được yêu thích nhất nước Pháp, với phần bánh trứng béo ngậy, phủ một lớp caramel giòn có màu nâu bắt mắt. |
![]() |
Dadar gulung (Indonesia): Trong tiếng Indonesia, dadar nghĩa là bánh kếp, còn gulung nghĩa là cuộn. Dadar gulung rất phổ biến ở Java, là bánh kếp màu xanh (từ lá dứa) cuộn ngoài đường dừa ngọt ngào. |
![]() |
Bánh nướng táo (Mỹ): Không có món nào đặc trưng cho Mỹ hơn là bánh táo. Bánh có nhân là táo tươi, bọc trong lớp vỏ giòn, thường được ăn kèm kem tươi, kem vani lạnh hay phô mai cheddar. |
![]() |
Bánh nướng táo (Mỹ): Không có món nào đặc trưng cho Mỹ hơn là bánh táo. Bánh có nhân là táo tươi, bọc trong lớp vỏ giòn, thường được ăn kèm kem tươi, kem vani lạnh hay phô mai cheddar. |
![]() |
Baklava (Thổ Nhĩ Kỳ): Là một trong những đặc sản của Thổ Nhĩ Kỳ, baklava gồm nhiều lớp bột mỏng với hỗn hợp các loại hạt giã nhỏ ở giữa. Các lớp kết dính với nhau nhờ si-rô hoặc mật ong. |
![]() |
Kem gelato (Italy): Các đường phố của Italy đầy rẫy cửa hàng bán gelato, kem phiên bản Italy với vị mềm mịn hơn kem kiểu Mỹ. Gelato có rất nhiều hương vị, như mâm xôi, hạt dẻ cười, rum và chocolate. |
![]() |
Syrniki (Nga): Người Nga đặc biệt thích syrniki, một loại bánh kếp làm từ quark (sản phẩm sữa làm từ phô mai có vị tương tự kem chua). Bánh được rán lên, ăn kèm mứt, sốt táo, kem chua hoặc mật ong. |
![]() |
Mochi (Nhật Bản): Tên loại bánh này bắt nguồn từ mochigome - một loại gạo nếp. Gạo được nấu chín, giã mịn và sau đó nặn thành hình tròn, với nhiều loại nhân khác nhau như đậu đỏ, trà xanh, kem… Mochi được làm và bày bán quanh năm, phổ biến nhất là vào dịp năm mới. |
![]() |
Pastelitos (Argentina): Thường được ăn vào ngày Độc lập của Argentina, pastelitos là bánh nướng với nhân mộc qua hoặc khoai lang, rán giòn và rắc thêm đường trang trí. |
![]() |
Bánh nướng banoffee (Anh): Món tráng miệng tuyệt vời này được làm từ chuối, kem, kẹo bơ cứng, đôi khi có thêm chocolate hoặc cà phê. |
![]() |
Kẹo râu rồng (Trung Quốc): Đây không chỉ là món tráng miệng mà còn là một nghệ thuật thủ công truyền thống của Trung Quốc. Kẹo râu rồng có dạng như những chiếc kén màu trắng, được làm chủ yếu từ đường và mạch nha, cho thêm lạc, vừng và dừa. |
![]() |
Gulab jamun (Ấn Độ): Gulab jamun là một trong những món tráng miệng được yêu thích nhất ở Ấn Độ. Được mô tả giống như bánh donut nhúng si-rô ngọt, gulab jamun làm từ bột sữa và được rán trong ghee - một loại bơ. |
![]() |
Sachertorte (Áo): Sachertorte là món bánh chocolate không quá ngọt, được Franz Sacher sáng tạo ra vào năm 1832. |
![]() |
Lamingtons (Australia): Lamingtons là bánh xốp vàng được làm hình vuông, phủ chocolate và rắc bột dừa. |
![]() |
Skyr (Iceland): Skyr đã là một phần ẩm thực Iceland trong hàng nghìn năm. Món tráng miệng giống như sữa chua này được ăn lạnh với sữa, đường và hoa quả. |
![]() |
Koeksisters (Nam Phi): Thường được ăn lúc uống trà, koeksisters là món tráng miệng được làm từ các dải bột xoắn lại, rán giòn và sau đó nhúng vào si-rô đường lạnh. |
![]() |
Makowiec (Ba Lan): Món bánh này thường được làm vào các dịp lễ hội ở Ba Lan, gồm vỏ bánh mì lên men ngọt, với nhân làm từ hạt hoa anh túc, đôi khi có thêm kem phủ trang trí. |
(Theo Zing.vn)
" alt=""/>Những món tráng miệng nhìn là thèm trên thế giớiẢnh minh họa: Kami Kohani Dds
Thói quen này khiến móng tay của bạn nham nhở và nguy cơ hình thành sâu răng. Đó là khi các mẩu móng tay mắc kẹt giữa kẽ răng. Lâu dần, giữa các răng sẽ hình thành khoảng trống - chỗ tích tụ mẩu thức ăn thừa.
Vắt nước cốt chanh vào nước uống
Chanh khiến nước lọc có hương chua mát, dễ uống hơn. Tuy nhiên, nếu bạn duy trì hành động này đều đặn sẽ gây hại vì axit trong trái cây có thể làm mất men răng.
Đánh răng quá mạnh
Chải mạnh bằng bàn chải lông cứng làm hỏng răng và gây hại cho nướu. Để tránh gây kích ứng nướu và sâu răng, hãy dùng bàn chải lông mềm trong hai phút, đánh nhẹ nhàng.
Mở miệng khi ngủ
Nếu ngáy hoặc thở bằng miệng vào ban đêm, bạn không chỉ làm chảy nước dãi ra gối mà còn có nguy cơ làm hỏng răng. Khoang miệng nhanh chóng bị khô, dẫn đến bệnh về nướu và sâu răng.
Nhai tăm xỉa răng
Tăm có vẻ là một công cụ hữu ích để loại bỏ những phần thức ăn cuối cùng trong kẽ răng nếu bạn không dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, tăm sẽ khiến các kẽ răng trở nên rộng hơn.
Ngoài ra, một số người có thói quen ngậm và nhai tăm gây hại về lâu dài. “Việc nhai hầu hết những thứ không ăn được là không nên”, bác sĩ Shahrooz Yazdani, Phòng khám nha gia đình Yazdani (Ontario, Canada), chia sẻ.
Luôn ăn vặt
Việc bạn ăn vặt liên tục không chỉ có hại cho vòng eo mà còn tác động tiêu cực đến màu răng. Khi đó, răng của bạn được ngâm trong axit nhiều. Thông thường, mọi người ít khi đánh răng sau bữa ăn nhẹ nên răng sẽ có nhiều nguy cơ bị sâu.
Nhai kẹo cao su có đường
Nhai kẹo cao su sau bữa ăn có thể làm hơi thở thơm tho, nhưng nếu kẹo vẫn có đường, bạn đang gây hại cho răng. Khi bạn có thói quen này trong một thời gian dài, sẽ có nguồn cung cấp đường liên tục cho vi khuẩn gây sâu răng.
Kẹo cao su không đường chính là giải pháp thay thế giúp giảm nguy cơ suy yếu răng.
Uống nhiều cà phê
Ảnh minh họa: CBS
Cà phê giúp bạn sảng khoái vào buổi sáng, nhưng axit trong loại đồ uống này có thể gây hại cho men răng.
Theo các chuyên gia, bạn có thể uống cà phê trong bữa ăn nhẹ lành mạnh có nhiều chất xơ. Bạn nên uống cà phê pha loãng, nhờ đó, lượng axit cũng giảm và ít bám dính trên răng của bạn.
Uống nước ngọt
Nước ngọt có nhiều tác hại không tốt cho cơ thể như làm tăng cân, gây ra một số bệnh nội tạng và hại răng.
Khi bạn uống nước ngọt, đường, axit và vi khuẩn tích tụ trong miệng. Bạn nên súc miệng nửa giờ sau khi uống để ngăn ngừa sâu răng.
An Yên(TheoBestlife)
Dù bạn có sử dụng bàn chải điện, kem đắt tiền, răng của bạn vẫn ố vàng, ngả đen do một số thói quen.
" alt=""/>Các hành động vô tình khiến răng sâu hỏng khó chữaBác sĩ cho biết, với tình trạng này, việc cho bé uống canxi hay các loại thực phẩm chức năng tăng chiều cao gần như không có tác dụng, thậm chí còn có hại, nếu lạm dụng có thể gây tổn thương thận, gan, cứng xương, cường giáp, các bệnh tim mạch…
Sau khi được bác sĩ chỉ định tiêm hormone tăng trưởng và theo dõi, điều chỉnh liều lượng tiêm trong một năm, bé D. đã cao thêm 12cm.
BSCK1 Trần Thị Ngọc Anh - khoa Nội tiết Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, những trẻ cao ít hơn 4cm/năm, nhất là trong giai đoạn từ 5-8 tuổi, là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng.
Hầu hết trẻ không có biểu hiện gì đặc biệt, ngoài việc không cao lên hoặc cao rất chậm. Tuy nhiên, trẻ thiếu hormone tăng trưởng nặng có thể có những dấu hiệu như giảm sản vùng mặt giữa (tạo nên gương mặt giống búp bê), tay chân nhỏ, bộ phận sinh dục nam nhỏ, có thể thường xuyên mệt mỏi…
Chính vì việc khó nhận biết hoặc lơ là của phụ huynh mà nhiều trẻ qua tuổi dậy thì mới phát hiện bị chậm tăng trưởng chiều cao.
Thanh Hoa (20 tuổi) khá xinh nhưng chỉ cao 1m45, không đủ điều kiện để vào ngành hàng không như mơ ước. Cô quyết định nghe theo “bác sĩ mạng” mua một loại thuốc được quảng cáo “sẽ cao thêm 4-10cm trong 10 tuần” với giá gần 1 triệu đồng, bất chấp loại thuốc này có được kiểm nghiệm hay không.
Uống hết đợt thuốc, chiều cao của cô không tăng mà còn thường xuyên thấy mệt mỏi, nhức đầu.
Với những trường hợp như Thanh Hoa, bác sĩ Ngọc Anh cho biết, mặc dù xác định thấp còi do thiếu hormone tăng trưởng nhưng phát hiện quá muộn, quá tuổi dậy thì nên việc điều trị bằng thuốc sẽ không có tác dụng.
Theo BSCK2 Võ Đức Chiến - Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, việc tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao nhằm phát hiện kịp thời những trẻ đang gặp vấn đề thiếu hormone. Trong 8 năm thực hiện tầm soát miễn phí cho hơn 2.400 trẻ, bệnh viện đã chẩn đoán được hơn 200 bé thiếu hormone tăng trưởng.
Thông thường, những trẻ này có thể được chỉ định tiêm hormone. Trong quá trình điều trị, trẻ sẽ được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mức độ hiệu quả của việc tiêm và có thể điều chỉnh liều lượng khi cần thiết.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên tự ý bổ sung hormone tăng trưởng cho con khi không có chỉ định của bác sĩ, bởi sẽ có nhiều hệ lụy như thừa hormone có thể dẫn đến u tuyến yên, to đầu chi, tăng tần suất bị đái tháo đường, tim mạch, u ác tính đường tiêu hóa hoặc có thể gây ra khối u giả trong não.
" alt=""/>Uống thuốc tăng chiều cao 'như ăn cơm', con vẫn thấp lùn